Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp” 29. 05. 12 - 8:13 am

Trích lời giới thiệu của nhà phê bình Phan Cẩm Thượng. Ảnh: Tịch Ru

 

.

 

NGUYỄN NHƯ ÝGương mặt điêu khắc Việt Nam đương đại

Khai mạc: 17h thứ sáu ngày 25. 5. 2012, kéo dài đến 30. 5. 2012
Tại Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội)

 

Các bạn đã xem bài về khai mạc triển lãm. Còn đây là một số tác phẩm trong triển lãm, với text là từ lời giới thiệu của nhà phê bình Phan Cẩm Thượng.

NY20 Tượng gốm + đá + vỏ ắc quy. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Nguyễn Như Ý (Ý điên) sinh năm 1970, tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ từ trường đại học mỹ thuật Hà Nội. Dưới góc độ giáo dục của nhà trường, Ý được coi là trường hợp rất khác thường, mặc dù nơi đây không ít sự khác thường như vậy, và người ta đành chiếu cố cho Ý ra trường mà thôi.”

NY30, nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý thích sống trong những cái tổ xây bằng củi hay đào hầm dưới đất, ăn những thứ mà người khác không ăn được,mặc áo bơi và đội mũ lặn đi nghênh ngang không kém gì Dali, và tạc tượng ở bất kì đâu, bán và cho với cái giá tương đương mớ rau.”

NY 17, tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Cả Hà Nội người ta chơi tượng của Ý, không phải vì nó quá rẻ mà vì nó có hồn có cốt, có cái ngây thơ và kinh dị, không ai nghĩ ra được. Về cả môi trường sinh thành lẫn nhà trường, không có gì tác động để hình thành một kiểu người như vậy.”

NY 18, nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên là con người tự nó, gần gũi với tự nhiên như một con thú hoang, biết làm nghệ thuật và rất thân thiện, một tính cách không ai dám như vậy.”

NY02. Tượng gỗ. Sưu tập: Trần Thanh Hà. “Người ta có thể lấy trường hợp tượng nhà mồ Tây Nguyên để giải thích trường hợp của Ý điên, dù không ổn lắm, và Ý cũng không từng biết Tây Nguyên là gì. Những người làm tượng nhà mồ ở Tây Nguyên đều không học ở đâu, hoàn toàn do truyền thừa và kinh nghiệm, do sự tiếp xúc với núi rừng và lòng xác tin nội tâm với thế giới kia. Ý điên không có những cái này, chỉ có những hình thù nửa người nửa ma là gần giống, nhưng thực ra tượng nhà mồ Tây Nguyên có các hình thức về con người và động vật rất rõ ràng, đôi khi hình thể được nâng đến mức siêu hình.”

NY28. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Tượng của Ý điên thiên về kỹ thuật và hình thể bám theo một khối gỗ nguyên có phần hơi giống với điêu khắc Tây Nguyên, nhưng về tinh thần là khác hẳn. Chúng sinh ra không bởi tín ngưỡng nào, cũng không phải mục đích dành cho người chết, chúng là phần tâm hồn khiếp sợ và hài hước trước cuộc sống của một người như Ý và là cái nhìn thơ ngây của một người dại dột trong cái thế giới này.”

NY32. Nhóm tượng gốm. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Nếu đọc nhật ký của Ý, người ta thấy rằng anh không điên, trái lại nhận thức mọi việc hết sức tỉnh táo, trong đó cả nhận thức nghệ thuật. Ý viết rằng: làm ra quái dị là lừa bịp. Cuộc sống chả có gì quái dị cả, chúng ta che đậy nó, chỉ dám phô bầy những cái đúng mức, thông thường, thông dụng, không dám sống thật với bản thân mình, nên những điều mập mờ ấy gọi là quái dị. Suốt ngày chúng ta nói dối, như một văn hào đã nói, người ta nói dối ngay cả khi ăn, khi mặc, khi ngủ, khi nằm mơ, khi không nói gì thì biểu hiện thái độ không thật.”

NY27. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên không chút dối trá nào trong con người mình, anh không phải nói vừa lòng ai, không xin xỏ ai, không châm chọc ai, mà chỉ sống theo đúng cách mình. Đó chính là lý do Ý gặp hết tai nạn này đến tai nạn khác, không may này đến không may khác, và cũng là lý do người ta quý mến, dù ít muốn gần anh.”

NY33. Chân dung sơn dầu. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên giống như một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết của Dostoiepsky, mặc dù hoàn cảnh Việt Nam hoàn toàn khác. Các mâu thuẫn xã hội ở đây cũng thường trực nhưng không khắc nghiệt và đẩy đến tận cùng như xã hội Nga. Cái đó làm cho văn nghệ cũng cầm chừng, không ai đi đến tận cùng bản chất nhân văn.”

NY16. Tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Ý điên tất nhiên không nằm ngoài hiện tượng trên, vì anh chỉ có bản năng, mà không có vốn sâu xa nào về văn hóa, không có ý tưởng nào đáng kể cả. Anh chỉ là người sống thật, có sức khỏe và sức sáng tác thật sự, có niềm mê đắm với mọi hình khối của mình, tới mức điên rồ.”

NY34. Nhóm tượng gỗ. Sưu tập: Phạm Đức Sĩ. “Và con đường của Ý điên cũng không học từ đâu, không ai học lại, nó là một thứ cánh cụt của đời sống nghệ thuật vốn đa dạng phức tạp, nhất định không đi chung đường với ai. Trường hợp của Ý điên làm cho người ta suy nghĩ về lối sống và tính cách nhiều hơn suy nghĩ về nghệ thuật. Cái đọng lại vẫn là niềm vui đơn giản, be bé toát lên từ những bức tượng, đôi chút huyền hoặc.”

 

Như Ý rất hạnh phúc trong vòng tay của bạn bè đồng nghiệp. Lâu lắm rồi mới thấy một triển lãm cảm động như vậy. Ý điên vẫn cứ chất phác hềnh hệch cười đùa với mọi người. Nói thế cũng đã nhiều rồi, các bạn phải đến xem đi nhé. Nếu được gặp Ý điên thì nhớ xin tác giả một bức chân dung nhé… triển lãm kéo dài từ ngày 25 đến 30 tháng 5.

 

*

Bài liên quan:

– Ý “điên” – Triển lãm tác phẩm hồi cố, liệu tác giả có “tái xuất giang hồ”?
– Nhân sinh tại thế bất xứng Ý *

– Triển lãm của Như Ý: Chưa bao giờ cảm động như thế

– Nguyễn Như Ý: “Làm ra quái dị là lừa bịp”

– Hãy nói thật với nhau đi, tượng của Ý thật đặc biệt!


Ý kiến - Thảo luận

17:02 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Bạn ECYK lại lắm chuyện rồi.
Tớ thấy thầy Thượng dùng từ "anh ta" ở đây không có vấn đề gì cả. Từ "anh ta" thể hiện sự quan sát có khoảng cách, không quá thân mật, (cũng có thể) vì thế sẽ tỉnh táo hơn, khách quan hơn.
...xem tiếp
17:02 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Bạn ECYK lại lắm chuyện rồi.
Tớ thấy thầy Thượng dùng từ "anh ta" ở đây không có vấn đề gì cả. Từ "anh ta" thể hiện sự quan sát có khoảng cách, không quá thân mật, (cũng có thể) vì thế sẽ tỉnh táo hơn, khách quan hơn. 
15:45 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nhân thầy Thượng zùng chữ TA hơi-bị lơ-là thành ra đáng-sợ-quá-ta, nhà cháu thử liệt kê ra đây thêm 1 loạt các cụm zanh từ hay được zân-ta zùng với chữ "TA", thấy có nhiều cụm "TA" đáng yêu phết, lại có cụm "TA" đáng ghét, có cụm đáng zận, có cụm đáng đánh:

Cụ ta
Thầy ta
Ông ta
Bà ta
Bác ta
Chú ta
Cậu ta
Chị ta
Cô ta
Mợ ta
Nàng ta (iêu ghê)
Bồ ta (iêu
...xem tiếp
15:45 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nhân thầy Thượng zùng chữ TA hơi-bị lơ-là thành ra đáng-sợ-quá-ta, nhà cháu thử liệt kê ra đây thêm 1 loạt các cụm zanh từ hay được zân-ta zùng với chữ "TA", thấy có nhiều cụm "TA" đáng yêu phết, lại có cụm "TA" đáng ghét, có cụm đáng zận, có cụm đáng đánh:

Cụ ta
Thầy ta
Ông ta
Bà ta
Bác ta
Chú ta
Cậu ta
Chị ta
Cô ta
Mợ ta
Nàng ta (iêu ghê)
Bồ ta (iêu phết)
Người yêu ta (cũng iêu)
Hắn ta
Sếp ta (sợ phết)
Thủ trưởng ta
Bọn ta
Chúng ta
Bạn ta
Hội ta (thân thương phết)
Làng ta
Vườn ta
Bàn ta
Chiếu ta
Trường ta
Tranh ta
Tượng ta
Mỹ thuật ta
Đời ta
Quê ta
Đất ta
Trời ta
Biển ta
Đảo ta
...

Bao-la ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả