Bàn luận

Cần thả lỏng trước những thử nghiệm 16. 01. 13 - 12:00 am

Trần Lương

SOI: Đây là trả lời của họa sĩ Trần Lương cho bài Dự án nói đây là tác phẩm nghệ thuật. Anh Trần Lương thì nói “không”?. Cảm ơn anh Trần Lương rất nhiều. Soi xin đưa thành bài để các bạn dễ theo dõi và trao đổi.

 

 

Chào Phương Vẹt, các tên tác phẩm mà bạn nói: đều là tác phẩm!

Dù bạn có vừa thêm còm là đã hiểu không rõ ý của tôi, thì tôi cũng phải nói thêm rằng câu hỏi của bạn là có-lí-do: Chính vì sự không rõ ràng trong thông tin bằng chữ của dự án “Người bay” (và cả sự không chịu phản hồi của các thành viên dự án với SOI) nên dù rất muộn, tôi phải gửi bài phân tích trên, những mong các vấn đề chuyên môn được bày lên bàn một cách dân chủ. Nếu gán đoạn phân tích của tôi thành phe phái hay định đỡ đòn cho dự án, thì cách nghĩ đó chỉ phản ánh tâm lí “đấu tố” bệng hoạn. Thực tế hiện tượng này gần đây đã ngẫu nhiên đẩy một bộ phận nghệ sĩ trẻ chăm thực hành vào im lặng không muốn tranh luận.

Ở bài trước tôi đã nói không bàn đến chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm. Nhưng vì đề tài chính của dự án đem ra thảo luận là bổ ích, là cần giải quyết trong giai đoạn phát triển của ta, và art space là động lực, là cái nôi cho mọi tìm tòi mới trong thời đại đa giao diện, đa phương tiện và hòa nhập. Vì thế tôi nói là trách nhiệm phải nói.

Lại nữa, các bài tường thuật trên SOI đưa tin và hình ảnh, cũng như hầu hết comment đều tập trung vào cái vỏ nhìn thấy ở quỹ Nhật Bản và đánh giá chất lượng mỹ thuật của nó – Đây là phần vỏ của dự án có nội dung thảo luận chia sẻ về các không gian nghệ thuật – Tiếc là SOI không đưa tường thuật nội dung và hình ảnh các tham luận, tọa đàm, slide talk của các nhà tổ chức, curator và nghệ sĩ – Đây là phần ruột, và mới là mục đích chính của dự án, nếu bàn mở rộng trên SOI thì bổ ích biết bao.

Các không gian thực hành này bản thân là khô khan (như phân tích ở bài trước) nên nó có thể nhận được những cuộc tọa đàm của nhóm hoặc người này mà có thể không nhận được cảm hứng tọa đàm của nhóm hoặc người khác. Vì nó không phải là nơi bắt buộc, phòng hỏi cung. Nếu tôi bất ngờ vào không gian MAC của Tuấn Mami với zero năng lượng và cái đầu rỗng tuếch thì tôi cũng chẳng nhận được gì ở nó cả. Thực tế dự án “Người bay” đã có nhiều cuộc tọa đàm tự phát và trong chương trình. Ở đây không phải cuộc tranh hơn giữa những người đã tọa đàm hoặc đã tham gia tương tác, với những người thấy dự án dở. Tôi viết phân tích cũng không phải để khen hay, đỡ đòn cho “Người bay”(nếu thế đã viết cmt lâu rồi) mà đây là một cái nhìn khác, là cần thiết, còn ai nhìn thế nào là quyền của mỗi người. Với dự án này các “phần cứng” đã có thông báo thời gian cụ thể (không xảy ra toàn thời gian như triển lãm, đến vãng lai thì không nghe và xem những thứ này được. Còn “phần mềm” là các không gian mở và triển lãm nhỏ. Tôi khá ngạc nhiên là các thành viên ở đó rất thường xuyên trong 1 thời gian lâu 2 khoảng tuần. Tất nhiên họ cũng như chúng ta, có gia đình và việc riêng không bảo đảm sự hiện diện của mình 100% thời gian như một công chức. Tôi nghĩ người xem chắc cũng đủ độ lượng để thông cảm với họ.

Ở dOCUMENTA 13 năm ngoái, đã có khá nhiều không gian thực hành và đối thoại được giới thiệu như tác phẩm. Nhưng người xem chỉ đến dự được vào những thời gian nhất định, và chỉ xảy ra trong tháng đầu tiên (vì nghệ sĩ không ở được cả 3 tháng event và kinh phí cũng không lo đủ). Ngay người xem các nước phát trỉển cũng thất vọng vì bị bỏ lỡ không bắt được thời gian của các sự kiện này.

Bây giờ tôi nói về khía cạnh nghệ thuật. Trong dự án “Người bay” có rất ít tác phẩm làm sẵn, hầu hết là sản phẩm làm tiếp và hoàn thành trong dự án, hoặc chợt làm ngay trong dự án. Với cách làm kiểu thực hành này: Có tác phẩm hay, có cái dở, có cái vẫn “vị thành niên”. Tác phẩm ở đây như phần phụ họa cho mục đích chính của dự án nên thật khó để bảo đây là một triển lãm “nét” và chặt chẽ.

Còn chất lượng nghệ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm của từng nghệ sĩ. Theo tự nhiên, trong cộng đồng nghệ sĩ 99.9% là èng èng, chỉ 0,01 phần trăm là xuất chúng, lấy đâu ra lắm nhân tài chứ các bạn nhỉ?

Với các hình thức nghệ thuật đã phổ thông, vì người xem và đồng nghiệp đã có kinh nghiệm và thông tin, cách ứng xử của công chúng tự nhiên khá độ lượng. Vì thế có vô số triển lãm tranh (chẳng hạn) dở ẹc mà chẳng ai thèm “đấu tố”. Với các môn nghệ thuật mới, người xem còn thiếu kinh nghiệm và thông tin. Không cần xem thì thôi, nhưng nếu cần thì phải bổ sung kiến thức mới hiểu được, đó là lẽ thường tình.

Ngay trong số các môn nghệ thuật hàn lâm có lịch sử cả trăm năm, nếu công chúng không nghiên cứu học hỏi (hoặc không có cơ hội) thì việc khó tiếp cận hoặc gây hiểu lầm là điều dễ xảy ra. Nghe hát ả đào, biết thưởng trống thì mới được giữ trống, không biết mà gõ thì khác nào phá nhạc. Điều này phải tự mà biết thôi, còn không tự lượng mà tự ái giai cấp, mới dẫn đến những trang sử u tối của loài người: chỉ vì muốn ai cũng nghe xem đọc và hiểu cùng một trình độ nên mới phải “đốt sách giết học trò”!

Với nghệ thuật cũng như khoa học (và mọi sự sáng tạo) thì thử nghiệm là cách duy nhất để tiến đến chân lí và thành công. Hành vi thử nghiệm tự nó đã đáng trân trọng và cần thả lỏng chứ chưa nói là cần nâng đỡ. Trăm lần thử may ra lóe sáng được một lần. Đó là quá trình tích lũy kinh nghiệm và tri thức có tính cá nhân nặng (dù làm việc nhóm nhưng kinh nghiệm và tư duy thu được khác nhau), quá trình này lâu dài và cả thiên cơ quyết định nữa! Ý tôi khi đánh giá một thử nghiệm mới cần khoa học và cẩn trọng. Lí lẽ của số đông hay uy tín đại chúng ở đây không có nghĩa là chân lí và tương lai. 

Ý kiến - Thảo luận

11:56 Thursday,17.1.2013 Đăng bởi:  django

He he, bác Trần Lương này vui tính thật! Bản thân dự án không có tường thuật "ác-tóoc" cho khán giả, "oep" không có, "phây búc" không có, chủ nhân lúc có mặt lúc không, lại kêu giá như SOI làm thay thì hay biết mấy! Bận sau bác nhớ nhắc mấy người l&agrav
...xem tiếp

11:56 Thursday,17.1.2013 Đăng bởi:  django

He he, bác Trần Lương này vui tính thật! Bản thân dự án không có tường thuật "ác-tóoc" cho khán giả, "oep" không có, "phây búc" không có, chủ nhân lúc có mặt lúc không, lại kêu giá như SOI làm thay thì hay biết mấy! Bận sau bác nhớ nhắc mấy người làm dự án đưa Soi vào thành một phần của dự án nhé, tớ nghĩ các bạn làm Soi cũng không hẹp bụng gì mà không tham gia, ủng hộ những cái mới đâu bác à.


Mà hình như bác Lương trong lúc viết bài mà tâm trí vẫn mải tranh luận, nên bác lại dùng một thủ thuật đánh tráo sự thật lịch sử thì phải. Chuyện "đốt sách giết học trò" là để cho cái bọn Nho gia lắm chữ nghĩa nó không bàn bạc lung tung, gây xáo trộn xã hội, ảnh hưởng đến quyền lực cai trị của "vạn thế Tần triều", chứ không phải như bác "mô-đéc hóa" thành "chỉ vì muốn ai cũng nghe xem đọc và hiểu cùng một trình độ". Bác gắng ví von như thế là khiên cưỡng lắm. Cái này chắc không phải chuyên môn của bác nên nếu cần, bác có thể mở Sử ký Tư Mã Thiên ra đọc lại.


Kính bác!

 
8:57 Wednesday,16.1.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng

Thực ra mình thấy anh Lương và nhiều bạn khác cũng không bất đồng quan điểm, mà là đang nói những khía cạnh khác nhau.


Anh Lương muốn nhắc là các không gian mở chưa phải tác phẩm hoàn thiện, chưa phải “áo”, vì vậy thứ nhất là nên cố gắng tì
...xem tiếp

8:57 Wednesday,16.1.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng

Thực ra mình thấy anh Lương và nhiều bạn khác cũng không bất đồng quan điểm, mà là đang nói những khía cạnh khác nhau.


Anh Lương muốn nhắc là các không gian mở chưa phải tác phẩm hoàn thiện, chưa phải “áo”, vì vậy thứ nhất là nên cố gắng tìm cách tương tác, mà nếu không tìm được thì cũng đừng vội chê là “áo xấu”, vì vốn không có “áo”.


Một số người thì lại cho là anh Lương khen “áo đẹp”, thực ra là lạc đề. Về chuyện áo có đẹp không (áo ở đây theo nghĩa là sau khi tương tác) anh Lương đã nói tránh là 99,9% nghệ sĩ èng èng thì lấy đâu ra áo đẹp, vì vậy khỏi phải bàn.


Như vậy, anh Lương bàn chuyện có áo hay không có áo, nhiều người khác lại nói chuyện áo đẹp hay xấu.


Điều làm tôi băn khoăn dưới góc độ người ngoại ngạch, rất mong anh Lương hay ai đó có chuyên môn giải đáp là mấy câu hỏi sau:


1. Một không gian thực hành cần sự tham gia, đóng góp của khán giả vào tác phẩm. Tuy nhiên, không nhất thiết khán giả phải là có học, có trình độ mới được. Ngay cả trong điều kiện khán giả chưa có thông tin, văn hóa tương tác, thậm chí với trẻ em, người mù, tù nhân, con nghiện, người thổ dân v.v., tôi hình dung vẫn có thể có những không gian thực hành tốt. Anh Lương có thể giới thiệu một số tác phẩm tốt trên thế giới được thực hiện trong điều kiện khán giả tương tự hay không?


2. Điều khó hơn là sau khi một nhóm khán giả không có trình độ tham gia tốt và tạo ra một sản phẩm tương tác hay, liệu họ có đủ khả năng nhận ra là sản phẩm đó tốt không, hay chỉ các chuyên gia từ bên ngoài nhận ra. Đây là câu hỏi về cơ chế tác động của một tác phẩm tương tác đến các đối tượng khác nhau và cơ sở để đánh giá chất lượng của chúng.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả