Khác

Diễn biến không ngờ: Từ tội đồ, cụ bà vùng dậy đòi chia chác 20. 09. 12 - 10:27 pm

Soi dịch

 

Trong một diễn biến có thể mô tả là “không thể tin nổi” của vụ sửa/phá tranh Chúa Jesus, tờ Techdirt cho biết bà cụ sửa tranh đang đang đòi tác quyền và muốn được “chia chác” số tiền mà nhà thờ nhỏ ở Tây Ban Nha kia thu được từ du khách.

Vâng, bà cụ 80 Cecilia Gimenez – kẻ đã sửa-mà-như-phá bức tranh tường thế kỷ 19, biến mặt Chúa Jesus thành dị dạng, nay không hài lòng khi thấy bị gạt ra ngoài cuộc chia chiến lợi phẩm thu được từ tai nạn này. Tờ El Correo giải thích rằng từ thứ Bảy tuần trước, nhà thờ đã thu tiền du khách đến tham quan, và cụ Gimenez, đang nằm bẹp trên giường vì lo chính quyền phạt, đã vùng dậy (có luật sư tháp tùng) đến đòi nhà thờ chia một phần trong số tiền €2,000 mà nhà thờ thu được trong cái thùng quyên tiền bằng gỗ đặt cạnh bức tranh, sau có bốn ngày.

Nhà thờ này, nay đã trở thành điểm đến của du khách, hiện đang thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới, và người ta có vẻ ngày càng đổ về nhiều, xem mãi không chán. Tờ báo địa phương còn dẫn ra một hãng hàng không giá rẻ, Ryanair, đang rao những chuyến bay có giá €12, từ những thành phố hãng này phục vụ, tới Saragossa, Tây Ban Nha, nơi có sân bay lớn gần nhất với nhà thờ kia.

Lúc nào cũng có người đến xem “tác phẩm”, từ các cụ già…

 

… đến những người trẻ

 

… Có khi đông nghẹt.

 

Giờ thì chưa hiểu ai xúi cụ Gimenez đòi hỏi ngang ngược thế. Liệu bà có đòi hãng hàng không chia tiền cho bà không? Có đòi những trang web nhái lại bức tranh sửa của cụ trả tác quyền cho cụ không? Chịu, đã nói tham thì không thể biết được. Đặc biệt là cái tham của người già.

 

*

Bài liên quan:

– Thảm họa phục chế từ một bà cụ 
– Nếu giao cho cụ thì ra thế này…
 
– Trời, mặt của tôi bị làm sao thế này?
  
– Diễn biến không ngờ: Từ tội đồ, cụ bà vùng dậy đòi chia chác

Ý kiến - Thảo luận

12:10 Saturday,22.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Pha Lê:

Trong Kinh Tân Ước (New Testament) có đoạn Chúa Jesus đuổi bọn đổi tiền ra khỏi đền Herod tại Jerusalem.

Phúc âm Matthew 21:12-13 viết: "Jesus bước vào đền thờ Chúa Trời, đuổi hết những kẻ mua bán trong đền ra ngoài, lật đổ bàn của bọn đổi tiền, và hất ghế của bọn bán bồ câu. Ngài nói với chúng, và điều này đã được ghi lại, nhà của ta phải
...xem tiếp
12:10 Saturday,22.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Pha Lê:

Trong Kinh Tân Ước (New Testament) có đoạn Chúa Jesus đuổi bọn đổi tiền ra khỏi đền Herod tại Jerusalem.

Phúc âm Matthew 21:12-13 viết: "Jesus bước vào đền thờ Chúa Trời, đuổi hết những kẻ mua bán trong đền ra ngoài, lật đổ bàn của bọn đổi tiền, và hất ghế của bọn bán bồ câu. Ngài nói với chúng, và điều này đã được ghi lại, nhà của ta phải được coi là nhà của những người cầu nguyện, nhưng lũ các người đã biến nó thành hang ổ của một bọn ăn cắp."

Simon Magus là kẻ đã gạ gẫm tặng tiền cho các tông đồ của Jesus là Peter và John để họ truyền cho y khả năng ban phước: đặt tay lên người nào thì người đó sẽ nhận được Công Lực của Thánh Linh. Nhưng Peter đã trả lời Simon Magus: "Ngươi hãy xéo đi cùng với tiền của ngươi, bởi ngươi tưởng rằng có thể dùng tiền mà mua được quà tặng của Chúa."

Đây là xuất xứ của tội simony (xai-mơ-ni) tức "buôn thần bán thánh", được mở rộng cho mọi hoạt động làm tiền từ những thứ linh thiêng.

Đây là nền tảng lý do vì sao các nhà thờ Công giáo không được phép bán vé vào cửa hoặc ép người ta trả tiền.

Dĩ nhiên bạn phải có trách nhiệm góp tiền để bảo tồn giáo đường nhưng đó phải là quyết định tự nguyện của chính bạn, chứ không ai có quyền bắt bạn làm thế cả.

Vì thế trong các nhà thờ công giáo người ta thường chỉ để các hòm cho người vào nhà thờ ai muốn bỏ bao nhiêu tiền vào thì bỏ. Ngay cả cây nến bạn dùng để cắm trước bàn thờ khi bạn cầu nguyện cũng không được bán. Bạn lấy một cây và tự nguyện bỏ vào hòm một đồng tiền mệnh giá tùy ý (nhưng thường ít nhất bằng giá cây nến bạn dùng).

Dĩ nhiên hiện nay các nhà thờ danh tiếng có rất nhiều khách du lịch vào xem nên vấn đề chi phí bảo quản là một bài toán khó. Ngoài ra du khách vào nhà thờ cũng ảnh hưởng tới những giáo dân đi lễ. Một số nhà thờ được nhà nước quy định là bảo tàng quốc gia và được bảo trợ (dĩ nhiên bằng thuế của dân), và họ có thể bán vé cho du khách như vào xem bảo tàng (nhưng những người đi lễ thì không phải mua vé), và họ không cho du khách vào trong giờ làm lễ. Nhưng giải quyết thế nào với những du khách cũng là giáo dân, và họ cũng có nhu cầu cầu nguyện hay xưng tội trong chuyến đi của mình? Chẳng lẽ bắt họ mua vé để vào cầu nguyện? Như thế là phạm tội simony rồi.

Cách đây 9 năm (2003) tôi đã vào chính giáo đường tại Seville mà Pha Lê nói (Catedral de Santa Maria de la Sede) nhưng không phải mua vé. Tôi không nhớ đó là vì tôi vào trong giờ làm lễ hay vào ngày Chủ Nhật hay hồi đó còn chưa phải mua vé. 
2:50 Saturday,22.9.2012 Đăng bởi:  phale

@Đình Đăng: Cái bức xúc đó chỉ là mấy người mộ đạo thôi anh Đăng ơi, ở Anh mấy năm mà em có thấy ai bức xúc đâu. Cộng đồng tôn giáo thì lúc nào chả bức xúc, còn dân thường thi cứ mặc kệ, không quan tâm gì. Cái ông vua Henry VIII ly khai từ quá lâu nên giờ đa số người ta cũng quen rồi. Bây giờ mà bảo người Anh chi tiền thuế để ủng hộ nhà thờ, giúp nhà t
...xem tiếp

2:50 Saturday,22.9.2012 Đăng bởi:  phale

@Đình Đăng: Cái bức xúc đó chỉ là mấy người mộ đạo thôi anh Đăng ơi, ở Anh mấy năm mà em có thấy ai bức xúc đâu. Cộng đồng tôn giáo thì lúc nào chả bức xúc, còn dân thường thi cứ mặc kệ, không quan tâm gì. Cái ông vua Henry VIII ly khai từ quá lâu nên giờ đa số người ta cũng quen rồi. Bây giờ mà bảo người Anh chi tiền thuế để ủng hộ nhà thờ, giúp nhà thờ được miễn phí, thì sợ còn lắm người bức xúc hơn.


Nhưng nói gì thì nói, Angelican hay li khai hay ngay cả Cơ Đốc, không có gì là miễn phí 100%. Mới năm ngoái đi Seville, cái nhà thờ Seville Gothic thu 8 Euro của em đó thôi. Làm gì có chuyện ở Seville không thu tiền. Nó chỉ không thu vào Chủ Nhật thôi, còn các ngày khác là thu tất (trẻ em thì dĩ nhiên là miễn phí).


Có nhiều nhà khoa học đã lên án tại sao phải chi tiền để nhà thờ được miễn phí? Họ nói rằng thế kỷ 21 mà tại sao phải phí tiền để tin vô những cái ba-láp, phản khoa học, chống thuốc trừ thai, chống quyền con người... Nói chung là cũng lắm ý kiến. Có thể sau này nhiều nhà thờ còn phải tự thân vận động mà kiếm tiền nuôi mình, nên có lẽ thời anh đi Seville nó không thu, nhưng đến lúc em đi thì nó thu.


Nhà thờ Zaragoza chắc cũng đang túng với thời buổi kinh tế. SOI từng có bài viết về các nhà thờ ở Ý, do ngày càng ít người theo đạo nên các nhà thờ bị bỏ hoang, biến thành nhà hàng Pizza, thư viện, khách sạn... Với cái tác phẩm của bà cụ, có thể nhà thờ nhỏ này sẽ may mắn trụ lại được chứ không bị biến thành nhà hàng bán Tapas :D

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả