Gẫm & Bình

Bài 4: Làm sao để có hạnh phúc… Nhìn từ nghệ thuật tạo hình 04. 01. 13 - 7:43 am

Vũ Lâm

(Tiếp theo bài 1, bài 2, và bài 3)

Có một lần tôi đi bộ ra ngoài sông bãi sông Hồng sáng sớm mùa đông để bơi, bơi xong có ngồi tập thở chút ít. Về, thấy người rỗng không và nhẹ bỗng thơ thới, nhìn mặt trời ửng, da trời xanh, phù sa đồng nội hiền hòa. Bước lên cầu Long Biên vào phố, là thấy nặng trĩu cả người, thở dài vì sắp phải chui vào một đống nhà cửa người lúc nhúc xấu xí và lo lắng, nghĩ rằng cái trạng thái nhẹ bỗng thơ thới vừa có được không biết còn duy trì được mấy khắc đồng hồ nữa. Tôi chợt nghĩ đến mấy điều, tạm gọi là “bí quyết” để thực hành mà tìm thấy hạnh phúc, nhìn từ góc độ tạo hình. Nó như thế này:

Hạnh phúc đầu tiên là hạnh phúc trong nội thể. Hạnh phúc tinh thần đến sau, đó là thỏa mãn những ham muốn sở hữu của tinh thần. Thực ra mọi thứ nhu cầu của cơ thể khá giản dị và dễ đáp ứng, hầu như cũng không làm hại đến xung quanh. Ăn, ngủ, đụ, ỉa.. tứ khoái là nhu cầu trước hết, bậc thấp và ngắn hạn. Nhu cầu liên tục, dài hạn, bậc cao trong cái đầu tiên của cơ thể ấy là nhu cầu lắng trong của độ rung âm thanh trong cơ thể và nhu cầu thông thoáng của không khí thở nội tại bên trong. Ví dụ nội tạng cơ thể như một cái cây, một tòa nhà hay một cơ quan. Nếu phòng nào không được thông thoáng, thì cả hệ thống sẽ trì trệ, bức bối, nhức mỏi khó chịu ngay. Hai điều này ảnh hưởng đến khả năng đạt tới hạnh phúc thứ nhất một cách trực tiếp, liên tục và nghiêm trọng. Nhưng nó có vẻ mờ nhạt, và thường bị trí óc bỏ quên (so với việc ăn ngủ, đụ ỉa). Hầu như khi cơ thể hoạt động cho một mục đích của ý chí bên ngoài, thì việc thở và việc nghe bị bỏ quên một cách… tự giác. Chỉ khi khó chịu lắm thì nó mới báo động cho trí não. Thực tế thì hiếm ai vừa đi vừa nghĩ từng phút từng giây xem mình thở như thế nào, mình đang nghe thấy mọi thứ gì xung quanh. Nhưng nếu được lĩnh ngộ, chú ý đến kiểm soát hơi thở, và lắng nghe toàn bộ cơ thể ta đang lắng nghe thế giới, ta sẽ tìm được hạnh phúc bởi sự chủ động và yêu quý chính cái bản thân ta, có hỏng hóc chỗ nào thì điều chỉnh ngay được. Và người xưa nói rằng chỉ có thể có tâm hồn khỏe trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu không, mọi thứ nó sẽ meo méo…

Hạnh phúc thứ hai là hạnh phúc đến từ những khối vật chất ngoại thể sắp xếp xung quanh chúng ta (đồ vật, nhà ở, giao thông công cộng, thiên nhiên hoang dã). Những khối vật chất này đều có từ trường, sóng hình dạng đủ kiểu giao nhau, mà ta chỉ là những khối vật chất nhỏ di động giữa muôn vàn các khối khác. Có lẽ tỷ lệ vật chất (cân nặng, kích thước, chất liệu) tỷ lệ thuận với khối năng lượng từ trường của khối vật chất ấy. Nếu các khối vật chất ấy hòa hợp, thì lượng sóng từ trường do các khối vật chất ấy tạo ra sẽ êm ả, dịu nhẹ, hòa hợp. Làn sóng nhỏ bé của ta va vào khối sóng lớn ấy cũng không bị mệt mỏi, không bị tan ra, sẽ tồn tại sự minh mẫn sáng suốt liên tục nếu như làn sóng mỏng manh trong người ta không bị vỡ, đứt. Thực tế thì trong thiên nhiên luôn có sự sắp xếp mềm mỏng, hòa hợp, nên ra môi trường hoang dã, hoặc tới một không gian công cộng văn minh, ta khỏe hơn.

 

Hạnh phúc thứ ba là hạnh phúc tinh thần tới từ các quan hệ giao tiếp người – người (các khối động người- người). Những làn sóng cùng cỡ, cùng kênh nhưng khác chất liệu, ngôn ngữ va chạm giao thoa với nhau hàng ngày. Làn sóng nào cũng muốn cướp thời gian, gây ảnh hưởng, nuốt, hòa nhập, nhấn chìm những làn sóng khác. Trong mọi quan hệ người, nếu bỏ cái vỏ người đi mà chỉ đo sóng, thì ta thấy rất rõ điều này. Một làn sóng có chủ động, có trí tuệ, có sự tự ý thức, tự giác ngộ, tự hiến… tự cầm đèn pin rọi ngược được vào bản thân, thì dù mỏng manh mấy cũng ít bị đứt, vỡ, tan. Muốn duy trì hạnh phúc trong cái quan hệ người – người này, cái cần nhất là các nguyên tắc và thói quen lành mạnh. Bình tĩnh, lựa chọn, đừng hùa, đừng theo, đừng ù tai, đừng choáng mắt, chớ có “chóa”. Tốt nhất là nhìn người khác ít thôi, vì có những khuôn mặt không sáng lên vẻ thiện lương, lành, mà toát lên những làn khói của sự giẫy giụa, bất lực, luẩn quẩn khổ ải, đe dọa. Những làn khói này luôn muốn có nhu cầu bao trùm xâm nhuốm vào những làn khói khác. Nên nhìn vào mặt trẻ thơ, thiếu nữ mới lớn lông mày còn măng tuyết, mặt bà mẹ hiền từ, mặt người đàn ông trung chính. Sau đó tìm tranh đẹp, cảnh hay, điêu khắc kiến trúc tốt để thưởng, để nhìn, để nó “dưỡng âm, bổ thần”. Việc đó quan trọng hơn là được “tô ma hốc” nhiều thứ đặc sản kỳ quái nhiều hơn thằng khác, không khéo lại sinh bệnh chết sớm.

Giống như những vòng tròn trên mặt nước khi có hòn sỏi ném vào, sự sống của con người nếu tính thời gian ném vào thời gian của vũ trụ cũng y như vậy. Chỉ một tiếng rơi, và sau đó là các vòng sóng lan ra, rồi lại tan, lại bình lặng, cứ liên tiếp như thế. Dễ hiểu tại sao bọn trẻ con của bất kỳ dân tộc nào cũng thích ném thia lia. Nếu đã ngộ ra điều ấy, thì đừng để mất, nên duy trì thành những thói quen.

Kiểm soát hơi thở, lắng nghe cơ thể. Không bao giờ vội vàng, lo lắng sợ hãi. Cư xử với con người, tình đời, nghệ thuật đầy nâng niu trân trọng. Đó có thể là cơ may tìm thấy hạnh phúc nội tại cho ta và cho con người.

 

Ý kiến - Thảo luận

22:00 Sunday,11.9.2016 Đăng bởi:  Ba Toác
"Bước lên cầu Long Biên vào phố, là thấy nặng trĩu cả người, thở dài vì sắp phải chui vào một đống nhà cửa người lúc nhúc xấu xí" đi qua cầu vài trăm mét, ở cái chố nay là bến xe bus, nhìn sang bên kia đường. Ở đó có những cái ngõ tối hun hút, thực ra không phải ngõ mà là một thứ lối vào hẹp, hai người đi ngược chiều chắc chắn chạm nhau. Ở phía trong ấy
...xem tiếp
22:00 Sunday,11.9.2016 Đăng bởi:  Ba Toác
"Bước lên cầu Long Biên vào phố, là thấy nặng trĩu cả người, thở dài vì sắp phải chui vào một đống nhà cửa người lúc nhúc xấu xí" đi qua cầu vài trăm mét, ở cái chố nay là bến xe bus, nhìn sang bên kia đường. Ở đó có những cái ngõ tối hun hút, thực ra không phải ngõ mà là một thứ lối vào hẹp, hai người đi ngược chiều chắc chắn chạm nhau. Ở phía trong ấy có những cái nhà từ thời Pháp, dĩ nhiên không phải biệt thự. Những cái nhà ấy thật khó tả, chúng như thuộc về thời người Pháp vừa chiếm Đông Dương làm thuộc địa. Chúng còn gọi cái ổ Tê- nác - đi - ê bằng cụ. Hugo, Balzac nếu tỉnh dậy, cầm lấy bút, chắc cũng khó lột tả được cái chốn nhầy nhầy ấy... Tôi tự hỏi mình là ma xó Hà Nội, chỗ nào cũng chui, vậy mà gần 60 mới chui và một xó như thế. Để bây giờ nhớ lại vẫn... rùng mình. 
20:50 Sunday,11.9.2016 Đăng bởi:  Vũ Lâm
Cảm ơn bạn Lăn Tăn đã gửi đường linh bài của tác giả Lê Thành. Để tôi mở rộng tầm mắt.
...xem tiếp
20:50 Sunday,11.9.2016 Đăng bởi:  Vũ Lâm
Cảm ơn bạn Lăn Tăn đã gửi đường linh bài của tác giả Lê Thành. Để tôi mở rộng tầm mắt. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả