|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhVì sao tranh Pollock đẹp, hay về “hạt đẹp” đã được cấy sẵn trong não ta 14. 03. 13 - 2:05 pmJanelle Zara – Hồ Như Mai dịchCái đẹp là thứ có quyền năng. “Về mặt bản năng, chúng ta luôn vươn tới những thứ hấp dẫn; cái đẹp lay động được ta (theo đúng nghĩa đen),”- một bài báo gần đây trên tờ New York Times đã chỉ ra, và theo “chân lý” này thì trong thiết kế, hình thức cũng quan trọng như chức năng vậy. Có đủ loại quan điểm về chuyện hình thức của một vật ảnh hưởng thế nào đến nhận thức, cảm xúc và hơn cả là mức độ ta muốn có được vật ấy. Tính đối xứng từ lâu đã được cho là dấu hiệu của cái đẹp (ví dụ gần đây tạp chí đàn ông Esquire đã ngơ ngẩn choáng váng trước tính đối xứng trên gương mặt của Megan Fox – Tóm tắt, bài báo nói: Cô này rất đẹp, nửa bên trái y hệt nửa bên phải – ND). Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng màu vàng và đỏ trên logo của bánh mì McDonald’s khiến cho ta thấy đói hơn. Lại có người nói ta có thể áp dụng thiết kế để làm giảm căng thẳng lo lắng. Và gần đây lại có cả ý kiến cho rằng uống sô-cô-la nóng trong cốc màu cam thì sẽ ngon hơn (tôi sẽ quan tâm khi nghiên cứu này kiếm được nhiều hơn 57 người tham gia, xem bài báo “khoa học” đó ở đây).
Ngoài tính đối xứng và màu sắc, tờ New York Times còn nhắc tới tính cân đối như một yếu tố quyết định sự hấp dẫn nói chung của một thiết kế. Thí dụ tỉ lệ 5 x 8 của “hình chữ nhật vàng”, luẩn quẩn quay đi trở lại suốt trong lịch sử, từ mặt tiền đền Parthenon cho đến chiếc iPod đầu tiên, về lý thuyết, chính là hình dạng lý tưởng đối với não bộ.
Nhưng kinh ngạc hơn cả là ý tưởng rằng những motif phân dạng (fractal) lại có tác dụng xoa dịu, vỗ về. Nghe đâu trong thiên nhiên lại còn tồn tại một thứ mật độ lý tưởng cho những motif này, ví dụ như những đám cây keo trên đồng bằng Phi Châu, hay những giọt màu nhỏ kiểu ‘hên xui’ trong tranh Jackson Pollock.
“Phản ứng của chúng ta với motif này ngoạn mục tới mức, nếu nhìn thấy, nó có thể giúp ta giảm stress tới 60%,” bài báo phân tích, có vẻ muốn cho rằng sở dĩ người ta thích tranh Pollock là vì thấy như tự nhiên được trở về “một nơi chốn đã lưu trong ký ức di truyền của chúng ta, từ thuở hồng hoang của loài người” (New York Times cũng viết sến như ai – ND). Nếu những lý thuyết này đúng – tức là trong tiềm thức ta có một góc hạnh phúc bí mật, và góc ấy có thể dễ dàng được đánh thức chỉ với vài giọt màu nhỏ có tính toán – thì các nhà thiết kế ngày nay tha hồ rung đùi cạnh tranh với các thể loại thuốc an thần. “Một nhà nghiên cứu từng tính được, rằng người Mỹ một năm tiêu 300 tỉ đô vào các bệnh tật liên quan đến stress, nếu vậy thì lợi ích kinh tế từ những hình dạng nói trên, nếu được áp dụng rộng rãi trong thiết kế, sẽ đạt mức tiền tỉ” – Quả là tin tốt lành nếu bạn không có tiền thuê chuyên gia trị liệu tâm lý, hay mua Gối đà điểu*.
Ý kiến - Thảo luận
12:38
Friday,15.3.2013
Đăng bởi:
Cook Noon
12:38
Friday,15.3.2013
Đăng bởi:
Cook Noon
Cây keo này nước mình nhiều mà, ở quê thì hay trồng làm hàng rào, thân thẳng, có quả dài dài thắt múi kiểu quả me, khi chín thì màu đỏ, ăn không ra gì. Tuy nhiên cây keo ở nước mình không có tán to tròn như keo châu Phi. Có một loại keo tán cũng tròn nhưng thân mảnh hơn là keo Nhật Bản, hay trồng làm kiểng trong mấy khu vườn nhà khá giả, kiểu dưới chân rải sỏi trắng.
12:35
Friday,15.3.2013
Đăng bởi:
admin
Đây là cmt của Phạm Huy Thông, dán nhầm bài, Soi dán lại: "Bên Singapore cũng thấy họ trồng cây giống loại cây này, nhất là trên đường từ sân bay về. Tán cây xoè rất rộng, và cành cây tạo cảm giác xum xuê nhiệt đới." ...xem tiếp
12:35
Friday,15.3.2013
Đăng bởi:
admin
Đây là cmt của Phạm Huy Thông, dán nhầm bài, Soi dán lại: "Bên Singapore cũng thấy họ trồng cây giống loại cây này, nhất là trên đường từ sân bay về. Tán cây xoè rất rộng, và cành cây tạo cảm giác xum xuê nhiệt đới." Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cây keo này nước mình nhiều mà, ở quê thì hay trồng làm hàng rào, thân thẳng, có quả dài dài thắt múi kiểu quả me, khi chín thì màu đỏ, ăn không ra gì. Tuy nhiên cây keo ở nước mình không có tán to tròn như keo châu Phi. Có một loại keo tá
...xem tiếp