|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnBiết đâu lợn và cây nghĩ khác… 29. 06. 10 - 7:36 pmTrần Trọng Linh(SOI: Đây cũng là một cmt của Trần Trọng Linh nhân đọc bài Quyền Được Chết Hẳn của Lê Hà. SOI xin được đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt thêm) Cảm ơn anh Lê Hà về những nhận xét đánh giá của anh. Thật sự trong những trang web chuyên ngành như vậy rất cần những luận điểm trái triều nó làm cho tác phẩm cũng như người đọc có nhiều thông tin đa diện hơn về những nhận xét xung quanh tác phẩm. Thú thực khi xem tác phẩm của Phương Linh, tôi chưa từng gặp mặt, chỉ biết cô thông qua một vài tác phẩm của những năm gần đây do bạn bè gửi cho. Vậy nên những gì tôi đánh giá về tác phẩm của Phương Linh đều bắt nguồn từ cảm nhận cá nhân với tác phẩm không hề có sự thiên lệch. Và tôi xin khẳng định lại những đánh giá trên là hoàn toàn duy lý. Đáng tiếc là tôi ở xa để không được đến tham gia triển lãm bởi có tận mục sở thị thì mới cảm nhận hết được ý tưởng của tác giả. Hơn nữa trong một tác phẩm sắp đặt không gian trưng bầy nó cấu thành tác phẩm. Vậy nên những cảm nhận của cá nhận của cá nhân tôi thông qua những bức ảnh chắc chắn không thể hoàn toàn đúng. Trong bài viết trước tôi có đem những tác phẩm đương đại thế giới mà mình được trực tiếp xem và đọc để so sánh với tác phẩm của nghệ sỹ Phương Linh. Có lẽ tôi không xuất thân từ phê bình và lý luận nghệ thuật nên những gì mình viết ra không được rõ nghĩa lắm. Cái tôi muốn nói đến là những phản ứng mang tính tiêu cực của người xem với những tác phẩm trên. Còn chuyện nghệ sỹ nổi tiếng đến đâu hay giá tiền của mỗi tác phẩm tôi không lạm bàn. Mà tại sao không dám so sánh mình với nghệ sỹ thế giới? Vì sao lại tự cho rằng “môi trường thẩm mỹ” của mình kém hơn? Thật ra tôi cũng có vài điểm không thật sự thích thú với tác phẩm, như là không gian trưng bày tác phẩm với hai cái cây. Nó thật sự không tương thích. Cái cây mang tính Mộc trong một không gian nhà sàn cũng toàn Mộc. Nếu là tôi, tôi vẫn thích hơn cái cây đó nằm trong một không gian đối trọi hơn như bê tông và kính. Có lẽ hiệu ứng sẽ cao hơn. Một điểm nữa là tác giả có lẽ cũng chưa tính toán kỹ, đó là để cái cây héo quá sớm. Việc đó cũng làm trệch hướng tư duy, ý niệm của tác giả phần nào. Cả hai điều thắc mắc của tôi đều khó nói ra, bởi như đã trình bày, tôi không được tham dự trực tiếp xem tác phẩm. Còn chuyện tranh luận xung quanh tác phẩm về số phận của hai cái cây. Theo tôi nó không có gì để bàn cãi nhiều và cũng không nên quá nghiêm trọng hóa vấn đề đó. Thiết nghĩ chúng ta sinh ra vốn là động vật ăn tạp, săn bắt và hái lượm vẫn là cái gốc của tổ tiên loài người. Có lẽ vì vậy mà ở khắp nơi trên quả đất vẫn còn những cảnh chiến tranh chém giết. Tôi nhớ có một lần đi Mali, một đất nước châu phi. Ở đây con người có một triết lý sống khá thú vị. Họ coi cây cỏ,động vật và con người có giá trị ngang nhau, không một sinh vật nào có quyền lớn hơn. Có một lần được tham gia đi săn cùng một nghệ nhân làm Gốm ở đây tên là Abalo, lần mò cả buổi thì tìm được một đôi nai là hai mẹ con. Chúng tôi phải bỏ đi vì mọi người giải thích rằng họ đi săn với mục đích sinh tồn không phải để hủy diệt. Đến ngày thứ ba chúng tôi tìm được một đàn hươu, trước khi giương cung bắn cả toán người cúi đầu nhắm mắt như làm một nghi lễ gì đó rồi giết con vật. Hỏi ra mới biết họ xin lỗi con vật, thế đấy. Kể cho bạn các bạn một chuyện khác. Sống bên này, khi đi học lấy bằng lái xe ôtô người ta phát cho tôi một tờ giấy có nội dung để tình nguyện hiến xác nếu có rủi ro tai nạn. Trong tờ cam kết có ghi rõ xác chết sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu học tập của sinh viên trường y, các bộ phận nội tạng và da sẽ được dùng để cấy ghép miễn phí cho các bệnh nhân. Thiết nghĩ, chết là hết nếu sau khi mình chết còn có được giá trị cho xã hội việc làm đó phải chăng tốt hơn là để mình cho lũ giòi bọ gặm nhấm. Một lần nữa xin cảm ơn Phương Linh về tác phẩm của cô, tôi chờ đợi những tác phẩm mới thú vị hơn của Linh. Cảm ơn anh Lê Hà về những tranh luận thú vị của mình. Chúng ta nên chấm dứt những tranh cãi không đi đến kết quả ở đây. À mà tôi đang sống ở Genève, một thành phố nhỏ của Thụy Sỹ nằm giữa biên giới Pháp và Thụy Sỹ anh ạ. * Bài liên quan: – Phương Linh sẽ làm gì với cái cây? Ý kiến - Thảo luận
0:35
Wednesday,30.6.2010
Đăng bởi:
hoa xuan
0:35
Wednesday,30.6.2010
Đăng bởi:
hoa xuan
Gửi anh Lê Hà
Tôi là một khán giả bình thường mới quan tâm đến nghệ thuật và đã đến xem một số triển lãm mỹ thuật đương đại. Cách đây mấy ngày là triển lãm Cây của nghệ sỹ trẻ Phưiơng Linh tại Nhà sàn Đức. Tôi thấy đó là môt tác phẩm cô đọng bình dị trong một không gian rất tương đồng. Bản thân nghệ sỹ đt vấn đề đơn giản {xem chú thích của tác giả} mà sao anh Lê Hà lại nâng quan điểm dùng toàn những từ đao to búa lớn khoác lên tác phẩm? Nhất là coi đó là trò man rợ? Nếu theo anh Hà thì khi cần kiểm chứng một loại vacxin, một loại kháng sinh mới người ta tiêm lên thỏ, chuột bạch rồi xem chúng sống chết thế nào hoc khi để hình thành kỹ thuật ghép cây người ta cũng phải cắt cây này ghép vào cây kia đã cắt và phải nhiều lần mới thành công, hoặc để kiểm chứng các loại vi khuẩn gây bệnh ngươi ta phải cào mặt lá, thân cây rồi rắc mầm bệnh lên sau đó theo dõi cây sống chêt thế nà... thì cũng gọi là man rợ sao? Tôi cũng tò mò đến tham dự buổi thảo luận hôm chủ nhật được nghe nghệ sỹ Phương Linh trình bầy quá trình làm nghệ thuật nói chung và tác phẩm Cây nói riêng tôi cảm phục cô và cả các nghệ sỹ đương đại đang làm công việc đưa mỹ thuật đương đại tới công chúng và rât mong có nhiều tác phẩm hơn nữa để xem.
22:09
Tuesday,29.6.2010
Đăng bởi:
Lê Hà
Cảm ơn anh Linh vì giữa một đám đông tranh luận mà có những người như anh thì dù có ngược ý với mình người ta vẫn thấy thoải mái. Mong thường xuyên gặp anh trên Soi.
...xem tiếp
22:09
Tuesday,29.6.2010
Đăng bởi:
Lê Hà
Cảm ơn anh Linh vì giữa một đám đông tranh luận mà có những người như anh thì dù có ngược ý với mình người ta vẫn thấy thoải mái. Mong thường xuyên gặp anh trên Soi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tôi là một khán giả bình thường mới quan tâm đến nghệ thuật và đã đến xem một số triển lãm mỹ thuật đương đại. Cách đây mấy ngày là triển lãm Cây của nghệ sỹ trẻ Phưiơng Linh tại Nhà sàn Đức. Tôi thấy đó là môt tác phẩm cô đọng bình dị trong một không gian rất tương đồng. Bản thân nghệ sỹ đt vấn đề đơn giản {xem chú thích của tá
...xem tiếp