Nghệ sĩ thế giới

Nguyễn Văn Cường làm tôi nhớ ngay đến Ling Jian 20. 10. 12 - 4:49 pm

Khuất Bít Tất phỏng dịch

(Trong toàn bài, các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn)

Nhân triển lãm Những gương mặt đã trang điểm của Nguyễn Văn Cường vừa được giới thiệu, xin gửi bạn đọc Soi một bài dịch về một họa sĩ của Trung Quốc bắt chước Nguyễn Văn Cường rất giống, mà bạn IQ ABC cũng từng nhận xét trong một cmt:

Ling Jian sinh năm 1963, là người Sơn Đông (Trung Quốc), tốt nghiệp học viện Mỹ thuật Thanh Hoa. Đã từng triển lãm ở Đức, Thái, Hà Lan, và Ý.

Nghệ thuật của Ling Jian không phải là thứ nghệ thuật Trung Quốc kiểu phương Tây, hay ngược lại, nghệ thuật phương Tây kiểu phương Đông. Đó là một sự lai ghép, được dàn xếp rất cẩn thận, vừa khít với những mối quan tâm của họa sĩ.

Flower (Hoa)

Sự lai ghép này của Ling bản thân đã có ở người nghệ sĩ: từ hai chục năm nay, Ling sống và làm việc theo lối đi đi về về Trung Quốc, tiếp cận các nguồn văn hóa khác nhau. Ling nằm trong số những họa sĩ mới của Trung Quốc trực tiếp “phơi mình” ra với những nguồn văn hóa phương Tây, kết quả là học được cả hai cách phê bình xã hội theo hai lối văn hóa Đông và Tây.

Don`t love beauty, love army`s power (Đừng yêu vẻ đẹp, hãy yêu sức mạnh quân đội)

Ling Jian coi nghệ thuật của mình là một công cụ để trình bày những biểu tượng.

Mối tập trung hiện tại của anh là một chủ đề duy nhất: những phụ nữ châu Á trẻ đẹp, hấp dẫn, gây ham muốn, được chọn lựa để dù có chung những đặc điểm chung ấy, họ vẫn phản ảnh được các tình trạng xã hội – những tình trạng tồn tại trong lòng Trung Quốc và không có ở Trung Quốc.

Lớp da lạnh của người phụ nữ trên tranh tôi biểu tượng cho một sự lãnh đạm về mặt tinh thần và một nỗi buồn ở mức độ cao. Đó là lớp da khi những lý tưởng đã bị tan biến, những nét hồng nhạt đi biểu thị sự lặng lờ của nội tâm khi hướng về thực tại…” Ling nói.

Grew up under the sunshine-jun jun (Lớn lên trong sự hân hoan nhí nhảnh)

Cám dỗ là động cơ của tồn tại, sống còn. Con người luôn phải đối mặt với đủ loại cám dỗ không cưỡng lại được… Lâu nay tôi vẫn tìm kiếm khía cạnh này trong thực tế, và thử nhân sức mạnh của cám dỗ lên bằng cách bày nó trên những tấm toan.”

Madame Butterfly

 

Red Pupa (Con ngài đỏ)

“Người ta thường chê tôi chỉ biết vẽ phụ nữ đẹp. Nhưng nói thế nghĩa là gì? Nếu nhìn lại lịch sử và sự tiến hóa của nhân loại, chẳng phải phụ nữ là biểu tượng quan trọng của từng thời đại sao? Bằng cách nhìn sâu sát vào sự thay đổi của phụ nữ, vào bề ngoài của họ, người ta có thể thấy những thay đổi của nhân loại. Cứ nhìn đồ trang điểm của phụ nữ, sự đoan trang, cung cách của họ trong những bức hình quảng cáo của Thượng Hải hồi những năm 1920, hay thời Phục hưng ở châu Âu, và cả thời đại toàn cầu hôm nay, chúng ta sẽ hiểu phụ nữ của các thời kỳ chính là hiển thị cho hằng hà sa số nhân cách và lối sống của từng bầu không khí đặc thù về chính trị, kinh tế, và văn hóa. Cho nên tại sao người ta bảo, phụ nữ là kẻ dẫn đầu trong cuộc thay đổi của thời đại. Những phụ nữ đẹp trong tranh tôi chỉ đơn giản thể hiện ra tinh thần người Trung Quốc (ngày nay), sự tự mãn mà họ mới tìm ra trong chủ nghĩa dân tộc mới, trong giá trị cũng như quan điểm thẩm mỹ của họ.”

Army Princess (Công chúa Quân đội)

Tôi thường cô đơn, và trong thời gian này, tôi nghĩ làm nghệ thuật cũng như đi săn, vì nó đòi hỏi tinh thần mạo hiểm để tung ra một tác phẩm, và đó là một quá trình hỗn loạn của những hệ quả không lường trước được, không sao biết được.

“Nghệ sĩ cũng như người đi săn: chờ đợi, tìm kiếm, có phản ứng nhanh, không bỏ qua bất kỳ điều gì dù nhỏ nhặt nhất, và cuối cùng là giết được con mồi. Thông qua quá trình này, nhận thức về ngửi, nghe, cảm nhận, chết và sống, đều trở thành những thứ phù du, chỉ tồn tại từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc cuộc săn. Do đó vì sao nghệ sĩ cần có tư chất thánh thiện, hồn nhiên trong trẻo, đồng thời vẫn có được sự ma mị hiểm ác, và lòng say mê điên cuồng. Nghệ sĩ phải có một khả năng thực sự về trải nghiệm sống mà vẫn giữ được tinh thần rộng mở, khoan dung.

“Tôi biết rất rõ mình phải làm gì, để vượt qua cái tôi, và để thủ tiêu chính cái tôi.”

Soul Angel (Thiên thần của tâm hồn)

 

Snow Lotus (Sen tuyết)

 

Họa sĩ Ling Jian

 

*

Bài liên quan:

– Nguyễn Văn Cường vẽ những gương mặt đã được “vẽ”    
– Nguyễn Văn Cường làm tôi nhớ ngay đến Ling Jian

 

 

Ý kiến - Thảo luận

11:16 Friday,2.11.2012 Đăng bởi:  banglangtim

Công nhận là giống ở chỗ hai người đàn ông cùng vẽ chân dung phụ nữ đẹp. Còn nếu đem ra so sánh thì hoàn toàn không phải. Tranh của LING JIAN sắc nét còn tranh của CƯỜNG thì ảo ảnh, nhẹ nhàng như chính con người anh vậy.


...xem tiếp
11:16 Friday,2.11.2012 Đăng bởi:  banglangtim

Công nhận là giống ở chỗ hai người đàn ông cùng vẽ chân dung phụ nữ đẹp. Còn nếu đem ra so sánh thì hoàn toàn không phải. Tranh của LING JIAN sắc nét còn tranh của CƯỜNG thì ảo ảnh, nhẹ nhàng như chính con người anh vậy.

 
13:07 Friday,26.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc Quân
Vẽ giống & chép là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau . Từ xưa đến nay kể các danh họa cũng đều phải trải qua thời kỳ vẽ giống một ai đó & khi nhiều người vẽ giống một kiểu thì nó trở thành một trào lưu , một trường phái ... Cùng đi trên một con đường rồi cũng sẽ đến ngã rẽ của ch&ia
...xem tiếp
13:07 Friday,26.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc Quân
Vẽ giống & chép là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau . Từ xưa đến nay kể các danh họa cũng đều phải trải qua thời kỳ vẽ giống một ai đó & khi nhiều người vẽ giống một kiểu thì nó trở thành một trào lưu , một trường phái ... Cùng đi trên một con đường rồi cũng sẽ đến ngã rẽ của chính mình ... Haizz ! chỉ có những người hàng ngày cầm bút vẽ mới có thể hiểu nhau . 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả