|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì18. 10: PHÒNG THÍ NGHIỆM SÀN ART – Phiên 1 17. 10. 12 - 2:56 pmThông tin từ Sàn Art
PHÒNG THÍ NGHIỆM SÀN ART – Phiên 1 Mở cửa: 6g tối, thứ Năm ngày 18. 10. 2012
Sàn Art giới thiệu Phòng Thí nghiệm Sàn Art – Phiên Một trưng bày các tác phẩm sáng tác và thể nghiệm trong thời gian 6 tháng của Tuấn Mami, Nguyễn Thị Thanh Mai và Trương Công Tùng, là các nghệ sĩ đã tham gia chương trình ‘xưởng làm việc/lưu trú sáng tác’ nội địa đầu tiên mang tên Phòng Thí nghiệm San Art. Đây sẽ là triển lãm mở màn cho cơ sở này và Sàn Art rất vui mừng được giới thiệu các thành quả. Ba nghệ sĩ này là những người trúng tuyển trong cuộc kêu gọi nộp đơn toàn quốc được xét duyệt bởi Ban Cố vấn bao gồm các chuyên gia địa phương và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và sáng tác nghệ thuật đương đại. Triển lãm mở cửa ngày thứ Năm, 18. 10. 2012 tại Sàn Art từ 6g tối. Bắt đầu từ ngày 1. 5. 2012, Phòng thí nghiệm Sàn Art là một chương trình xưởng làm việc/lưu trú sáng tác, khởi xướng và quản lý bởi Sàn Art, tại Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình mang đến cho 3 nghệ sĩ Việt Nam (dưới 35 tuổi) xưởng làm việc và chỗ ở mỗi 6 tháng. Một xưởng làm việc và phòng ở khác được dành cho nghệ sĩ quốc tế. Trong suốt mỗi ‘phiên lab’ (kỳ lưu trú), nghệ sĩ Việt Nam tham gia phải sẵn sàng để thực hiện việc viết và thảo luận thường xuyên về công việc của mình và các ý tưởng với một người ‘cộng sự thảo luận’ riêng. Các ứng cử viên Việt Nam thành công sẽ được cung cấp phí làm tác phẩm, xưởng để sáng tác, phòng ở riêng biệt và một khoản chi phí sinh sống nhỏ. Mỗi phiên lab kết thúc với một triển lãm tại Sàn Art trưng bày các tác phẩm được thực hiện. Tuấn Mami đã đắm mình và cuộc sống đô thị hàng ngày của Sài Gòn, cẩn thận sưu nhặt vô số các vật thể đã sử dụng và bị quên lãng bởi những cư dân thành phố. Từ những chiếc xe không sử dụng cho đến những điện thoại di động hỏng, một ‘bảng liệt kê’ những món đồ này của Tuấn Mami gợi nên một thế giới quan khác nơi mà đời sống vật chất mang ý nghĩa mới. Nguyễn Thị Thanh Mai lấy các dụng cụ xâm nhập của một chuyên gia phụ khoa và biến chúng thành những vật thể kỳ lạ phi thường. Khảo sát các cách mà người đàn ông và khoa học nhận thức về cơ thể phụ nữ cả về dạng mạch sống và cơ thể nhục cảm, Mai đặt câu hỏi cho quan hệ của chính cô đối với xác thịt và vẻ đẹp. Đương đầu với mật độ hình ảnh và ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày, Trương Công Tùng mang thông tin truyền thông tiêu thụ có sẵn từ báo chí và phim ảnh, giảm thiểu hình ảnh và ý nghĩa đến mực mà anh cho là hình thái căn bản của chúng – màu sắc, bóng đổ, giấy và ánh sáng. Kết quả các tác phẩm điêu khắc và video của anh minh họa cho các nghiên cứu đang tiến hành của nghệ sĩ này về ý nghĩa của thời gian và không gian. * Tuấn Mami (sinh 1982 tại Hà Nội) có bằng Cử nhân Sư phạm Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh Mai (sinh 1983 tại Huế) tốt nghiệp ngành Trang trí Truyền thống, Mỹ thuật Ứng dụng, trường Đại học Nghệ thuật Huế và hiện đang sống và làm việc tại Huế. Trương Công Tùng (sinh 1986, Daklak) có bằng Cử nhân Tranh Sơn mài, Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ chí Minh và hiện đang sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh.
* Bài liên quan: – Quá hay! Mời đăng ký tham dự phiên 2 “Phòng thí nghiệm Sàn Art”
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|