Bàn luận

Nhiều lỗ thủng! Nhưng chán, lờ đi là vô trách nhiệm! 14. 01. 13 - 3:12 pm

Trần Lương

 

Không gian của Những Chân Trời Có Người Bay (Ảnh: Nhã Kỳ)

 

Qua hầu hết bài viết và comment về dự án Chân trời có người bay, tôi nhận thấy có sự hiểu chưa rõ về mục đích của dự án, và cũng hiểu không đúng về các không gian nghệ thuật và triển lãm trong dự án này. Sự hiểu không đúng này lặp lại tuần trước trên một tờ báo văn hóa chính thống. Tôi xin chia sẻ một chút, và nhận xét này thuần túy về mặt cấu trúc dự án, không bàn về chất lượng nghệ thuật cao hay thấp của các tác phẩm.

Vì mục đích chính của dự án là chia sẻ kinh nghiệm về các cách thể nghiệm và hình thức tổ chức không gian nghệ thuật nói chung (art spaces), trong các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội khác nhau (điều này đã thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các tọa đàm, artist talk và các bài nói chuyện của các nhà tổ chức, curator…), nên theo tôi hiểu, ở đây cần phân biệt hai loại không gian giao tiếp nghệ thuật khác nhau:

1. Là các không gian:

–    được thiết kế bởi các nghệ sĩ thành viên dự án,
–    mở ra để thực hành và đón mời các nghệ sĩ khác, các khán giả yêu nghệ thuật và bất cứ ai
–    những người đến dự này tới để tham gia thảo luận và trao đổi với người tạo không gian, với công chúng, sau đó có thể phối hợp thực hành tại chỗ.

Vậy các không gian như: bếp gia đình của Ngọc nâu, studio của Trinh Thi và Jamie, MAC studio của Tuấn Mami, Sân khấu của Phụ Lục, xưởng may của Diệu Hà và Quốc Thành, toàn bộ cấu trúc gỗ của kiến trúc sư Tsuneo Noda… đều là không gian thực hành. Chúng được trang bị phương tiện để thực hành như: máy may, bếp và dụng cụ để nấu, bàn trà, chỗ ngồi, máy chiếu hình, phương tiện của studio chụp ảnh… Đó cũng là không gian mở, chờ, và mưu cầu cộng tác, không phải là một tác phẩm nghệ thuật vật phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy ta mới thấy các không gian này để ngỏ, ở đó có chỗ ngồi hoặc chỗ trống ở trung tâm không gian dành cho khách. Các nghệ sĩ tạo ra các không gian ở đây không đóng vai trò người trình diễn hay tác giả, vai trò của họ là người thể nghiệm, phục vụ, gợi ý, thảo luận và kết nối.

Bản đồ khu Những Chân Trời Có Người Bay

 
2. Các phần triển lãm, trình diễn và trình bầy tác phẩm của nghệ sĩ thành viên dự án: là các tác phẩm trình diễn của Phụ Lục, Kumpei Miyata…Các triển lãm Đo thế giới, Laying down của Jamie Maxtone-Graham, Utopia của Tuấn Mami, ảnh của Quốc Thành…
 

Tại sao lại có sự chê ỏng eo hầu hết các không gian mở (1) của dự án?

Vì khán giả xem các không gian này như xem tác phẩm nghệ thuật!

Vì khán giả ở ta vẫn có thói quen cổ điển là cứ đến với sự kiện nghệ thuật là phải được nhận một bữa ăn nghệ thuật hoàn chỉnh.

Kèm theo tâm lí “tôi là người ngoài cuộc” cưỡi ngựa xem hoa.

Và có cả một chút thiếu tự tin trước nghệ thuật mới, cách tiếp cận mới, nhưng lại ngại tương tác và nghiên cứu tác phẩm, tác giả sâu hơn một chút để hiểu nó (hệ quả của nền giáo dục và phát triển xã hội yếu kém).

Trong trường hợp này, khác với đi xem triển lãm thông thường, khán giả nên chủ động hơn và đặt mình vào vai trò phản biện tại chỗ hoặc tương tác (Như đem những vấn đề đặt ra trên SOI hỏi, trao đổi trực tiếp tại chỗ). Hoặc khán giả tạo nên những cuộc tọa đàm nghệ thuật do mình khởi xướng (có thể sáng tạo một khái niệm, hành vi, hay làm workshop…). Lúc đó họ sẽ đẩy chính những người tạo ra không gian thành khán giả, hoặc thành người đối thoại.

Khán giả chờ đến giờ khai mạc Những Chân Trời Có Người Bay. (Ảnh: Tịch Ru)

Thực ra đây là điều khá mới mẻ trong giao diện giữa công chúng với nghệ thuật. Và phải thông cảm với đại đa số khán giả Việt Nam vì họ không có thông tin và kiến thức về cách tương tác với không gian thực hành mở. Chính hình thức tương tác trong nghệ thuật là cách đối thoại sinh học tốt nhất để khơi thông những khái niệm, lí thuyết… để nhận biết và phản biện bằng ngũ quan. Qua những thực hành này, các loại lí luận mỹ học và triết học (thông qua nghe, đọc) mới có cơ hội hữu dụng, mới cơ may sáng tỏ, và tránh được sự tự mâu thuẫn, mơ hồ và tối nghĩa.

Việc so sánh hình thức không gian mở của Ngọc nâu với tác phẩm của Rickrit Tiravanija cũng không được kỹ và thỏa đáng. Vì với sự nấu ăn của Rickrit là anh chủ động sáng tạo một tác phẩm đa phương tiện, xảy ra trong một buổi ở trong bảo tàng hoặc gallery. Sau đó phần hiện trường được bày như triển lãm. Còn Ngọc nâu thì tạo ra không gian cho các cuộc gặp gỡ đan xem trong một trung tâm văn hóa, dùng chất dẫn xuất bằng ăn và uống (có trả tiền) và được dọn dẹp sạch hàng ngày, không có thời gian khai mạc. (Rickrit đã sang Việt nam nhiều lần và là đồng curator của dự án Saigon thành phố mở năm 2006, dự án này không liên quan gì về cả nội dung, hình thức, đến nhân sự nghệ thuật với dự án cùng tên mà Nguyên Hưng và gallery Mai đang thực hiện ở Sài Gòn)

*

Bài tiếp theo: “Từ những khúc mắc chuyên môn như thế này, vai trò của phê bình lí luận ở đâu?” 

Ý kiến - Thảo luận

11:33 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  admin

@ Huy: Bạn cứ gửi bài về soihouse nhé, bọn mình sẽ hồi âm ngay.


...xem tiếp
11:33 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  admin

@ Huy: Bạn cứ gửi bài về soihouse nhé, bọn mình sẽ hồi âm ngay.

 
11:31 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  huy
làm sao có thể đăng bài trên soi ạ?
...xem tiếp
11:31 Tuesday,22.1.2013 Đăng bởi:  huy
làm sao có thể đăng bài trên soi ạ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả