|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngChanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí 26. 02. 17 - 2:31 amPha LêMùa khó chịu sắp đến, ờ thì cũng không phải sắp lắm, trời vẫn còn mát, nhưng chờ nó đến tới nơi rồi mới đi nghĩ cách đối phó e chẳng trở tay kịp. Trong lúc tiết trời (ít ra ở miền Nam) còn đẹp, chúng ta có thể ngâm trước một số món để lúc thời tiết nóng hừng hực hoặc “lúc nóng lúc mưa” thì ta vẫn có món giải khát, giải nhiệt, làm cơ thể dễ chịu. Món gì vậy? Món chanh muối Ma-rốc. Tôi biết đến món này nhờ một lần… bị bệnh. Cổ họng lúc ấy đau rát đến phát mệt nhưng chưa tới mức sốt thành ra cũng không đụng đến thuốc, chờ nó tự khỏi. Lúc sang nhà bạn, tên là bạn Thảo, Thảo thấy tôi nhăn nhó bèn tống vào mồm một miếng chanh muối bắt nhai. Vừa nhai mặt mày vừa nhăn nhó hơn bội phần nhưng từ từ thấy thông cổ, đỡ đau và cơn rát mỗi lần nuốt nước bọt bỗng dịu lại. Thảo bảo đây là chanh muối kiểu Ma-rốc, thế là tôi tò mò đi tìm hiểu thêm về hình thức muối chanh này. Hóa ra muối chanh kiểu Ma-rốc rất dễ, và dùng chanh vàng, chanh xanh Việt Nam, thậm chí chanh đào đều được cả. Do chanh này có thể tận dụng luôn vỏ nên ta chịu khó tìm chanh trồng đàng hoàng một chút. Không chanh tự trồng hay chanh hữu cơ thì tìm chanh có bón phân NPK cũng được, dù là phân hóa học nhưng lâu lâu bón dưới gốc là không tới nỗi, dùng vẫn an toàn. Chanh có thể cắt lát ra muối, nhưng tuyệt hơn cả là chỉ khía trái chanh làm tư, không cắt lìa, sau đó nhét muối vào phần đã khía ở giữa trái chanh. Tốt nhất nên dùng muối hột to, ví dụ muối hột biển của Việt Nam, hoặc muối hồng. Trái với muối hột biển lấy… từ biển, muối hồng là loại đào dưới đất ở các mỏ muối. Muối hồng đỡ gắt hơn, tuy nhiên nó đắt và phải đi lùng mua chứ không “sẵn có” như muối biển, bạn nào muốn ủng hộ nguyên liệu Việt thì cứ dùng muối biển hột thôi. Lưu ý là không nên dùng muối đen để muối chanh nhé, muối này dành cho người ăn chay, vị tự nhiên của nó có mùi… trứng, nên muối chanh sẽ rất kỳ cục. Cách làm đại loại là chia chanh ra thành 2 phần 3, ví dụ 10 chanh thì chia một phần 4 trái, phần còn lại 6 trái chanh chua (ai thích đều có thể chia nửa 50/50). Một phần khía và nhét muối hột như trên, xong rồi xếp chúng vô lọ hoặc hũ thủy tinh. Nhét hết rồi, phần chanh còn lại bổ đôi vắt nước, đổ nước chanh vắt đấy vào hũ đang đựng chanh muối sao cho nước ngập đầy. Vỏ chanh vắt xong nếu sợ phí thì nhét tiếp phần vỏ đã vắt kiệt vào hũ thủy tinh luôn (còn không thích nhét vỏ, cũng chẳng thấy có nhu cầu xơi vỏ chanh muối thì cứ bỏ vỏ lại, dùng rửa chén rửa tay cho thơm). Muốn ngập 4 trái chanh muối là thường phải vắt nước 6 trái chanh hoặc hơn. Nếu nước chanh vắt ra không đủ để làm ngập phần chanh muối trong hũ thì sao? Có hai cách: một là vắt thêm chanh đổ vô, hai là chế thêm rượu vodka cho tới khi dung dịch ngâm ngập qua đầu chanh. Rượu sẽ giúp chanh muối thêm hương thơm nồng nàn, đặc biệt hợp với các ông. Nhưng ai ngại rượu, hoặc nghĩ con nít sẽ dùng nhiều thì cứ dùng nước chanh thôi (hoặc bỏ thật ít rượu để gọi là có mùi). Trên lý thuyết, chanh muối ngâm 1 tới 3 tháng là dùng được, nhưng để càng lâu sẽ càng ngon và đậm đà. Món này để ở nơi tối, thoáng, sạch sẽ thì 2,3 năm cũng chưa hư mà chẳng cần trữ tủ lạnh. Nhờ trữ lâu vậy mà hồi xưa con người muối chanh để dành cho mùa khan hiếm, và để tiện vận chuyển đến các vùng xa xôi nơi cây chanh không phát triển tốt. Bây giờ tranh thủ làm một hũ, đến mùa khó chịu trong người thì lôi nó ra pha nước uống.
Kiểu ngâm chanh muối Ma-rốc có hai lợi thế, đầu tiên là nó dễ làm mà vẫn có thể tận dụng nguyên liệu “nội địa” trăm phần trăm. Cách muối chanh khác là nào phải chà vỏ, nào phải ngâm phèn búa xua, nghe xong thấy oải rồi. Nhưng lợi thế lớn nhất của chanh muối kiểu này là ngoài dùng pha nước uống, nó có thể trở thành nguyên liệu cho nhiều món. Nước chanh muối có thể lấy làm kem, lấy trộn xa-lát. Nước lẫn trái dùng tạo vị cho các món gà hầm, cừu hầm cũng được tuốt. Người Ma-rốc có món gà hầm chanh muối đặc sản, rất ngon và thơm do bản thân chanh đã thơm rồi, ngâm lâu vị chanh còn “lên tuổi” già dặn hẳn ra. Chanh muối cũng đã mặn, tiện thể “nêm” món hầm vừa miệng luôn. Món ăn như vậy vừa đậm đà vừa thơm, ăn vô chanh còn giúp người ngợm thấy thoải mái hơn nữa, đặc biệt nếu phải sống ở xứ có mùa hè nóng phát điên như Ma-rốc. Nói chung cứ quăng vài trái chanh cùng tí nước vô nồi hầm, không nêm gì cả. Hầm xong lôi ra thử, nếu thấy nhạt thì hẵng dùng tới muối.
Nhà tôi giờ cứ gối đầu mấy hũ chanh muối để năm nào cũng có dùng, mỗi hũ sẽ chừng một năm tuổi. Tuy nhiên tôi đang nung tham vọng “nuôi” một hũ hơn 2 năm để xem chất lượng sẽ như thế nào, và khi ấy sẽ làm thêm một bài “thu hoạch”. Cảm ơn bạn Thảo đã giúp đỡ trong lúc họng đau, nhờ vậy mà mò ra bao nhiêu món ngon. * Bạn nào muốn mua muối hồng hột thì lên facebook mua nhé (ngoài ra còn có muối hồng mịn để nêm món ăn). Còn không thì chợ với siêu thị luôn bán đầy muối biển hột, cứ đi mua thôi. * Pha Lê nấu ăn: - Pha Lê nấu ăn: Trúng phải âm mưu của Soi, cuối cùng nấu được rươi ngon - Pha Lê nấu ăn: cá hanh với bó xôi - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua Hy Lạp (phần 1) - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 2) – Cà-ri mà nhẹ tựa bóng bay - Pha Lê nấu ăn: Tết không ngán với ya-ua (phần 3) – Heo ta heo tây đều ngon khi ngâm whey - Pha Lê nấu ăn: thích ăn cá thì nên tự phi lê - Pha Lê nấu ăn: ức gà khô thì đem bọc mỡ chài - Pha Lê nấu ăn: có măng ngon, nấu món gì cho lạ? - Pha Lê nấu ăn: Hai món serrano đơn giản cho người nấu thanh thản - Pha Lê nấu ăn: serrano củ cải – cuối cùng vẫn phải là Tàu - Nước hầm (phần 1): nếu hầm đúng, trong nước hầm có gì bổ? - Nước hầm (phần 2): chọn xương rồi lại chọn nồi, và tại sao phải hầm lâu, lửa nhỏ - Nước hầm (phần 3): làm sao để vừa hầm xương vừa đi chơi được với bồ - Pha Lê nấu ăn: muối trứng vịt và vỏ củ cải - Pha Lê nấu ăn: dưa leo chua ngọt, tỏi miso, củ cải đỏ ngâm mơ muối - Chanh muối kiểu Ma-rốc: chỉ để uống không thì quá phí - Pha Lê nấu ăn: người lười làm pancake lười để tạ lỗi - Pha Lê nấu ăn: Trời thương người siêng cho “pancake siêng” ngon hơn hẳn - Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai - Pha Lê nấu ăn: sốt táo thiên đường - Pha Lê nấu ăn: thịt viên Nga – làm thế nào cũng không ngon bằng mẹ nấu - Kẹo bơ mặn cho Giáng sinh thêm ngọt - Tết không ngán: làm món thịt “kho đi kho lại” - Làm món ngâm nước bạn cho món nước ta thêm thanh nhã - Câu chuyện bánh mì, bài 1: Vị cứu tinh cổ kim - Câu chuyện bánh mì (bài 2): Bánh mì ngon phải làm từ men vĩnh cửu - Câu chuyện bánh mì (bài 3): Pháp hay không Pháp, đó mới là vấn đề - Món Việt tinh thần Nhật: Cá mó ướp giấy dó - Kim chi vụn hào: - Tương “có con nhoi nhoi” ủ lâu năm của anh Sơn - Mạch nha: “cải tiến” món ức gà thành ngon tê tái - Hummus: món Trung Đông nhưng trẻ con Việt ăn thun thút - Không màng yêu ghét với tỏi confit Ý kiến - Thảo luận
7:07
Saturday,7.8.2021
Đăng bởi:
Hưng Lê
7:07
Saturday,7.8.2021
Đăng bởi:
Hưng Lê
Nhét hết rồi, phần chanh còn lại bổ đôi vắt nước, đổ nước chanh vắt đấy vào hũ đang đựng chanh muối sao cho nước ngập đầy
> quan trọng là chữ "sao cho". theo kinh nghiệm làm 3 lần rồi, thì phần chanh còn lại vắt vào hủ không đủ nước cốt chanh để NGẬP ĐẦY được đâu. Tỉ lệ thường hơn 4/6 hay 5/5.
18:43
Saturday,25.3.2017
Đăng bởi:
phale
@phan quang nhut: Làm gì có tỷ lệ nào bạn. Đơn giản là cắt chanh rồi nhét muối hột vào thôi. Phần muối vãi ra thì gom lại cho luôn vô hũ. Mình làm cũng chưa bao giờ cân đo, mà đo cũng không được tại chanh có trái lớn trái bé :) chứ đâu có chuẩn mực gì mà bao sô hết tất cả. Món này bình dân mà, mình không nghĩ hồi xưa ông bà Maroc đi đo từng cân muối. Chỉ cần nhét
...xem tiếp
18:43
Saturday,25.3.2017
Đăng bởi:
phale
@phan quang nhut: Làm gì có tỷ lệ nào bạn. Đơn giản là cắt chanh rồi nhét muối hột vào thôi. Phần muối vãi ra thì gom lại cho luôn vô hũ. Mình làm cũng chưa bao giờ cân đo, mà đo cũng không được tại chanh có trái lớn trái bé :) chứ đâu có chuẩn mực gì mà bao sô hết tất cả. Món này bình dân mà, mình không nghĩ hồi xưa ông bà Maroc đi đo từng cân muối. Chỉ cần nhét muối vô cho chặt thôi là lúc nào cũng muối ra ngon rồi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
> quan trọng là chữ "sao cho". theo kinh nghiệm làm 3 lần rồi, thì phần chanh còn lại vắt vào hủ không đủ nước cốt chanh để NGẬP ĐẦY được đâu. Tỉ lệ thường hơn 4/6 hay 5/5.
...xem tiếp