Nhiếp ảnh

Khi Thomas Sauvin cứu 500.000 bức ảnh tại Trung Quốc 21. 01. 13 - 2:28 am

Soi P st & dịch

 

Thomas Sauvin là một nghệ sĩ người Pháp, sống tại Bắc Kinh, và làm việc cho nhà xuất bản Archive of Modern Conflict (Lưu trữ hình ảnh của những xung đột thời hiện đại) của London. Lúc đầu Thomas làm việc với các nhiếp ảnh gia đương đại của Trung Quốc để lấy hình, nhưng sau đó Thomas thấy rằng “chuyên nghiệp” cũng đồng nghĩa với tốn tiền, và lắm lúc sự chuyên nghiệp đem lại một cái tôi hơi lớn, làm lu mờ mất xã hội thật của Trung Hoa. Thế là Thomas bắt đầu đi tìm lại những tác phẩm cũ của các nhiếp ảnh gia amateur.

Đến khi người dân Trung Quốc bắt đầu ồ ạt mua máy ảnh kỹ thuật số vào năm 2005, 2006, các tấm hình chụp bằng phim bị bỏ rơi, quăng vào sọt rác, hoặc bị đem đi thanh lý, đốt… Thomas tự tay đi lùng và cứu gần 500 ngàn bức ảnh. Anh ngạc nhiên khi nhận thấy rằng những tấm hình này cho thấy sự thay đổi của Trung Quốc một cách thiết thực, gẫn gũi nhất.

Năm 80s, Trung Quốc cũng có nhiều kiểu ‘tình yêu thời xe đạp’ như thế này.

 

Đây hình như là một vận động viên, tranh thủ chụp hình lúc đi thi đấu. Thời đấy thì chỉ một số nhân vật như trính trị gia, nghệ sĩ lớn, vận động viện… là có cơ hội đi đây đi đó (dù chỉ là đi trong Trung Quốc).

 

Trong lúc khó khăn, những vật dụng bình thường cũng trở thành món xa xỉ, Thomas tìm thấy nhiều ảnh chân dung chụp cạnh những món “quý” thời đó như ti-vi…

 

… tủ lạnh…

 

… xe mô-tô. Xem mấy tấm hình này bỗng nhớ tới Việt Nam vào những năm 80s, bao nhiêu chủ nhà, cặp đôi chụp hình cạnh quạt máy, đồng hồ chạy pin…

 

Khi đất nước khá hơn, dân Trung Quốc lại thích chụp hình với nhà cao tầng.

 

Rồi chụp với các biểu tượng ngoại lai như ông McDonald’s này. Hóa ra McDonald’s vào Trung Quốc cũng khá sớm. Hiện giờ McDonalds vẫn chưa về Việt Nam, nhưng có lẽ chuyện này cũng không có gì đáng buồn cho lắm.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả