Trường phái

Giống vỏ nhưng không giống ruột: Mối liên hệ giữa Cezanne, Gauguin và Van Gogh với trường phái Biểu hiện 27. 12. 12 - 8:54 pm

Phó Đức Tùng

 

Chúng ta biết rằng cuối thế kỷ 19, Impressionism (trường phái Ấn tượng) là một trào lưu rất rầm rộ và được ngưỡng mộ toàn châu Âu. Về bản chất, Impressionism là một phương pháp kỹ thuật nhằm thể hiện thiên nhiên dựa trên kiến thức khoa học về màu sắc, ánh sáng và hiện tượng phản quang. Theo trường phái này, bản chất của những gì ta nhìn thấy là kết quả của một hiện tượng chiếu sáng, phản quang, khúc xạ tại một thời điểm nhất định. Vật chất vốn không màu và chỉ là những bộ phận phụ trong hệ thống màu sắc đó. Bản chất của vật chất là gì ta không thể biết và cũng không phải là nhiệm vụ của hội họa. Việc của hội họa là tái hiện một cách khoa học hiện tượng ánh sáng, màu sắc nói trên. Chữ Impressionism được dịch là “ấn tượng” rất thường hay tạo sự hiểu lầm là đây, là ấn tượng hay cảm giác chủ quan của nghệ sĩ. Thực ra chữ “ấn tượng” có nghĩa là hình ảnh được in vào, giống kiểu được chụp. (Gốc chữ này thì xuất phát từ một tên tranh của Monet, nhưng được dùng làm tên trường phái vì quả là nói lên được bản chất).

Claude Monet (1840–1926. “Impression, Sunrise”. Sơn dầu trên canvas, 48 × 63 cm. (Các tranh minh họa là do Soi tìm, nếu có gì sai sót là do Soi nhé. Các bạn bấm vào để xem bản to hơn.)

Vấn đề lớn nhất của Impressionism lúc đó là sự ra đời của ảnh chụp, với cùng một mục đích là lưu giữ lại hiện tượng ánh sáng và màu sắc trong một thời điểm nhất định. Tuy ảnh chụp thời đó chưa đạt độ hoàn hảo, nhưng tương lai của nó đã quá rõ ràng. Như vậy, công việc của họa sĩ Impressionist về cơ bản không có gì là hữu ích cả. Rất nhiều họa sĩ do đó tìm cách thoát khỏi Impressionism để làm một việc hữu ích hơn.

Cezanne ngược lại cho rằng bản chất của vật thể nằm ở hình khối, chứ không phải màu sắc, vốn là thuộc tính của ánh sáng. Cái đẹp hình khối là cái đẹp lâu dài, không phụ thuộc vào khoảnh khắc chiếu sáng cụ thể, và được thể hiện bởi các hình kỷ hà, bố cục, tỷ lệ v.v… Ông tìm cách bắt lấy cái lõi chặt vật chất của các vật thể, thay vì cái ảo ảnh ánh sáng lung linh quanh nó. Từ đó dẫn đến lập thể, một phái nghiên cứu đặc biệt về bản chất hình học và bố cục.

Cezanne, “Gardanne”. Khoảng 1885-86, sơn dầu trên canvas, 65 x 100 cm

Gauguin thì đi sâu vào khía cạnh ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng của hình khối và màu sắc. Có nghĩa là ông không mô tả trực tiếp tự nhiên, mà dùng biểu tượng hình khối và màu sắc để diễn tả nó. Điều này xuất phát từ nhận thức là vật chất không thể trực tiếp nắm bắt, cho dù bằng hình hay bằng màu, mà chỉ có thể ám chỉ, giống như ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Cách tư duy này phổ biến trong các tộc người hoang sơ, nhưng cũng là kỹ thuật thể hiện đặc thù của cả 1000 năm trung cổ. Tuy ông có thể có được cảm hứng trực quan từ các bộ tộc thổ dân, nhưng khái niệm Primitivism là để chỉ nghệ thuật thời trung cổ, vốn là một từ miệt thị của các học giả phục hưng. Cũng nói thêm là Gauguin không phải bị ấn tượng nhiều bởi nghệ thuật thổ dân, mà bởi cuộc sống của họ. Theo cảm nhận của ông, đó chính là thiên đường dưới hạ giới. Và cũng giống thiên đường trên trời, thiên đường hạ giới cũng không thể trực tiếp mô tả, mà chỉ ám tả. Nghệ thuật Trung cổ có truyền thống cả ngàn năm ám tả những thứ không thể trực tiếp mô tả như thiên đường, chúa v.v… và vì thế Gauguin cũng đứng trước bài toán tương tự khi muốn diễn đạt thiên đường dưới hạ giới.

Tranh của Gauguin

 

Van Gogh thì lại đi sâu vào nghiên cứu màu sắc. Ông cho rằng vấn đề màu sắc không chỉ là hiện tượng phản quang cơ học, mà cũng có phần bản chất của sự vật trong đó. Ông nghiên cứu màu sắc do đó không dưới góc độ thể hiện một hiện tượng chiếu sáng, mà là thể hiện tinh thần của sự vật. Chính vì thế người ta mới còn xếp ông vào Hậu Impressionist, tức là một phát triển khác tiếp nối học thuyết màu sắc cơ bản của phái ấn tượng.

A Wheatfield with Cypresses, Vincent Van Gogh, 1889

 

Nhóm Fauvism hay Dã thú sau này đi theo hướng tìm tòi này của Van Gogh. Do tập trung vào tìm bản chất sự vật qua màu sắc nên nhóm này không tập trung vào thể hiện hình khối chi tiết, cũng không tập trung thể hiện quy luật phản quang. Từ đó dẫn đến những màu mạnh, mảng màu lớn, nét bút thô v.v… là lý do dẫn tới cái tên Dã thú.

Henri Matisse – Le bonheur de vivre (Niềm vui cuộc sống), 1905-06, là một bức theo trường phái Dã thú

Như vậy, ta thấy là cả 3 vị này đều có mục tiêu là thể hiện sự vật, chỉ có điều quan điểm của họ về bản chất sự vật khác nhau nên kỹ thuật thể hiện khác nhau. Tất cả đều có thể coi là những nghiên cứu rất khoa học về sự vật (object), không liên quan gì đến tình cảm, cảm xúc của nghệ sĩ cả. Còn tất nhiên cần phải có độ nhạy cảm mới nắm bắt và thể hiện được những đặc điểm này. Vì lý do này, có thể coi cả ba vị đều trong cùng một hàng với Impressionist, và đều là nghệ thuật hiện đại.

Trái lại, Expressionism (trường phái Biểu hiện) là một trường phái hậu hiện đại, có gốc gác từ những triết học hiện sinh. Cái mà trường phái này muốn thể hiện không phải là sự vật (object), mà là cảm xúc cá nhân, chủ quan của người nghệ sĩ. Nếu tranh có vẽ sự vật thì chỉ là mượn sự vật để nói lên nỗi lòng thôi. Tại sao lại có sự chuyển đổi đối tượng này là cả một vấn đề thay đổi hệ hình từ hiện đại sang hậu hiện đại, không thể nói hết ở đây. Chỉ biết rằng vấn đề của Expressionism không phải là ở sự vật, mà là ở diễn đạt nội tâm.

Madonna của Edvard Much

 

Thế nhưng Expressionism quả có liên quan tới 3 vị trên, là vì qua 3 vị đó và các trường phái đi theo nói trên, người ta đã nghiên cứu sâu khả năng biểu đạt của hình khối, màu sắc và các loại biểu tượng. Thay vì dùng kiến thức này để diễn tả sự vật, các nghệ sĩ Expressionism dùng để diễn tả nội tâm. Về thủ pháp bên ngoài do đó có thể có nhiều điểm giống nhau, nhưng về bản chất, mục tiêu bên trong thì hoàn toàn rất khác

 

Ý kiến - Thảo luận

1:03 Saturday,29.12.2012 Đăng bởi:  nghi văn
Kẻ ngụy biện thì lấy nguồn nào mà chứng minh? Khi bạn đặt vấn đề (như kiểu Biểu hiển thuộc "trường phái" Hậu hiện đại) và được/bị người ta tra hỏi nguồn gốc, chứng cứ của vấn đề ấy thì lẽ ra với tư cách của ngưởi đặt ra vấn đề, bạn phải chứng minh được tính hợp lý của chúng. Xin lỗi nhé, tôi không giống như bạn Lê dễ dàng bị lôi kéo ngày
...xem tiếp
1:03 Saturday,29.12.2012 Đăng bởi:  nghi văn
Kẻ ngụy biện thì lấy nguồn nào mà chứng minh? Khi bạn đặt vấn đề (như kiểu Biểu hiển thuộc "trường phái" Hậu hiện đại) và được/bị người ta tra hỏi nguồn gốc, chứng cứ của vấn đề ấy thì lẽ ra với tư cách của ngưởi đặt ra vấn đề, bạn phải chứng minh được tính hợp lý của chúng. Xin lỗi nhé, tôi không giống như bạn Lê dễ dàng bị lôi kéo ngày càng xa chủ đề chinh!
Tôi xin nhắc lại câu hỏi: Nếu bạn cho rằng Hậu hiện đại là "tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó" và vì thế mà bạn gom Biểu hiện vào "trường phái" Hậu hiện đại. Vậy bạn căn cứ vào đâu, tài liệu nào, lập luận nào, của ai, bao giờ...để phát biểu như thế?
Đừng tránh né. Đừng ngại viện dẫn. Nếu bạn cho rằng những điều bạn nói "đều có nhiều người nói rồi" thì lý do gì bạn không dẫn ra đây? 
17:43 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Nghi văn

Rất tiếc là những gì tôi nói, đều có nhiều người nói rồi. Không có gì mới dưới ánh mặt trời cả. Tôi cũng không nằm trong dạng có năng lực phát hiện ra lý thuyết mới về hậu hiện đại. Tuy nhiên việc viện dẫn ở đây chẳng có giá t
...xem tiếp

17:43 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Nghi văn

Rất tiếc là những gì tôi nói, đều có nhiều người nói rồi. Không có gì mới dưới ánh mặt trời cả. Tôi cũng không nằm trong dạng có năng lực phát hiện ra lý thuyết mới về hậu hiện đại. Tuy nhiên việc viện dẫn ở đây chẳng có giá trị gì. Nếu muốn, bạn có thể đề cao tôi và cho rằng đó là do tôi tự nghĩ ra đi. Vậy thì đã sao? Nếu bạn cho rằng vì tôi là người không đủ thẩm quyền nên lời nói của tôi không giá trị, thì bạn không phải người làm khoa học. Còn nếu bạn nói là nội dung đó sai, thì sai ở đâu? Nếu bạn nói đó là phiến diện, chưa đủ thì hiển nhiên, chẳng ai bằng một vài câu nói cho đủ tranh luận về hậu hiện đại cả.

Nếu bạn nói chỉ có Lyotard là đáng tin về vấn đề hậu hiện đại, thì ok, bạn trình bày quan điểm Lyotard cho mọi người nghe đi. Những thứ bạn nói về hậu hiện đại, tôi có phản bác đâu, tôi chỉ muốn bạn thử trả lời những câu hỏi về chính điều bạn nói thôi.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả