Tin tức

Tin-ảnh: Cãi nhau trong trời rét mướt 07. 01. 13 - 10:01 pm

Phạm Phong tổng hợp

LAHORE – Ảnh chụp một góc hành lang của trường Cao đẳng Nghệ thuật Quốc gia ở Lahore, Pakistan. Một loạt những bức tranh đầy tính khiêu khích về các giáo sĩ Hồi giáo trong những cảnh gợi đến việc đồng tính đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng về luật và đạo đức tại trường học viện hàng đầu về mỹ thuật này, tại Pakistan, sau khi những người cực đoạn đe dọa dùng bạo lực, tuyên bố rằng những tác phẩm này đã xúc phạm đạo Hồi. Ảnh: AP Photo/K.M. Chaudary.

 

WARSAW- Khách tham quan chụp ảnh nơi bày bức tượng của nghệ sĩ Ý Maurizio Cattelan, thể hiện Adolf Hitler đang quỳ gối cầu nguyện tại một khu người Do Thái tại Warsaw. Tác phẩm có tên “Him” (Y/hắn) được đặt vào tháng 11. 2012, và thu hút rất nhiều khách, thích thú có, giận dữ có. Trung tâm Simon Wiesenthal của người Do Thái đã kết tội việc đặt bức tượng tại một khu Do Thái cũ là một sự khiêu khích thiếu nhạy cảm, xúc phạm ký ức về những nạn nhân Do Thái của chế độ Phát xít.” Ảnh: AP Photo/Czarek Sokolowski.

 

Tuy nhiên, nhiều người lại ca tụng tác phẩm, thấy rằng nó đã đưa lại một tác động mạnh về cảm xúc. Fabio Cavallucci, giám đốc trung tâm Nghệ thuật Đương đại – đơn vị trông nom sắp đặt này – nói: “Nghệ sĩ và trung tâm không hề có ý xúc phạm ký ức người Do Thái. Tác phẩm chỉ muốn nói về tình trạng tội ác ẩn náu nơi nơi. Sắp đặt Him chỉ là một phần, cũng như tượng Hitler chỉ là một bức trong một tổng thể triển lãm lớn của Cattelan có tên “Amen” – đây là một show khai thác về cuộc sống, cái chết, cái thiện, cái ác. Theo trung tâm, tác phẩm Him chỉ được nhìn qua một lỗ lục giác khoét trên cánh cổng gỗ. Người xem chỉ thấy cái lưng, và vì nhìn xa nên Hitler chỉ giống như một đứa học trò vô hại. Thông điệp ở đây là: “Mọi tên tội phạm đều từng là một đứa trẻ dễ thương, ngây thơ, không nguy hiểm.”

 

TOKYO – Một chú chim bay ngang một đài phun nước hình con sếu, bị rủ xuống từ hai cánh. Ảnh chụp tại một công viên ở Tokyo hôm 27. 12. 2012. Năm nay mùa đông lạnh quá, nhiệt độ xuống đến mức cực thấp tại nhiều vùng trên đất Nhật (và nước ta cũng thế!). Ảnh: AFP photo/Yoshikazu Tsuno.

 

TULUFAN – Trung Quốc cũng phủ tuyết. Trong bức ảnh này, tuyết phủ chiếc quạt ba tiêu của bức tượng Tôn Ngộ Không ở khu tham quan Tây Du Ký, nằm trong dãy Hỏa Diệm Sơn ở vùng Tô Lô Phan, miền Bắc Trung Quốc. Tại khu này có hàn thử biểu lớn nhất thế giới. Theo Trung tâm Khí tượng Thế giới đã thông báo, năm nay sẽ rét đậm, rét toàn phần. Ảnh: AFP

 

YANGON – Miến Điện thì không lạnh bằng nên có người đem bán áo len! Trong một bức ảnh chụp hôm 27. 12. 2012, diễn viên Miến Điện Pyay Ti Oo (trái) đang giơ ra một chiếc áo len do biểu tượng về dân chủ của Miến Điện là Aung San Suu Kyi, đan. Chiếc áo này được đem đấu giá tại Yangon với giá gần 50,000 USD. Tiền thu được sẽ dùng làm từ thiện. AFP photo/Ye Aung Thu.

 

FRICKENHAUSEN – Trong khi đó, miền Nam nước Đức lại có lụt do tuyết đã tan. Trong ảnh chụp cuối tháng 12. 2012, bức tượng Faehr-Oma (bà ngoại bến phà?) bị ngập bên sông Main, do tuyết tan, mưa to, và sông Main vỡ bờ. Ảnh: AFP photo/ Karl-Josef Hildenbrand

 

PARIS – May mà lụt không lan tới sông Sein, không thì căn nhà tạm dựng bên bờ sông này cũng đã bị cuốn rồi. Cuối cùng, hóa ra ở Pháp cũng để lọt tệ nạn này nhỉ. Bức ảnh chụp hôm 28. 12. 2012, đoạn gần ngay bảo tàng Orsay, Paris. Từ hôm đó tới nay không biết cái chòi này đã được dẹp đi chưa? Ảnh: AFP/Miguel Medina

Ý kiến - Thảo luận

19:34 Monday,1.2.2016 Đăng bởi:  mở ngoặc

đấy nhé, cùng tôn giáo cùng văn hóa mà còn hiểu nhầm thì khác văn hóa còn lủng củng thế nào nữa :-)
Mấy tháng trước, ở Clacton-on-Sea, một bức tranh tường của Banksy đã bị xóa nhầm sau khi một nhân viên thành phố báo cáo rằng bức vẽ có tính phân biệt chủng tộc và kỳ th
...xem tiếp

19:34 Monday,1.2.2016 Đăng bởi:  mở ngoặc

đấy nhé, cùng tôn giáo cùng văn hóa mà còn hiểu nhầm thì khác văn hóa còn lủng củng thế nào nữa :-)
Mấy tháng trước, ở Clacton-on-Sea, một bức tranh tường của Banksy đã bị xóa nhầm sau khi một nhân viên thành phố báo cáo rằng bức vẽ có tính phân biệt chủng tộc và kỳ thị người tị nạn. Sau khi xóa xong chính quyền mới biết đó là tranh của Banksy, họ càng tiếc hùi hụi khi bức tranh được định giá 400.000 bảng Anh. Phát ngôn viên của Essex nói rằng sẽ rất chào đón Banksy trở lại vẽ một bức khác thích hợp hơn.
Tuy nhiên, Jonathan Jones, nhà phê bình nghệ thuật của tờ Guardian, lại ca ngợi bức tranh hết lời, rằng đó là một trong những bức hay nhất của Banksy ông từng biết và việc xóa nó đi thật là "một cú sốc kinh khủng". Theo ông, bức tranh đề cập tới những dòng xoáy định kiến, sự sợ hãi, và giận dữ trong xã hội Anh hiện đại mà ngay cả Banksy cũng không thể dự đoán được những diễn biến kỳ quặc tiếp theo của chúng là gì.
Bức tranh hoàn toàn không mang tính phân biệt chủng tộc, mà chính là nó đang nói về nạn phân biệt chủng tộc.
"Nếu bức tranh này khiến ai đó lo sợ, có lẽ bởi vì các quan điểm của chim bồ câu quá gần với các ý kiến trong đời thực. Sự châm biếm đôi khi chính xác tới mức nó có thể bị hiểu lầm trên thực tế " - ông nói.
Banksy, như thuờng lệ, không bình luận gì về quyết định của hội đồng bang Essex, mà chỉ lặng lẽ đăng ảnh bức tranh lên trang web riêng của ông cùng với ảnh bức tường mà trên đó bức tranh đã bị xóa. :-)

 
9:28 Monday,1.2.2016 Đăng bởi:  admin
@ hluyamen: Không hiểu ý bạn?
...xem tiếp
9:28 Monday,1.2.2016 Đăng bởi:  admin
@ hluyamen: Không hiểu ý bạn? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả