|
|
|
|||||||||||||
Khác28. 7: Bùi Như Hương và Phạm Trung ra mắt sách mỹ thuật đương đại Việt (bản tiếng Anh) 26. 07. 12 - 7:01 pmThông tin từ tác giả
Ra mắt sách VIETNAMESE CONTEMPORARY ART (NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI) 1990 – 2010 Thời gian: 9h00 – 10h30 sáng thứ Bảy ngày 28. 7. 2012
1990 – 2010, hai mươi năm phát triển đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng đồng thời chứng kiến và đánh dấu sự phát triển bùng nổ về nghệ thuật, không chỉ hội họa hiện đại, mà bên cạnh đó còn có cả những thử nghiệm nghệ thuật mới như sắp đặt, trình diễn, pop-art, video-art, digital-art…, cái mà trên thế giới nói chung gọi là nghệ thuật đương đại – contemporary art (để tạm phân biệt với modern art của thời kỳ trước). Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có một số sách giới thiệu chung về nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, chủ yếu là về hội họa. Có thể thấy, mối quan tâm về nghệ thuật đương đại còn rời rạc, chưa được hình thành rõ nét, thiếu hệ thống. Dường như chưa có một ấn phẩm nào được xuất bản đề cập một cách khái quát, chuyên sâu những đặc điểm, sự kiện nghệ thuật, những cá nhân nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật đương đại Việt Nam thời gian qua. Cuốn sách Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010, phiên bản tiếng Anh (do Quỹ Trao đổi và phát triển văn hóa – Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội CDEF tài trợ kinh phí dịch), chính là nỗ lực của nhóm tác giả với mong muốn giản dị: trước hết là tập hợp thông tin, sau là bù đắp được phần nào những thiếu hụt kể trên của lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời, hy vọng có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của công chúng nghệ thuật. Với phần viết tổng quan về nghệ thuật đương đại Việt Nam và giới thiệu quá trình hoạt động, ảnh minh họa tác phẩm của các nghệ sĩ, cuốn sách sẽ giúp cho người đọc có được thêm thông tin về những sự kiện, hoạt động và những nghệ sĩ đương đại đặc sắc trong 20 năm vừa qua. Sự hiểu biết được phần nào hoạt động và các nghệ sĩ đương đại thông qua cuốn sách sẽ giúp cho người đọc Việt Nam và nước ngoài biết rõ hơn những giá trị văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay. Buổi mắt sách với sự hiện diện của hai tác giả, hai nhà nghiên cứu mỹ thuật BÙI NHƯ HƯƠNG và PHẠM TRUNG, vào lúc 9h00, thứ Bảy ngày 28. 7. 2012 tại Cafe Sách Trung Nguyên – 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm giúp độc giả tìm được câu trả lời rõ ràng về diễn trình hoạt động và đặc điểm của nghệ thuật đương đại Việt Nam thời gian qua, vai trò của nghệ thuật đương đại trong bối cảnh xã hội Việt Nam, các loại hình nghệ thuật nổi bật và vị trí, tương quan với hoạt động nghệ thuật đương đại khu vực và thế giới. Đồng thời, buổi giới thiệu sách cũng là không gian cho các nghệ sĩ có cơ hội được giới thiệu nhiều hơn các hoạt động của mình với công chúng nghệ thuật. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Cafe Sách Trung Nguyên đã đồng hành cùng chúng tôi trong hoạt động này. * VỀ TÁC GIẢ Bùi Như Hương (s. 1953) – Nhà nghiên cứu phê bình Mỹ thuật Sách đã xuất bản:
Phạm Trung (s. 1965) – Nhà nghiên cứu phê bình Mỹ thuật Sách đã xuất bản: * Hai tác giả tham gia nhiều hội thảo khoa học về mỹ thuật Việt Nam hiện đại tại trường Đại học mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội; có nhiều bài viết về mỹ thuật Việt Nam hiện đại in trên nhiều báo, tạp chí, Kỷ yếu khoa học, Catalogue triển lãm. * LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm mở cửa và đổi mới, mỹ thuật Việt Nam chứng kiến sự phát triển bùng nổ không chỉ hội hoạ hiện đại, mà bên cạnh đó còn có cả những thử nghiệm nghệ thuật mới như sắp đặt, trình diễn, pop-art, video-art, digital- art…, cái mà trên thế giới nói chung gọi là nghệ thuật đương đại- contemporary art (để tạm phân biệt với modern art của thời kỳ trước). Nếu ở 10 năm đầu đổi mới, hội họa là tiếng nói đặc sắc, nổi trội, chiếm ưu thế, thì những năm về sau, nghệ thuật đương đại lại gây ra các scandal, sự kiện. Sự hiện diện của các hình thức nghệ thuật đương đại đã được dư luận báo chí, văn đàn nghệ thuật thời gian qua đề cập tới ít nhiều, và là đề tài gây tranh cãi bởi tính tiền phong, cực đoan của nó. Bên cạnh sự thay đổi đột ngột về hình thức, chất liệu, phương tiện nghệ thuật, là sự thách thức, gây sốc về cảm giác và thẩm mỹ. Bên cạnh sự thay đổi các giá trị nghệ thuật, sự đi ngược hoàn toàn các quan niệm truyền thống về cái đẹp và giá trị vĩnh hằng, là tính xã hội hoá nghệ thuật, “Pop hoá” nghệ thuật, và cuối cùng là sự can thiệp trực tiếp của nghệ thuật vào các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường và con người ở thời kỳ toàn cầu hóa. Cũng do phát triển chậm và mở cửa muộn nên nghệ thuật Việt Nam hiện nay đang trải nghiệm và giải quyết cùng một lúc cả hai giai đoạn: phát triển nghệ thuật hiện đại và thể nghiệm nghệ thuật đương đại. Một mặt, hội hoạ vẫn tiếp tục nảy nở, phát triển cho hết vòng quay, chu trình của nó với đủ loại ngôn ngữ, phong cách cá nhân khác nhau. Rất nhiều họa sĩ vẫn say mê trải nghiệm hội họa. Đây chính là quá trình đổi mới, “hiện đại hoá” của mỹ thuật Việt Nam theo cách riêng của nó, không giống với phương Tây. Trong khi hội họa phương Tây, có thể nói, dường như đang khô kiệt dần vì đời sống công nghiệp và ý thức công nghiệp, thì hội họa Việt Nam còn tràn trề tính hồn nhiên dân gian, bản năng, gắn với thói quen và lối sống nông nghiệp. Câu chuyện hội họa vẫn còn là mới, và chắc sẽ không bao giờ kết thúc bởi hội họa luôn là tiếng nói cá nhân, là hành vi thuộc bản năng con người. Hết vòng quay này, có thể sẽ lại bắt đầu một vòng quay khác mới hơn. Tuy nhiên, có thể thấy ở Việt Nam, hội họa đích thực, chân thành ngày càng trở nên hiếm hoi, có xu hướng mệt mỏi, đi vào tháp ngà nội tâm, riêng tư. Một phần khác, khá phổ biến, xuống cấp trở thành nghệ thuật hàng chợ dân gian, trang trí mỹ nghệ kiếm sống, ít tính nghệ thuật. Phần còn lại cấp tiến hơn, trở thành phương tiện có mặt trong các trò chơi thể nghiệm đương đại, dưới hình thức nghệ thuật sắp đặt, Body-art, Pop- art, Collage, Graffiti, Digital art… Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có một số sách giới thiệu chung về nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, chủ yếu là về hội họa. Có thể thấy, mối quan tâm về nghệ thuật đương đại còn rời rạc, chưa được hình thành rõ nét, thiếu hệ thống. Dường như chưa có một ấn phẩm nào được xuất bản đề cập một cách khái quát, chuyên sâu những đặc điểm, sự kiện nghệ thuật, những cá nhân nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật đương đại Việt Nam thời gian qua. Cuốn sách Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010 chính là nỗ lực của nhóm tác giả với mong muốn giản dị: trước hết là tập hợp thông tin, sau là bù đắp được phần nào những thiếu hụt kể trên của lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời, hy vọng có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của công chúng yêu thích nghệ thuật gần, xa. Cuốn sách bao gồm 3 phần chính: Phần I: Nghệ thuật đương đại trong khái niệm. Cuối cùng là Phụ lục với các mục: Niên biểu một số sự kiện nghệ thuật đương đại chính, Index, Tư liệu tham khảo. Như một lẽ tự nhiên, cuốn Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010 không có tham vọng khái quát hết toàn bộ hoạt động sáng tạo nghệ thuật đương đại đa dạng ở Việt Nam thời gian qua, cũng như khó có thể khẳng định những gì còn đang là vấn đề thời sự mới mẻ của nghệ thuật. Chúng tôi chỉ cố gắng đưa ra một số đặc điểm, một số nhận định ban đầu còn mang tính nhất thời của nghệ thuật. Các nghệ sĩ được đề cập tới ở đây là những người thể hiện cá tính sáng tạo riêng biệt, có những tác phẩm để lại dấu ấn nhất định trong lòng người xem, đồng thời, họ cũng là những người có đóng góp cho hoạt động nghệ thuật đương đại một thời kỳ. Mọi sự lựa chọn thông qua lăng kính cá nhân chắc chắn không tránh khỏi những chủ quan, thiếu sót. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm các công trình bổ khuyết cho cuốn sách này.
* Bài liên quan: – 28. 7: Bùi Như Hương và Phạm Trung ra mắt sách mỹ thuật đương đại Việt (bản tiếng Anh)
Ý kiến - Thảo luận
17:14
Friday,24.8.2012
Đăng bởi:
hùng né+lùn.
17:14
Friday,24.8.2012
Đăng bởi:
hùng né+lùn.
những kiểu comment như bạn Lưu Tuyền cụt lủn, vuốt đuôi, cũng chẳng có chính kiến gì....nhất là mang tiếng cũng là họa sĩ nghệ sĩ gì đó. đằng sau lại có Lê Huy Tiếp chủ nhiệm hội mỹ thuật đồ họa đỡ đầu. Thật nhạt nhẽo, không mang tinh thần của một diễn đàn cởi mở chia sẻ. Nên đề nghị các nghệ sĩ comment hãy cởi mở hơn, rồi có khi nhờ đó giảm bớt sự dốt nát của mình cũng nên! e hèm!
23:16
Wednesday,22.8.2012
Đăng bởi:
k47
nói như bạn marcus, thì đúng là thằng chột làm vua xứ mù? hi! ở đây thằng chột, nó chột cả 2 mắt cơ bạn ạ! lúc mở lúc nhắm, trông buồn cười... lúc nào cũng khoác vào mình với danh nghĩa chột để được làm vua? hu hu! cũng như những người khoác lên mình cái áo là nhà phê nọ, nhà bình kia, hoặc có tí lý con nhà bà luận, rồi làm cho có. thật không ngửi được! sự d
...xem tiếp
23:16
Wednesday,22.8.2012
Đăng bởi:
k47
nói như bạn marcus, thì đúng là thằng chột làm vua xứ mù? hi! ở đây thằng chột, nó chột cả 2 mắt cơ bạn ạ! lúc mở lúc nhắm, trông buồn cười... lúc nào cũng khoác vào mình với danh nghĩa chột để được làm vua? hu hu! cũng như những người khoác lên mình cái áo là nhà phê nọ, nhà bình kia, hoặc có tí lý con nhà bà luận, rồi làm cho có. thật không ngửi được! sự dấn thân, sự chiêm nghiệm, cùng nghiêm túc thực hành nghệ thuật, không phải ai cũng có!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp