Gẫm & Bình

Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? – Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam” 11. 01. 13 - 7:52 am

Nguyễn Đình Đăng

Honoré Daumier
Qua các xưởng hoạ: Cực kỳ! Tuyệt! Trời đất!

 

Trong phần đầu bình luận mới đây cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam” của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung, Ilza Burchett đã trách các tác giả rằng họ nhầm lẫn định nghĩa với mô tả nghệ thuật đương đại, nhưng bản thân Ilza Burchett cũng không thể đưa ra một định nghĩa thích hợp.

Sự thực là đoạn trích dẫn từ Kathrin Busch cũng chẳng phải là một định nghĩa nghệ thuật đương đại, mà chỉ đơn thuần nêu ra một số khía cạnh (không phải là bản chất) của nghệ thuật đương đại, như sự bão hòa cao độ của kiến thức lý thuyết, rằng nghệ thuật đương đại trở thành một nghiên cứu hoặc một hình thức kiến thức độc lập tự thân, v.v. Tuy nhiên, những khía cạnh này rất chung chung vì chúng cũng có thể được áp dụng cho cả nghệ thuật thời Phục Hưng, Baroque, Cổ điển, ấn tượng, v.v.

Chúng ta đều biết rằng luật viễn cận tuyến tính đã được xây dựng bằng luận thuyết của Piero Della Francesca, những bức tranh và bản vẽ của Leonardo da Vinci được dựa trên kiến thức tiên phong và xuất sắc của ông về giải phẫu cơ thể người v.v. Theo nghĩa như vậy, “định nghĩa” của Kathrin Busch có chất lượng cũng tương tự như của các tác giả “Nghệ thuật đương đại Việt Nam“. Các tác giả này đã chỉ ra những khó khăn phải đối mặt khi cố gắng đưa ra một “định nghĩa” cho nghệ thuật đương đại. Sự thực là không tồn tại một định nghĩa như vậy. Những gì ta có chỉ là các khái niệm đa dạng.

Tiếp theo, khi khẳng định rằng “(ngay cả) những nghệ sĩ đương đại nào không hoặc tự cho rằng mình không quan tâm, không được truy cập hoặc tiếp xúc, hoặc không muốn dây với bất kỳ tư tưởng triết học nào bằng bất cứ cách nào vì bất cứ lý do gì, thì họ vẫn cứ thuộc về thế giới ‘đương đại’ của chúng ta, một thế giới tràn ngập mọi loại thông tin, không thể tránh khỏi ảnh hưởng lên các tác phẩm của họ,” Ilza Burchett đã mâu thuẫn với chính mình. Tuyên bố của bà thực chất có nghĩa là các nghệ sĩ đương đại thực ra có thể không cần bất kỳ nền tảng lý thuyết hay tư tưởng triết học nào, nhưng vẫn cứ là “đương đại”, đơn giản chỉ vì họ sống và sáng tạo trong thời đại của chúng ta.

Nghệ thuật đương đại không phải là chủ nghĩa hậu hiện đại như một quan niệm triết học. Việc các sinh viên có thể phải học lý thuyết của Plato và Aristotle về sự bắt chước trong nghệ thuật hoặc lý thuyết hậu hiện đại tại các trường nghệ thuật không có nghĩa là lý thuyết về sự bắt chước hoặc lý thuyết hậu hiện đại là định nghĩa của nghệ thuật đương đại [1]. Theo J.F. Lyotard, “Văn bản mà nghệ sĩ hậu hiện đại viết, tác phẩm anh ta sáng tác, về nguyên tắc mà nói, không theo các quy tắc định trước, và không thể đánh giá chúng theo một phán quyết mang tính định đoạt, bằng cách áp dụng các phân loại quen thuộc cho văn bản hoặc tác phẩm. Những quy tắc và phân loại như vậy chính là những gì mà tác phẩm nghệ thuật đang tìm kiếm. Các nghệ sĩ và nhà văn sáng tạo không theo quy tắc để xây dựng các quy tắc cho những gì sẽ được làm ra.”[2] Nói cách khác, nghệ thuật hậu hiện đại cũng tựa như giao thông tại Hà Nội, nơi mà quy tắc duy nhất là không-có-quy-tắc.

Hơn nữa, nghệ thuật đương đại, được hiểu như nghệ thuật của thời đại chúng ta đang sống, không còn là hậu hiện đại nữa. Thời hậu hiện đại đã cáo chung khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (khoảng những năm 1989 – 1990). Việc phát minh ra internet và mạng nhện toàn cầu trong những năm 1992 – 1994, thời đại kỹ thuật số, và các tình huống mới trên thế giới bao gồm cả sự sụp đổ của khối cộng sản (1991), sự suy tàn của các thể chế độc tài toàn trị, sự nở rộ khắp nơi của nền dân chủ, chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc bành trướng ở Đông Á, việc trái đất bị nóng lên, và sự thoái trào của các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima, v.v. chỉ là một số diễn biến đã thực sự lật một trang mới trong lịch sử nhân loại. Hoàn cảnh thế giới hiện nay buộc chúng ta phải tự vấn sâu sắc thái độ mà chúng ta có từ thời kỳ hậu hiện đại – thời mà chân lý và công lý đã được thay thế bằng đồng thuận nhóm, sự trình diễn tốt, tiện nghi, và lợi nhuận. Nghệ sĩ không đứng ngoài xu thế chung đó bởi lẽ, trước khi là một nghệ sĩ, y là một con người, một công dân, cho dù có là một công dân thế giới đi chăng nữa. Một lần nữa, chúng ta thấy các giá trị nghệ thuật mà nghệ sĩ đưa vào tác phẩm đang trở nên quan trọng bên cạnh giá trị thương mại. Niềm kính trọng đối với kỹ năng của nghệ sĩ đang dâng lên. Sự đánh giá đối với các họa sĩ thực sự biết vẽ, các điêu khắc gia thực sự biết tạc tượng, các nhà văn thực sự biết viết, đang ngày một gia tăng.

10/1/2013

[1] Cũng nên đặc biệt thận trọng trong việc đọc có chọn lọc để khỏi sa vào thứ khoa học giả hiệu vô nghĩa được viết trong các tác phẩm của các “trí tuệ thiên tài” như Jean Baudrillard, Gilles Deleuze hay Felix Guatarri.

[2] J.F. Lyotard, The postmodern condition: A report on knowledge (Manchester University Press, 1984).
 
*

Bản tiếng Anh:

Nguyen Dinh Dang

Comment on Ilza Burchett’s review of “Vietnamese Contemporary Art”

In the recent review of the monograph “Vietnamese Contemporary Art” by Bui Nhu Huong and Pham Trung, Ilza Burchett blamed the authors that they confused definition with description of contemporary art but she failed herself to give a proper definition of contemporary art as well. As a matter of fact, the paragraph she cites from Kathrin Busch is not a definition of contemporary art, but only points out some aspects (not the essence) of contemporary art such as its high saturation of theoretical knowledge, that contemporary art becomes a research or an independent form of knowledge itself, etc. But these aspects are so generic as they can be applied to Renaissance, Baroque, Classical, Impressionism arts, etc, as well. We all know that the theory of linear perspective was worked out in the treatise by Piero Della Francesca, that the paintings and drawings by Leonardo da Vinci are based on his pioneering and outstanding knowledge of human anatomy. In this sense, the “definition” by Kathrin Busch has the same quality as that by the authors of “Vietnamese Contemporary Art”. These authors have already pointed out the difficulties, which on faces when attempting to give a “definition” to contemporary art. In fact, a definition as such does not exist. What we have is just a diversity of notions.

Next, by stating that “Contemporary artists that claim or happened to have no interest, access or exposure, or do not wish to engage in any way with philosophical thought for whatever reasons, are nevertheless subject to our ‘contemporary’ world, which is infused with information of all sorts, unavoidably impacting on their work,” Ilza Burchett contradicts herself. Her statement effectively means that contemporary artists may actually not need any theoretical background or philosophical thought at all, but are nonetheless “contemporary” simply because they live and create in our time.

Contemporary art is not the postmodernism as a philosophical concept. The fact that one may have to study in art colleges the mimesis theory of art by Plato and Aristotle and postmodern theory in art colleges does not mean that these theories define contemporary art [1]. According to J.F. Lyotard, “the text he (i.e. the postmodern artist) writes, the work he produces are not in principle governed by preestablished rules, and they cannot be judged according to a determining judgment, by applying familiar categories to the text or to the work. Those rules and categories are what the work of art itself are looking for. The artist and the writer, then, are working without rules in order to formulate the rules of what will have been done.”[2] In other words, postmodern art is like traffic in Hanoi, where the only rule is no rule.

Moreover, contemporary art, understood as art of our present time, is no longer postmodern either. The postmodern time is effectively over at the end of the Cold War (around 1990). The invention of the internet and world-wide web in 1992 – 1994, the digital age, and the new situations in the world including the collapse of the communist bloc, the fall of dictatorship and totalitarian regimes, the worldwide blossom of democracy, the war on terrorism, the rise of nationalist expansionism in East Asia, global warming, the recession of the nuclear power plants after the Fukushima disaster, etc. are just some developments, which actually turned a new page in human history. The present condition in the world forces us to deeply question our attitude we bear since the postmodern time, where truth and justice were replaced with group consensus, good performance, commodity, and profits. Artists are not exempted from this common tendency because, before being an artist, one is a human being, a citizen notwithstanding a citizen of the world, or a cosmopolitan. Once again, we see that the artistic values that the artist puts into the creation of an art work are becoming important apart from its commercial value. The esteem for the artist’s skill is growing. We see more and more appreciation for the painters, who can actually draw and paint, the sculptors who can actually sculpt, the writers who can actually write.

 10/1/2013
——————
[1] One should be very careful in selective reading to avoid falling into the pseudoscientific nonsense written in the works by the postmodern “intellectuals-geniuses” like Jean Baudrillard, Gilles Deleuze or Felix Guatarri.

[2] J.F. Lyotard, The postmodern condition: A report on knowledge (Manchester University Press, 1984).

 

*

Bài liên quan:

– 28. 7: Bùi Như Hương và Phạm Trung ra mắt sách mỹ thuật đương đại Việt (bản tiếng Anh)   
– Khi sự “khéo” làm giảm sự hấp dẫn

– Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

– “Nghệ thuật Việt Nam đương đại 1990-2010”: Xứng đáng được vinh danh ở mức cao nhất

– Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? – Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam”
– Đừng nắm lấy một chi tiết rồi bẻ cong ý đồ ban đầu của người viết

 

Ý kiến - Thảo luận

19:53 Sunday,21.12.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng
Trích một điều của triết gia hiện đại đầu tiên đưa khái niêm hậu hiện đại lên tầm chủ nghĩa " Hậu hiện đại" J.F. Lyotard. Bởi có thể soi chiếu kiệt tác bằng nhiều hướng lí thuyết nhưng mọi lý thuyết đều không thể tìm ra công thức sáng tạo kiệt tác, và không cần nói thêm vì đúng là như vậy với mọi nghệ sĩ: “Văn bản mà nghệ sĩ hậu hiện đại viết, t
...xem tiếp
19:53 Sunday,21.12.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng
Trích một điều của triết gia hiện đại đầu tiên đưa khái niêm hậu hiện đại lên tầm chủ nghĩa " Hậu hiện đại" J.F. Lyotard. Bởi có thể soi chiếu kiệt tác bằng nhiều hướng lí thuyết nhưng mọi lý thuyết đều không thể tìm ra công thức sáng tạo kiệt tác, và không cần nói thêm vì đúng là như vậy với mọi nghệ sĩ: “Văn bản mà nghệ sĩ hậu hiện đại viết, tác phẩm anh ta sáng tác, về nguyên tắc mà nói, không theo các quy tắc định trước, và không thể đánh giá chúng theo một phán quyết mang tính định đoạt, bằng cách áp dụng các phân loại quen thuộc cho văn bản hoặc tác phẩm. Những quy tắc và phân loại như vậy chính là những gì mà tác phẩm nghệ thuật đang tìm kiếm. Các nghệ sĩ và nhà văn sáng tạo không theo quy tắc để xây dựng các quy tắc cho những gì sẽ được làm ra.” 
21:42 Thursday,13.3.2014 Đăng bởi:  Gia Phạm
Hình như việc sử dụng tiếng Việt của ta có vấn đề cho nên một số từ thật khó mà định nghĩa.
Hay tôi đề nghị không dùng từ gốc Hán Việt có được không?
Xin ai đó khái niệm giúp từ đồng nghĩa với ĐƯƠNG ĐẠI (với nghĩa đen của nó, không dùng nghĩa bóng) bằng tiếng
...xem tiếp
21:42 Thursday,13.3.2014 Đăng bởi:  Gia Phạm
Hình như việc sử dụng tiếng Việt của ta có vấn đề cho nên một số từ thật khó mà định nghĩa.
Hay tôi đề nghị không dùng từ gốc Hán Việt có được không?
Xin ai đó khái niệm giúp từ đồng nghĩa với ĐƯƠNG ĐẠI (với nghĩa đen của nó, không dùng nghĩa bóng) bằng tiếng Việt xịn đi
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả