|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnKính chú Vũ Lâm: nên đồng phục, không nên cá tính hả chú? (Bản cập nhật) 08. 01. 12 - 8:32 pmEm-co-y-kien(SOI: Đây là cmt của Em-co-y-kien cho bài Cá tính-tự tính-vô tính và “vô loài” trong cái kính lúp/rọ nghệ thuật “mà thôi”, “cả thôi”!. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do SOI đặt.)
Kính chú Vũ Lâm, CÁI-CAO-THỦ-KINH thâm-trầm mạn ngược Cháu vs chú vài điều nhỏ tí (cháu nhái cái vs của chú một tí, cháu thích cái vs trong khi bày tỏ dân-điểm-không-phải-quan-điểm, chú nhá): 1. Chú bảo: “Trong giới nhà văn, họa sĩ có sinh ra thần đồng được không? Xin thưa, MẶC NHIÊN là không có đâu. Đó là những kẻ phải ‘sục xuống bùn’ thoát tung lên thành ‘máu và hoa’ hay ‘bướm và hoa’ gì đó. Phải ăn đòn đủ. Phải có đời sống, phải có kinh nghiệm sống…” Mặc nhiên là nhầm đóa, chú à! Ai bảo các họa sĩ nhí “Aelita Andre – tài năng nghệ thuật trừu tượng của Australia – trước khi chưa đầy hai tuổi đã được giám đốc của một triển lãm tranh nổi tiếng ở Melbourne đồng ý mở triển lãm riêng” hoặc “Kieron Williamson… mới 7 tuổi đã có kĩ năng đáng kinh ngạc về xử lí ánh sáng, chọn tông màu, phối màu”….không phải thần đồng? Ai bảo văn sĩ nhí “Adora Svitak bắt đầu đọc sách viết truyện làm thơ từ 3 tuổi rưỡi và có một trí tưởng tượng tuyệt vời. Mỗi năm bé viết hàng trăm truyện ngắn và bài thơ, mỗi ngày đọc từ 2 đến 3 cuốn sách, tốc độ đánh máy 70 từ /phút…” “7 tuổi đã làm nên hiện tượng trên văn đàn Mỹ với tác phẩm đầu tay Flying fingers ” không phải là thần đồng văn chương? Các tí-hon-tài này cần zì phải zừ, cần zì câu zờ, cần zì theo thuyết làng ta “từ-từ-khoai-mới-nhừ”?
Lạc hậu đóa chú ơi! Vì răng cái cách “thẩm mỹ” (mà trong nhạc thì gọi rằng là “thẩm âm”) của chú Vũ Lâm nó cổ-lỗ-xĩ thế nhề ? Chú vưỡn đương mê-mẩn-tần-ngần cái “chuẩn” lạc-thị-hậu của “chủ nghĩa DUY MĨ” đời “bà-cụ-Diễm” rùi.
3. Chú lại phán: “Lớp thanh niên bây giờ được kích thích ‘xài’ đồ hiệu, gọi là ‘có phong cách’, ‘thể hiện cá tính’, stylist. Tôi thấy buồn cười hết sức, đông đảo các em đều mắc mưu của chủ nghĩa vật chất cả thôi, các em ạ. Con người có cá tính (nhấn mạnh: trong sự đối diện với tự tính nhé) chẳng hay hớm gì đâu. Chẳng qua chỉ là một thứ ‘máy hỏng’ mà thôi…” Núi-cao-mây-trắng ơi, thế kỉ 21 nay mà chú thuyết về lối sống không cá-tính, sống và hành-quân đều bước theo kiểu chủ nghĩa “đồng phục”, răm-rắp-ngoan-nhi-đồng chăm-thằng-như-một-khuôn cả sao? Hơn nữa, nghệ sĩ trong nghệ thuật mà thiếu “cá tính” thì khá chi những con CÁ MÈ lên thớt? Chú cổ xúi cho thứ chủ nghĩa “hồn nhiên”, vô tâm vô tính, bàng quan với đời? Chúng cháu đứa nào cả tin/ngố quá, mất đà phi theo lời-răn/rao đóa rùi hóa thành thứ con-chiên (tức là con-bị-nướng đó) của “chủ nghĩa ngây thộn” sao? Não lòng ghê gớm! Zù zì, từ mạn xuôi chúng cháu mong đợi mạn ngược gởi về phần sau của bài “cá tính” – “vô tính” với những “kiến-zải” về các phê-bình-za nhà ta nữa chớ, chú quên mất họ trong bài này rồi chăng? “MÂY TRẮNG” ghê gớm !!! (lại xin “mượn” í của chú tí ạ). 4. Khi chú hăng tiết, thì phán rất “nhảm” (xin chú thứ lỗi): “Có những triết lý hay góp ý đôi khi rất sâu sắc nước đời, nhưng lại xen giữa lung tung beng những rác thải xả xì trét nhảm nhí. Tốt thì ít mà đểu láo thì nhiều. Tôi phát hiện có gì đó tương đồng giữa cái gọi là ‘bụi khí vô loài’ này với các cái gọi là ‘comment ẩn danh’ trên mạng xã hội sinh ra từ ‘nền dân chủ mạng’. Đó chính là một thứ ‘vô loài’ trong nghệ thuật, và rất nhiều. Cái phần ‘vô loài’ này nó không chịu trách nhiệm gì cả. Không đứng về thiện ác, cũng không hay và cũng không dở. Nhưng nó ít nhiều cũng tăng phần sinh khí sôi động cho đường dẫn tới sự quan tâm nghệ thuật. Ít ra nó cũng có tác dụng của một chất ‘phân bón’. Đơn cử ví dụ với chính tôi. Nếu bài nào tôi viết được đăng ở SOI mà có ít comment thì tôi không mấy hứng viết tiếp. Nhưng bài nào có nhiều comment, kể cả comment rất chi là khó chịu, thì đâm ra lại có hứng mà viết tiếp (viết tiếp cái vấn đề nghệ thuật mình quan tâm chứ không phải cãi cọ với ‘phân bón’ nhé)….” Chú Vũ Lâm ơi, chúng cháu tưởng chú ngược lên non cao thì gặp lạnh, mà lạnh thì thường là tĩnh tâm hơn dưới đồng bằng chớ? Hay lạnh quá, đồng bào dân tộc thương CÁI-CAO-THỦ-KINH, cho nốc rượu quá ngưỡng, hỏa bốc nên chú “mắng” bạn đọc theo kiểu vi-tính thế? Cháu nhớ ông cháu từng kể một nhà hiền triết có nói: “Nếu là phân, tôi sẽ là bãi phân ném vào mặt quân vô lại”. Thật ái ngại khi đã dùng “phân” để vs chú. Nhưng như thế có khi còn ích hơn là tọng đường mật cho nhau, chú nhỉ. Bi kịch ghê gớm !!!
* Bài liên quan: – Cá tính-tự tính-vô tính và “vô loài” trong cái kính lúp/rọ nghệ thuật “mà thôi”, “cả thôi”! Ý kiến - Thảo luận
23:35
Wednesday,11.1.2012
Đăng bởi:
VƯƠNGBICHTHANH
23:35
Wednesday,11.1.2012
Đăng bởi:
VƯƠNGBICHTHANH
Ây Dà. Cái cán bộ Soi phải cảm ơn cán bộ Vũ Lâm đi thôi chứ.
Cái cán bộ Kinh Lâm cắm bản, ăn nhiều Thắng cố, uống tí riệu ngô mới viết được những câu ngất ngưởng như thế, còn nồng mùi Thắng cố đặc sản mạn ngược ta. Zì thì cũng thấy mỗi khi cán bộ Vũ Lâm viết bài là trên Soi lại rộ lên bàn cãi, nhiều pà kon vào dạy dỗ xoa đầu cán bộ nghìn nghịt. Thế há chẳng cái cán bộ Lâm đã góp phần kéo thêm người đọc đến cho nhà Soi thêm đông vui hay sao? há chẳng phải là các bài viết của cán bộ Vũ Lâm đã là "phân bón" cho cây nhà Soi lớn mạnh, sum xuê hay sao? Rõ là lo...bò trắng răng. À mà quên, trên ngược không có bò nên là: Rõ là lo...trâu răng sứt/sún.
23:03
Wednesday,11.1.2012
Đăng bởi:
Trịnh Minh Tiến
@Nguyễn Văn Quý : Tại sao lại khép lại một cánh cửa thông tin mà mình nghĩ hữu ích như Soi. Phải chăng đó là sự chi phối cảm xúc của hờn rỗi bất bình hi hi :D
...xem tiếp
23:03
Wednesday,11.1.2012
Đăng bởi:
Trịnh Minh Tiến
@Nguyễn Văn Quý : Tại sao lại khép lại một cánh cửa thông tin mà mình nghĩ hữu ích như Soi. Phải chăng đó là sự chi phối cảm xúc của hờn rỗi bất bình hi hi :D
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cái cán bộ Kinh Lâm cắm bản, ăn nhiều Thắng cố, uống tí riệu ngô mới viết được những câu ngất ngưởng như thế, còn nồng mùi Thắng cố đặc sản mạn ngược ta.
Zì thì cũng thấy mỗi khi cán bộ Vũ Lâm viết bài là trên Soi lại rộ lên bàn cãi, nhiều pà kon vào dạy dỗ xoa đầu cán bộ nghìn nghịt. T
...xem tiếp