Nghệ sĩ thế giới

Ernesto Neto: Đan móc để sống chậm 08. 05. 12 - 6:55 am

Phạm Phong lược dịch

 

.

 

NEW YORK, NY.- Trong triển lãm Chậm là tốt (từ 14. 4 đến 25. 5. 2012, tại Tanya Bonakdar Gallery, New York), Ernesto Neto trình bày một loạt sắp đặt màu sắc rực rỡ, làm bằng những mạng móc polypropylene và polyester, treo từ trần xuống, chỉ cách sàn chừng vài tấc.

.

 

.

 

.

 

Đối trọng với những mạng móc lớn là những túi bóng nhựa, bọc trong lưới thành nhiều hình dạng khác nhau, treo võng xuống hoặc để trên mặt đất… Tất cả biến gallery thành một mê cung, với những đoạn như thể đường hầm đầy màu sắc biến ảo.

.

 

.

 

.

 

Móc, từ hai năm nay, là thứ mà Neto chuyên chú vào. Anh đã biến một bộ môn thủ công của phụ nữ địa phương, từ quy mô nhỏ (những miếng lót ly, những tấm khăn trải) thành quy mô lớn hơn, rực rỡ hơn.

Neto dùng những yếu tố căn bản của một mạng móc: sợi, nút… như bút vẽ, màu vẽ, còn cả không gian gallery là tấm toan. Và bức tranh móc này mời gọi người xem bước vào, đi len lỏi, nhìn xuyên qua tấm màn màu: cam, xám, xanh, tím, lục, vàng… Khi đó, bạn cần phải định hướng lại chút xíu, do ranh giới giữa tác phẩm với bạn đã bị nhòa đi. Ranh giới nhòa, khiến mối liên hệ giữa bạn với đại lượng thời gian cũng như thay đổi: bạn đang bước vào một không gian, ở đó có thể sống chậm lại, để còn thở cho ra thở, và nghỉ ngơi.

.

 

.

 

.

 

Các sắp đặt này không chỉ mô phỏng tự nhiên, mà còn có cả những yếu tố của thiên nhiên được tác giả đặt vào: đá, cây cỏ, và cả nhện. Những chất liệu tự nhiên này được dùng như một loại “phong cảnh” cho cấu trúc của sắp đặt. Bản thân sắp đặt nhìn hao hao như những con amip hay vi trùng (qua kính hiển vi) trôi nổi trong không gian. Trộn nhiều thứ chất liệu với nhau cũng là mục đích của Neto. Và tổng hợp lại các mục đích đã nêu: xóa nhòa ranh giới giữa tác phẩm với bạn, mời bạn bước vào “bụng” tác phẩm, làm rối định hướng của bạn, trộn bạn với những yếu tố thiên nhiên… Neto muốn nhắc nhở rằng: chúng ta là một phần của thế giới tự nhiên này.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả