Nghệ sĩ thế giới

Từ biểu hiện trừu tượng tới tự họa khỏa thân 25. 02. 13 - 7:28 am

Martha Schwendener – Phước An dịch

 

Như hầu hết họa sĩ thế hệ mình, “nỗng sư nữ quyền” Joan Semmel, sinh năm 1932 tại Bronx, khởi nghiệp vẽ bằng tranh trừu tượng. Tuy nhiên, vào những năm1970s, bà quay về với hội họa biểu hình (figure) — và thế là vướng thêm một loạt vấn đề. Không những vì bà quay về với một môi trường bị coi là hấp hối (những năm 60s cực đoan ấy đâu đâu cũng nghe ra rả về “cái chết của hội họa”), mà còn vì bà đang quay về với một hình thức theo truyền thống là đầy nguy hiểm. Là một nhà nữ quyền, làm cách nào để bà Semmel vẽ những hình ảnh người nữ – đặc biệt là nữ khỏa thân – mà không để hình ảnh đó mang hình ảnh một vật bị động bày ra cho đàn ông xem (như từ xưa tới nay vẫn thế)?

Giải pháp của Semmel thật táo gan: bà vẽ cảnh giao hợp, và vẽ mình khỏa thân. Vào cái thời được gọi là giải phóng tình dục ấy, những thứ gợi dục vừa hợp tình vừa hợp cảnh.

 

Đầu tiên Semmel thử vẽ, sau bà chuyển sang chụp ảnh. Có những người sẵn sàng tình nguyện làm mẫu cho bà. Và thế là từ đấy bà bước vào đại lộ màu mỡ của hội họa cuối thế kỷ 20: tận dụng mối quan hệ giữa ảnh và tranh.

Khoảng hơn chục bức của Semmel hiện đang được bày tại bảo tàng Bronx trong một triển lãm có tên Joan Semmel: The Lucid Eye (Cái nhìn tỉnh táo), mà theo giám tuyển Antonio Sergio Bessa, là một show bày dự án (project show) hơn là một triển lãm tổng kết đời. Cũng đúng thôi, tổng kết đời sao được, khi mà chục bức ấy chỉ hoàn thành sau 2001, so với những bức thời kỳ đầu của Semmel thì chúng ít khiêu khích hơn nhiều, nhưng tập hợp lại thì chúng tạo thành một dự án vừa mạch lạc về mặt ý niệm, vừa cho thấy cái sự (vẫn còn) đắm đuối với sơn với dầu của họa sĩ – nhất là khi họa sĩ ấy lại khởi nghiệp là một người theo trường phái biểu hiện trừu tượng.

Một bức hồi trước của Semmel

 

Một bức trong triển lãm mới của Semmel

 

Chỉ có ít bức vẽ Semmel trong trạng thái khỏa thân, nhưng với những bức ấy, Semmel cũng đã làm được một việc xưa nay hiếm ai làm, là vẽ khỏa thân nữ lớn tuổi (và gần như không ai vẽ tự họa khỏa thân khi mình đã về già). Nhìn theo cách đó, bức “Centered” (Bị đặt vào trung tâm? – 2002) là một kiệt tác cả về mặt hội họa biểu hình lẫn hội họa ý niệm. Bức tranh diễn tả Semmel khỏa thân, ngồi trước một cái gương, mặt bị camera che khuất, mông và đùi là những phần cơ thể phô ra rõ nhất.

Bức tranh là một sự giới thiệu tài tình về Semmel, vừa với tư cách họa sĩ, vừa là người mẫu, đồng thời cho thấy công cụ kỹ thuật – chiếc máy ảnh – mà các họa sĩ lâu nay vẫn dùng (thường là lén lút), kể từ khi người ta phát minh ra nó. (Ngay từ thời Phục hưng, chiếc máy ảnh đã vận hành như một thứ công cụ quyền năng của họa sĩ: người ta dùng “camera obscura” – một thiết bị thời ấy, để giúp dựng bố cục và phối cảnh.)

Bức “Cornered” (Bị dồn vào góc – 2006) diễn tả Semmel khỏa thân co mình trước một tấm gương, trong khi ba bức lớn khác trong triển lãm The Lucid Eye vẽ một chiếc máy ảnh có ánh đèn flash phản chiếu trong gương, cho thấy đây là một trong những thiết bị quan trọng (của cánh họa sĩ).

 

Double X” (X đôi, 2005) cho thấy Semmel ngồi trước một cái gương, áo tốc lên, hai chân trần, đèn flash của máy ảnh lóe sáng ngay điểm giữa hai đùi, là vị trí của cơ quan sinh dục. Tuy vậy, chữ “X” trong tên tranh không phải chỉ ám chỉ mấy cái chân ghế bắt qua lại, cũng không chỉ nói về phim khiêu dâm, mà nói về một cấu trúc bố cục truyền thống trong hội họa.

 

Light on Glass” (2005) và “Mirrored Screen” (2005), với những ánh đèn flash lóa lên trong một căn phòng tối, cũng muốn nhắc đến những vị tiền bối, làm ta nhớ đến những bức tranh Baroque của Caravaggio hay Georges de La Tour – những người chuyên dùng hiệu quả đối lập sáng-tối một cách đầy kịch tính, hoặc có khi chỉ dùng một nguồn sáng lập lòe, đơn độc trong tranh.

Trong triển lãm, một bức tường dài đầy những bức chân dung con con, kiểu tự họa vẽ cận, cho thấy một Semmel trong một hình ảnh không được lý tưởng hóa, một người mẫu nữ chung chung, mà là một “cá thể cụ thể”, với những hình ảnh được chộp ở những thời điểm khác nhau. Trong số đó có một bức tự họa “Untitled”, vẽ từ hồi 2010, cho thấy một hình thức nhiếp ảnh tự-chụp-mình rất đương đại nữa: ngồi trước ánh sáng xanh của màn hình máy tính, chụp qua webcam.

 

Xem một loạt các bức tranh ở đây, ta sẽ phải so sánh với các dự án đương đại khác: những bức khỏa thân vẽ kiểu tả thực của Philip Pearlstein và Lucian Freud; ảnh tự chụp của Cindy Sherman (và giờ đây có thêm những ảnh bà khi đã già); hay một loạt hình ảnh xếp theo bộ của cùng một người phụ nữ, được Roni Horn chụp ở những giai đoạn khác nhau.

The Lucid Eye” cho thấy một cái quang cảnh kỳ diệu, đó là lúc cao điểm của một người làm nghề, đã biết dành suy nghĩ để nghĩ một cách nghiêm túc về việc vẽ (hay chụp) một con người trong thời đại này thì có ý nghĩa gì.

 

Giờ đây, thêm vào danh sách những đề tài cấm kỵ đã từng kinh qua, Semmel có thể thêm một gạch đầu dòng: “vẽ mình khỏa thân và có sao để thế, khi đã là một lão bà”. Giờ, trong danh sách các chủ đề cấm kị mà bà đã chọn để đối diện, thì Semmel có thể kể việc bà tự phô diễn một cách thản nhiên như là một lão bà trần truồng. Nhưng ngay cả việc (tự phô diễn cấm kị) này cũng không che dấu nổi là chủ đề thật của bà mới chính là hội họa (và mối quan tâm của bà) là cách mà phương tiện diễn đạt này có thể được làm sinh động lại nhờ thay đổi xã hội và thời cơ mới của những kỹ thuật thị giác mới..

Joan Semmel: The Lucid Eye sẽ bày đến 9. 6. 2013. Bạn nào ở Mỹ thì đến xem nhé.

 

*

Bài về Joan Semmel:

– Joan Semmel: Nỗng sư nữ quyền 
– Từ biểu hiện trừu tượng tới tự họa khỏa thân

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp