Khác

Đọc báo đến 4. 8. 2012 04. 08. 12 - 6:45 pm

SOI tổng hợp

 1.
Sau buổi ra mắt sách Nghệ thuật Việt Nam Đương đại của cô Bùi Như Hương và anh Phạm Trung hôm 28. 7 tại Hà Nội, báo có đăng bài bà Tôn Nữ Thị Ninh đánh giá cao sách Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Theo bà, sách nên dịch thêm ra tiếng Pháp. Và theo bà, “sách (này) có nhiều tranh luận đích thị là cuốn sách hay”.

Tác giả Bùi Như Hương giới thiệu sách

 

2.
Cũng về cuốn sách của chị Hương và anh Trung, Thanh Niên có bài này viết tuy ngắn nhưng hay: Sứ giả của nghệ thuật đương đại, lại có cả đoạn tả anh Đào Anh Khánh mặc đồ xanh lè như một con sâu rau, rất là gợi hình!

3.
Bài này, Ý nghĩa của bụi về triển lãm Bụi của Phương Linh, thì chán. Đọc vừa khô, vừa điệu, vừa trầm ngâm không đáng, thành ra không làm người ta liên kết được các triển lãm của Phương Linh về Bụi, cũng như không làm người ta hiểu thêm gì về cô sau những triển lãm này.

4.
Có bạn thắc mắc triển lãm Du cư Đô thị tại Mai Gallery là về cái gì. Thì đây, có một bài, Du cư đô thị từ góc nhìn nghệ thuật (tên bài hay nhỉ, dự án nghệ thuật mà không nhìn từ góc nhìn nghệ thuật thì từ góc nhìn tài chánh à?). Để xem ảnh thôi, chứ đọc text thì có cảm giác người viết không nắm gì về triển lãm cả, đơn thuần là cắt dán từ thông cáo báo chí của triển lãm. Thế mà cũng ký tên người viết là “Bình Yên” mới sợ chứ. Ngày xưa, khi đạo đức chưa suy đồi thì vẫn gọi là “đạo” đấy!

5.
Có cái tin vui nho nhỏ đây: Thiếu nhi Việt Nam đạt giải thưởng lớn về vẽ tranh tại Trung Quốc. Chúc mừng các bé!

 

“Xin hãy cứu tôi”, giải đặc biệt, tranh của bé Lê Diệu My, 11 tuổi

 

 6.
Dân Trí so với các báo khác thì dành cho Mỹ thuật nhiều chỗ ghê. Có nhiều triển lãm mới được đăng thông tin ở đây. Thí dụ như triển lãm Chuyện tình của lá và hoa của họa sĩ Tôn Thất Bằng tại Gallery Tự do – cái gallery hôm nọ nói chia tay làm mọi người sụt sùi, nhưng sau đó may quá, không hiểu sao vẫn tiếp tục tổ chức triển lãm, lại còn tổ chức nhiều hơn!

Tranh của Tôn Thất Bằng

 

7.
Dân Trí cũng có những bài về mỹ thuật thế giới rất bổ ích. Thí dụ bài Tâm hồn bi thảm của Van Gogh qua những bức tranh mà các bạn muốn tìm hiểu phong cách của danh họa nên đọc, hay bài này cũng vui: Tái hiện chín tầng địa ngục qua những mảnh ghép lego

Giá báo nào cũng có chỗ cho Mỹ thuật như Dân Trí nhỉ!

*
Về chân dung nghệ sĩ Việt, tuần qua có những bài sau:

8.
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Không vẽ thì phí 10 ngón hoa tay trời cho, cuối bài có box lời khen của nhà sưu tầm Lê Thái Sơn (vừa mất tuần qua). Bài này rất đúng “khẩu khí” của anh Vinh.

Bùi Chí Vinh vẽ Bùi Giáng ngồi xích lô do anh chở?

 

9.
Một bài đáng lẽ sẽ hay nhưng vì cái tội vừa viết vừa rưng rưng thương cảm hộ mà thành khó chịu, bài Họa sĩ Nguyễn Đình Thắng yêu say đắm… mèo và thiếu nữ. Nhưng kiểu gì cũng vẫn tốt, ít nhất có những bài viết về chân dung mỹ thuật, công việc của họa sĩ mới không bị quên lãng.

Tranh của Nguyễn Đình Thắng

 

10.
Còn đây là một họa sĩ mới, với chất liệu rất “độc”: Khát vọng của “họa sĩ nilon”. Nhưng tưởng Lê Thị Nga tận dụng nilon bỏ đi mà làm tranh cho đỡ hại môi trường thì còn hay, chứ cứ theo ước vọng của cô, “Khát khao nhất vẫn là sớm có được một xưởng sản xuất tranh và những sản phẩm ứng dụng bằng nilon để sớm đưa chất liệu sáng tạo mới này đến với đông đảo công chúng, ứng dụng trong cuộc sống”, thì… nguy quá. Nilon đến với quần chúng mức độ này mà chưa gọi là đông đảo sao Nga?

Nhân đây, bắt quả tang báo Sức khỏe & Đời sống cổ súy nilon nhé!

Họa sĩ Lê Thị Nga

 

11.
Báo Sức khỏe & Đời sống có lẽ chỉ nên tập trung vào sức khỏe, chứ nhập cuộc Mỹ thuật bằng những bài sai thực tế như Tranh biếm họa Việt “sống” cùng thời cuộc thì e rằng không nên. Muốn hỏi tác giả Hạnh Văn, những bức mà tác giả liệt kê trong bài (Miếng ghép ngược, Cá hóa thạch, Dòng sông đen) thì sâu sắc và hóm hỉnh ở chỗ nào ạ?

*

12.
Khoảng chục ngày qua, như một cơn bừng tỉnh, báo chí có hẳn một loạt bài nói về phim truyền hình Việt Nam – thể loại mà chúng ta ngỡ là đã diệt vong. Đầu tiên là bài Hoạt hình Việt ‘áo gấm đi đêm’ trên Vietnamnet, cho biết phim hoạt hình Việt mà các bạn sinh viên làm thì chỉ biết phổ biến trên mạng, phim nhà nước làm thì chỉ để xếp kho dù được đầu tư nhiều tiền ra phết, và lại có cả phim truyền hình làm nhân dịp đại lễ nghìn năm Thăng Long nhưng đại lễ thì không được xem.

“Cô bé bán diêm”, phim hoạt họa Việt Nam không do nhà nước làm

 

13.
Lỗi tại ai mà tiền thì mất, phim thì mất tăm? Báo Vietnamnet đi tiếp bài nữa, Thêm một thứ làm xong đắp chiếu vì quan liêu cho biết những thứ rất “kinh”:
– nghệ sĩ ở Hãng phim hoạt hình còn không được quyền phát ngôn, quảng bá
– vẫn chưa có 1 website quảng bá riêng cho các tác phẩm và tác giả của phim hoạt hình Việt Nam
– phim làm xong có khi nằm đắp chiếu, Fafilm thậm chí chẳng buồn quảng bá cho phim.

Trong bài này, phóng viên nói một câu rất liều, “phim hoạt hình trên các kênh truyền hình nước ngoài, nhiều khi chất lượng cũng không bằng phim VN”, không biết phóng viên xem phim hoạt hình nào của Việt Nam, và cụ thể so phim nào của nước ngoài với phim nào của Việt Nam mà nói thế?

14.
Cuối cùng, phóng viên làm rất bài bản là tìm đến một người có “quyền năng” – ông giám đốc hãng phim Hoạt hình Việt Nam. Khi hỏi sao không đưa phim Việt lên các trang xã hội, miễn phí như Youtube, ông nói, “Tại sao lại phải miễn phí và tại sao phải làm thế?”. Phải làm thế vì danh tiếng của những người làm ra chứ sao nữa ông! Tiền đã không có, danh cũng không có nốt là sao!

Nhưng buồn cười nhất là đọc cái box ở cuối bài…

 

Ý kiến - Thảo luận

10:39 Sunday,5.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Sáng CHủ nhật định đi Bờ Hồ yêu nước phát mà bị bố cản, nản ghê gớm, đành ziết-thì-zờ nhờ Soi cái.

Oái !!!!!!!!!!!!!

ZÌ đây nữa????????

1. "...Tên gọi đầy đủ của cuốn sách là “Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 – 2010”, được NXB Tri Thức xuất bản dưới dạng phiên bản tiếng Anh là “Vietnamese Art Contemporary”..."

Ri-ri cái zì? Vừa zịch lộn xồn
...xem tiếp
10:39 Sunday,5.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Sáng CHủ nhật định đi Bờ Hồ yêu nước phát mà bị bố cản, nản ghê gớm, đành ziết-thì-zờ nhờ Soi cái.

Oái !!!!!!!!!!!!!

ZÌ đây nữa????????

1. "...Tên gọi đầy đủ của cuốn sách là “Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 – 2010”, được NXB Tri Thức xuất bản dưới dạng phiên bản tiếng Anh là “Vietnamese Art Contemporary”..."

Ri-ri cái zì? Vừa zịch lộn xồn vừa thiến sót, nhẽ ra tên sánh biên sang Anh-Mỹ ngữ phải là: "Vietnamese Contemporary Art 1990 - 2010 "... có phỏng?

2. "...Giáo sư Cao Chi..."

Hí hí, ông nì có phải bác Cao Chi mô mà đích thị là bác sếp Chu Hảo, của chị họ bên ngoại nhà cháu, ạ.

3. "...Đến dự buổi ra mắt… họa sĩ THAN Poong, họa sĩ ĐÀM Anh Khánh..."

Tanh quá, cô có tên đệm là Thắm sao hóa thành THAN (đen-đủi nhề), còn chú bố chú họ là Đào mà làm sao đùn sang làm em họ với mít-tơ ĐÀM ngạch sâu-bít???

Chít chít, con lạy các cô các chú thông-tín-viên chiên za văn hóa của làng báo quê TA ạ. Các cô các chú chỉ nhõn tên tuổi với mặt mủi các văn nghệ sĩ làng TA, thử hỏi làm sao hoàn thành nhiệm vụ đánh ĐỊCH cho nó tử tế được, phỏng ạ?

4. "...bà Tôn Nữ Thị Ninh gợi ý 2 tác giả và giám đốc NXB Tri Thức Nnên tìm tới Trung tâm Văn hóa Pháp nhờ họ dịch sang bản tiếng Pháp bởi cũng rất nhiều người bạn Pháp quan tâm đến chúng ta..."

Hà hà, sáng kiến sáng kiến không nên định kiến rứa mà phải mở rộng sang Trung tâm Khổng Tử Tàu và nhờ các đồng-chí-sứ Tàu biên sang Hán ngữ vì bây chừ lãnh đạo Tàu đang háu háu đến đất ta zân ta văn ta tranh ta vân vân và vân vân nên việc biến sách Việt ngữ sang Hán ngữ vừa thêm 1 nguồn lợi tức nho nhỏ cho 2 cô chú tác giả lại vừa zúp quân ta tức-thì-là các nghệ-sĩ-làng-TA có thứ vũ khí thô sơ (nhưng sắc sảo) zắt lưng mỗi khi khi tung quân qua chiếc cầu biên zới còn có cái để zọa nghệ-sĩ-làng-ĐỊCH.


5. "...họa sĩ ĐÀM Anh Khánh nói: "Có thể có rất nhiều các nghệ sĩ khác đáng được giới thiệu, đáng được xuất hiện trong cuốn sách hơn nhưng đây là một dấu ấn riêng của 2 tác giả. Tôi NHẬN THỨC CHUNG..."

Ơ, lại vưỡn là em họ của mít-tơ Đàm phát biểu, mít-tơ-em nói cái ý của chính mít-tơ-em thôi, sao mít-tơ em lại vơ vào bảo là "tôi nhận thức CHUNG"...

chung là chung thế lào????

Mếu-máo ghê gớm ! 
9:55 Sunday,5.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Không vẽ thì phí 10 ngón hoa tay trời cho..."

Em thích thơ ngông của chú Vinh Bùi, nhưng tranh của chú Vinh Bùi tuy có-tí-vui nhưng mờ lành quá, ngây thơ như các bài tô bột màu của cung văn hóa nhi đồng làng cháu...chả "máu" chi ráo...

Mếu-máo ghê gớm !
...xem tiếp
9:55 Sunday,5.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Không vẽ thì phí 10 ngón hoa tay trời cho..."

Em thích thơ ngông của chú Vinh Bùi, nhưng tranh của chú Vinh Bùi tuy có-tí-vui nhưng mờ lành quá, ngây thơ như các bài tô bột màu của cung văn hóa nhi đồng làng cháu...chả "máu" chi ráo...

Mếu-máo ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả