Nhiếp ảnh

Chán lắm nhưng nên đọc, 2 19. 07. 10 - 4:38 pm

Atesca dịch

(SOI – Vẫn biết là sẽ  ít người đọc vì khô khan và thuần khái  niệm với kỹ thuật, nhưng SOI vẫn muốn giới thiệu dần dần các bài viết trong Lịch sử Nhiếp ảnh Thế giới – bản gốc tiếng Anh – vì bản thân SOI thấy sau khi vượt qua những chướng ngại khô khan của lý thuyết, việc xem ảnh quả là có lý thú hơn rất, rất, rất nhiều.)

 

 

 

Thư viện Thành phố ở Phần Lan - Ảnh Judith Turner

 

 

NHIẾP ẢNH SAU 1950: LÀM SAO ĐỂ CAN THIỆP HIỆN THỰC? (tiếp theo)

 

 … một số dạng hình cũng hấp dẫn các nhiếp ảnh gia vì đặc tính kiến trúc của chúng. Chúng khiến người ta nhớ đến các tác phẩm Minimalism (Chủ nghĩa Tối giản), thứ chủ nghĩa đã sản sinh ra hàng loạt các tác phẩm tranh, tượng mang tính hình học vào những năm 1960. 

Ảnh của Bechers

Tập trung vào kích cỡ, hình dạng, chất liệu và hình học tính trong các bức ảnh chụp các cấu trúc công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Mỹ, hai vợ chồng nhà Bechers tuyên bố họ chỉ ghi lại những sự giống nhau thay vì ca tụng những sự khác biệt.

Gravelplants

Thêm nữa, các hình ảnh của họ, đặt cạnh nhau từ ba đến tám tấm một và có nhiều lúc đứng cao hoặc rộng tới hơn một mét tám, chứng tỏ  một điều rằng ảnh chụp có thể cho phép ta thấy được những chi tiết mà mắt thường chỉ có thể nhận ra sau một thời gian dài tiếp xúc với một vật. Những người tạo ra các hình ảnh đầy thông tin như vậy, dù chúng có là những bãi đỗ xe hay vòi phun làm mát, tuy không chịu nhận mục đích của mình là hướng đến thẩm mỹ của mình, nhưng sức hấp dẫn của những tác phẩm này rõ ràng là nhờ tính nghệ thuật của chúng, chứ không chỉ những thông tin mà chúng cung cấp.

Dù các chuyên gia về chụp ảnh kiến trúc và nội thất như Lizzie HimmelEzra Stoller rất tinh tế khi lấy hình từ nhiều góc độ và trong những điều kiện sáng khác nhau nhằm dựng lại được cảm giác thực tế khi ta đứng trước một không gian, nhưng quả thực chỉ nhìn ảnh thôi người ta không thể “cảm” được hết những khía cạnh vật chất và tâm lí của cảm giác khi ở trong không gian thực.

Ảnh của Lizzie Himmel

Chicago - Lizzie Himmels

Miller House - Ảnh Ezra Stoller

TWA Terminal, JFK Airport - Ảnh của Ezra Stoller

Có lẽ chính vì thế mà các nhà nhiếp ảnh kiến trúc đương thời như Judith Turner đã chuyển hướng sang vẻ đẹp trừu tượng của những hình dáng và cấu trúc hình học, thay vì nhắm tới bản thân các không gian cụ thể.

Hàng cột ở Metropolitan Museum - Ảnh của Judith Turner

Kính nhà chọc trời - Ảnh của Judith Tuner

 

Nhà thờ ba thánh giá - Ảnh Judith Turner

 

(Còn tiếp)

*

Các bài liên quan

Chán lắm nhưng nên đọc, 1
Chán lắm nhưng nên đọc, 2

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả