Nhà và studio của Gwathmey: Vừa đặc vừa trong, dành cho họa sĩ
14. 09. 12 - 6:32 am
Phạm Phong dịch
Charles Gwathmey (1938–2009), nhà sáng lập công ty kiến trúc Gwathmey Siegel Kaufman & Associates đóng tại Manhattan, vào năm 1965 đã làm nên tên tuổi nhờ thiết kế một căn nhà nghỉ hè cho bố mẹ là hai họa sĩ.
Đó là một ngôi nhà bên ngoài nhìn giản dị, nhưng bên trong là một căn ba phòng ngủ rất tân tiến, làm thay đổi nhiều thói quen kiến trúc thời ấy. Nhà hướng Nam, nhìn ra biển thông qua một đồi cát. Rộng 1,200 feet vuông, với phòng khách, phòng ăn, nhà bếp, một phòng ngủ cho chủ, hai phòng ngủ cho khách, phòng làm việc. Một năm sau khi hoàn tất, một cấu trúc rộng 480 feet vuông được thêm vào, là không gian cho một phòng khách và một studio.
Cả căn nhà được bố trí theo trục thẳng đứng. Tầng trệt là hai phòng nghỉ cho khách, phòng làm việc, sân lát gạch. Tầng hai là phòng sinh hoạt chung (cũng là phòng ăn), nhà bếp. Tầng ba mới là phòng ngủ của chủ nhân và studio làm việc, có một ban công nhìn xuống bao quát hai tầng kia.
Nâng các không gian sinh hoạt chung lên một tầng (so với cách thông thường) là vừa lợi dụng được góc nhìn đẹp, vừa cho phép những phòng nghỉ của khách được tiếp xúc với mặt đất, mặt vườn; điều này đối với kiến trúc nhà thôn quê là rất độc đáo. Trong hình là tầng 2 (phòng khách với bộ bàn ghế) và tầng 3.
Thêm nữa, bằng cách đặt những không gian sống liên tục của một ngôi nhà (sinh hoạt chung – bếp – ăn) trên một cái nền gồm những chức năng ngắt quãng (phòng nghỉ của khách – sân gạch – phòng làm việc), kiến trúc sư đã tạo nên được sự riêng tư nhưng vẫn quây quần. Hình: Phòng khách ở trên cao, nhìn ra rất đẹp.
Phần studio thêm vào một năm sau đó vừa là mở rộng căn nhà, vừa làm giàu thêm mối quan hệ địa hình/vật thể của công trình. Cái studio ấy, vừa là nhô ra từ căn nhà, vừa nằm ở một góc 45 độ so với cấu trúc nhà gốc, khiến cho quan hệ mặt tiền nhà vs góc nhà trở nên thật sinh động. Studio ấy lại còn mang tới một sự “động” nữa: trong khi căn nhà rõ ràng là vững chãi, thì phần studio trông khá chông chênh, cứ như là có thể chuyển động, mang lại cho kiến trúc một chiều kích mới.
Cả hai cấu trúc, nhà chính và studio, đều làm từ những hình khối hình học tối giản, căn bản, trông như tạc từ một tảng vật liệu rắn.
Việc dùng gỗ tuyết tùng để lót mặt trong và một phần mặt ngoài căn nhà khiến ta liên tưởng tới một cái container, từ đó được thêm vào các yếu tố mới, chức năng mới. Trong hình: gỗ tuyết tùng lót mặt ngoài nhà, khu vực cầu thang lộ thiên.
Vừa đặc, vừa trong veo, vừa mở rộng, vừa gọn chặt, căn nhà này cho một cảm giác độc đáo về kích cỡ và cách hiện diện trong không gian. Ban đêm, khi thắp đèn, căn nhà (hiện do người vợ góa của Gwathmey làm chủ), giống như một chiếc đèn lồng với ánh sáng như những tia vàng lọt qua những lỗ tổ ong, những khe dọc, và những mặt kính kín đáo.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
8:03Saturday,15.9.2012Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhà nom hơi-bị-được về kiến trúc nhưng tại sao vẫn lôn lao zác cảm bất ổn về trang-thiết-trí mí lại sinh-khí nhỉ ?
Hay nó mắc chứng lãnh-cảm bởi thiếu hơi-bị-nhiều cả tranh-lẫn-pháo...
Thảo nào !!!! ...xem tiếp
8:03Saturday,15.9.2012Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhà nom hơi-bị-được về kiến trúc nhưng tại sao vẫn lôn lao zác cảm bất ổn về trang-thiết-trí mí lại sinh-khí nhỉ ?
Hay nó mắc chứng lãnh-cảm bởi thiếu hơi-bị-nhiều cả tranh-lẫn-pháo...
Thảo nào !!!!
7:59Saturday,15.9.2012Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhà nom hơi-bị-được về kiến trúc nhưng tại sao vẫn nôn nao cái cảm zác bất ổn về trang-thiết-trí mí lại sinh-khí nhỉ ?
Ồ, nó thực sự vô cùng lãnh-cảm bởi thiếu hơi-bị-nhiều cả tranh-lẫn-pháo...
Thảo nào !!!! ...xem tiếp
7:59Saturday,15.9.2012Đăng bởi: Em-co-y-kien
Nhà nom hơi-bị-được về kiến trúc nhưng tại sao vẫn nôn nao cái cảm zác bất ổn về trang-thiết-trí mí lại sinh-khí nhỉ ?
Ồ, nó thực sự vô cùng lãnh-cảm bởi thiếu hơi-bị-nhiều cả tranh-lẫn-pháo...
Hay nó mắc chứng lãnh-cảm bởi thiếu hơi-bị-nhiều cả tranh-lẫn-pháo...
Thảo nào !!!!
...xem tiếp