Ở Đâu - Làm Gì

22. 5: Tò mò quá video PHÁP GIỚI 21. 05. 12 - 4:26 pm

Phạm Quang Hiếu

.

 

PHÁP GIỚI
Triển lãm tương tác video của Phạm Quang Hiếu

Khai mạc: 19h thứ Ba ngày 22. 5. 2012
Từ 23. 5 đến 25. 5. 2012
Studio 3 – 1/2 ngõ 99 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

 

Một trong tất cả, tất cả trong một.
Một tất cả, tất cả một.

Trong đạo Phật, khái niệm Pháp giới có nhiều cách hiểu, nhưng căn bản thì có hai: Pháp giới tức Thế giới như thực hay Thực tại như thực của các sự vật, hiện tượng; Pháp giới tức cảnh giới, tâm thế, hoàn cảnh mà một chúng sinh đang ở trong đó.

Với khát vọng chứng đạt giác ngộ tối thượng và học hỏi Bồ tát hạnh, Thiện Tài Đồng Tử, một nhân vật trong kinh Hoa Nghiêm, sau khi học hỏi nhiều vị thiện tri thức khác nhau, đã gặp Bồ tát Di Lặc và được ngài dùng thần lực đưa vào một tòa lầu các, một cảnh giới phi thường… và Thiện Tài thấy:

Lầu các rộng rãi bao la cũng đồng như hư không. Mặt đất được dát bằng vô số cẩm thạch đủ loại, và ngay giữa lầu các có vô số cung điện, vô số cửa lớn, vô số cửa sổ, vô số thềm cấp, vô số lan can, vô số đường đi, tất cả đều được làm bằng bảy báu. Lại có vô số phướn, lọng, dây giăng, lưới, đủ loại màn buông, cũng làm bằng vô số các thứ châu báu…. Và phía trong lầu các rộng lớn, huy hoàng tráng lệ này cũng có hàng trăm nghìn vô số lầu các, mỗi lầu các đó cũng huy hoàng tráng lệ như lầu các chính, và cũng rộng lớn như hư không. Và hết thảy vô số lầu các này, không đứng riêng rẽ với nhau; mỗi cái y nguyên bản vị tồn tại của nó trong sự hòa điệu toàn diện với tất cả lầu các khác; ở đây, không có gì cản trở lầu các này hỗn nhập lầu các nọ, riêng và chung; có một trạng thái hỗn giao toàn diện, nhưng hoàn toàn có trật tự. Thiện Tài đồng tử thấy mình trong hết thảy các lầu các, cũng như trong mỗi một lầu các, trong cái một bao hàm tất cả và tất cả bao hàm một… ” (trích Kinh Hoa Nghiêm)

 

.

 

Bản chất thật của các sự vật, hiện tượng là gì? Đó là một câu hỏi ám ảnh nhiều người, trong đó có tôi, khi mà có quá nhiều cách nhìn, cách cảm, cách lý giải, quan niệm… của con người đối với mỗi một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Liệu đằng sau, hay ở bên trong những đám mây đa sắc của hiện tượng có tồn tại một sự thật chung nào không? Hay chẳng có sự thật nào cả?

Với tác phẩm trong triển lãm này, mang một chủ đề thuộc Phật giáo (tôn giáo mà tôi vô cùng biết ơn), tôi muốn đưa ra một hình tượng có thể dung chứa được cả sự đơn giản đến tột cùng lẫn sự phức tạp phong nhiêu đến vô tận, để qua đó phần nào lý giải những câu hỏi trên, và đồng thời khoét một lỗ nhỏ trên bức màn huyền bí, “bất khả tư nghì” vây quanh Phật giáo. Dĩ nhiên, ai dòm thấy cái gì không phải là điều mà tôi có thể tiên lượng!

 

Tháng 5. 2012

Phạm Quang Hiếu

 

*

Bài liên quan:

– 22. 5: Tò mò quá video PHÁP GIỚI
– Xem Pháp Giới: Khi không muốn người ta hiểu…

– Gửi Kit & Kat: Khộng chỉ “nhõn một cái đạp”


Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả