Thị trường

Đấu giá: Từ kim cương tới Coca-Cola, gì cũng mua 07. 05. 12 - 7:04 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

 

LONDON – Một nhân viên nhà đấu giá cầm một cái trâm cài áo bằng kim cương và ruby hình bông hoa trà cho các phóng viên chụp. Chiếc trâm ước lượng sẽ bán được từ 1.2 đến 1.5 triệu USD trong cuộc đấu giá hôm 14. 5. 2012 tới tại nhà Christie’s, Thụy Sĩ. Tên cuộc đấu giá là: Trang sức để Hy vọng – Bộ sưu tập của bà Lily Safra, diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Cả bộ sưu tập nếu bán được hết sẽ thu về hơn 20 triệu USD. Ảnh: Lefteris Pitarakis.

Lily Safra, chủ nhân của bộ sưu tập trang sức sắp đấu giá trên là một nhà từ thiện lớn, một nhà hoạt động xã hội. Sau bốn cuộc hôn nhân, bà trở thành người giàu thứ 701 của thế giới (theo Forbes 2009). Bà đóng góp rất nhiều cho các tổ chức từ thiện, y tế, giáo dục. Cuộc đấu giá lần này cũng là để lấy tiền làm từ thiện.

Lily Safra, chủ nhân của bộ “Trang sức để Hy vọng” còn là khách sộp của các nhà đấu giá lớn. “L'Homme qui marche I”, bức tượng bằng đồng to cỡ người thật của Giacometti đã trở thành bức tượng đắt giá nhất khi được Lily mua với giá 104.3 triệu USD tại nhà Sotheby London hồi tháng Hai, 2010. Trong ảnh: Hình ảnh “L'Homme qui marche I” - Người đi 1) trên tờ 100 Franc Thụy Sĩ (1998).

NEW YORK – Cũng nữ trang, một chiếc nhẫn kim cương hồng 9 carat cực hiếm thuộc tài sản của Huguette Clark, người thừa kế nhà kỹ nghệ đồng đỏ William A. Clark, được bán ra tại Christie’s, New York hôm 17. 4 với giá 15.762.500USD. Chiếc nhẫn được cho là của bà mẹ, và có lẽ tiền thu về cũng để làm từ thiện.

LONDON – Khắp nơi đấu giá; tại London, nhà Bonhams đang chuẩn bị cho cuộc đấu giá Nghệ thuật Ái Nhĩ Lan và Anh thế kỷ 20, diễn ra vào ngày 30. 5. 2012. Trong số tranh đem bán, có ba bức chưa từng xem, chưa từng xuất hiện trong catalogue của họa sĩ nổi tiếng Sir Stanley Spencer. Cả ba đều là tranh phong cảnh, diễn tả cảnh làng Cookham, nơi Spencer sinh ra và sống gần hết cuộc đời; đó là bức “Cookham Reach and Barley Hill” – Khúc sông Cookham và đồi Barley (ước lượng 20.000 - 30.000 bảng), “Black Butts” (ước lượng 20.000 – 30.000 bảng) và “Bellrope Meadow” – Trảng có Bellrope (ước lượng 25.000 – 35.000 bảng). Hai bức đầu là Sir Stanley Spencer tặng người anh Percy, bức thứ ba là tặng cho vợ người bạn thân. Cả ba bức đều thuộc về tài sản của người cháu Pamela Spencer (đã mất) của họa sĩ (sao lại thế nhỉ?). Trong ảnh, bức “Cookham Reach and Barley Hill”.

LONDON – Hồi 29. 3 vừa qua, cũng nhà Bonhams đã bán được một bức của Gerhard vẽ hồi 1983, với giá ngất ngưởng là 133.250 bảng, tại cuộc đấu giá Đương Đại II. Bức này lúc ước lượng chỉ dám nghĩ chừng 15.000 – 25.000 bảng, có ngờ đâu… Một bức tranh in “Dollar Sign” của họa sĩ Mỹ Andy Warhol, vẽ ký hiệu của đồng đô-la (cái này Andy vẽ la liệt, vì ông bảo “Tôi thích nhìn tiền treo trên tường) cũng bán được với giá 44.450 bảng. Bức này đầu tiên được vẽ trên một cái khăn tay, Andy đem tặng bạn vào năm 1981. Khi ước lượng nghĩ “chỉ” bán được với giá 20.000 – 30.000 bảng.

LONDON – Nhà Christie’s làm việc đúng là đáng nể, giờ này mà đã chuẩn bị xong cho phiên đấu giá Andrew Wyld: Nhà buôn tranh Sừng sỏ (Connoisseur Dealer), giới thiệu bộ sưu tập của Andrew Wyld (1949 - 2011), tôn vinh thời hoàng kim của tranh màu nước Anh. Sẽ có hai phần của phiên đấu giá. Phần một diễn ra vào 10. 7. 2012, phần hai là 18. 7. 2012. Trong ảnh: bức màu nước “Rome nhìn từ Villa Mellini” của John Robert Cozens (1752-1799), có giá ước lượng 100.000 -150.000 bảng.

LONDON- Tháng vừa qua, Sotheby’s London mới lập kỷ lục khi một bức trừu tượng của Nejad Melih Devrim (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bán được với giá 735.650 bảng, (tức 1.191.000 USD) cho một người đấu giá giấu mặt. Người này đã thắng ít nhất ba người khác. Tất cả cùng đấu trên điện thoại (lạ nhỉ!). Bức tranh vì thế thành “top” của phiên đấu giá nghệ thuật Đương đại Thổ Nhĩ Kỳ.

Những bức kể trên chỉ đạt đến hàng chục nghìn, trăm nghìn bảng. Trong khi đó, bức “Tiếng Thét” của Edvard Munch, như trên hình, đang được nhân viên nhà Sotheby's cẩn thận treo lên (chuẩn bị cho đấu giá vào 2. 5. 2012 tại phiên đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Ấn tượng ở New York) được ước lượng có giá 80 triệu USD. Bức tranh bằng pastel này là một trong bốn bức cùng bố cục, vẽ từ năm 1895. Ảnh: Kirsty Wigglesworth

Thế cuối cùng chủ nhân mới là ai? Và tranh có bán được vơi giá khủng khiếp kia không? VNE đã dịch sẵn cho bạn bài này, li kì.

DENVER, PA – Nhưng người ta không chỉ hào hứng mua tranh, bằng chứng là hôm 17. 3. 2012, đông nghẹt người đã tụ tập tại nhà đấu giá Morphy để đấu những món thuộc bộ sưu tập của ngài Frank Zygmunt Sr. quá cố (mất năm 2007). Đây là người buôn và sưu tập máy nghe nhạc cổ, máy giật xèng, máy bán hàng tự động lớn nhất thế giới. Trong những món đem ra đấu giá, có cả những món đồ thuộc Coca-Cola thời sơ khai, những quảng cáo xưa…, tất cả bán được 942.000 USD. Trong ảnh, một món đá chạm có chữ Coca-Cola làm hồi1904 có giá 22.800USD.

 

Ý kiến - Thảo luận

9:17 Monday,7.5.2012 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien: dạo này bạn rất siêng cmt, nhưng không chịu đọc kỹ bài, Soi có dẫn link từ VNE phía dưới hình mà. :-)
...xem tiếp
9:17 Monday,7.5.2012 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien: dạo này bạn rất siêng cmt, nhưng không chịu đọc kỹ bài, Soi có dẫn link từ VNE phía dưới hình mà. :-) 
9:11 Monday,7.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...bức “Tiếng Thét” của Edvard Munch, như trên hình, đang được nhân viên nhà Sotheby's cẩn thận treo lên (chuẩn bị cho đấu giá vào 2. 5. 2012 tại phiên đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Ấn tượng ở New York) được ước lượng có giá 80 triệu USD..."

ỐI zời, bức này bán xong rùi, có zá chốt rùi, sao anh Phong chị Soi còn lên tin nì, hỉ?

Hay chị SOi ém tin của anh Phong
...xem tiếp
9:11 Monday,7.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...bức “Tiếng Thét” của Edvard Munch, như trên hình, đang được nhân viên nhà Sotheby's cẩn thận treo lên (chuẩn bị cho đấu giá vào 2. 5. 2012 tại phiên đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Ấn tượng ở New York) được ước lượng có giá 80 triệu USD..."

ỐI zời, bức này bán xong rùi, có zá chốt rùi, sao anh Phong chị Soi còn lên tin nì, hỉ?

Hay chị SOi ém tin của anh Phong từ tuần trước...

Lượt-thượt ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cuối cùng không nhịn được nữa, tôi phải nói ra tên những kẻ đốt tôi đây…

Bài phỏng vấn độc quyền ông Cột Nhà Cháy của phóng viên Đen Nhẻm, báo Bồ Hóng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả