|
|
|
|||||||||||||
KhácCuộc thi tài năng 2013 về kiến trúc: Đề bài hay, giám khảo xịn. Thi nhé các bạn! 15. 03. 13 - 8:27 amThông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch
Giới thiệu: Một đô thị thường được tạo bởi một tập hợp công trình xây dựng, nhưng sự sống thực sự của nó lại nằm ở khoảng trống giữa các công trình chứ không ở bản thân công trình (Jan Gehl). Qua cuộc thi này, CDEF muốn đề cập đến một nhận thức cơ bản về quy hoạch đô thị: Công trình kiến trúc chỉ là công cụ chứ không/chưa phải là đích tới của quy hoạch đô thị, của giá trị và sự sống đô thị. Điều quan trọng hơn của kiến trúc đô thị là khoảng trống giữa các công trình, là những không gian diễn ra các hoạt động công cộng – những hoạt động sống trong một đô thị sống… Tuy nhiên, phần xây dựng lại là phần ranh giới, góp phần xác định nên giá trị và tính chất của phần trống. Những đặc điểm về công năng, hình thức, vật liệu, màu sắc, phong cách đến đóng mở, đặc rỗng của các khối công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn tới đặc tính của không gian trống công cộng. Đề bài: – Đề xuất giải pháp cải tạo các phần xây dựng (bao gồm thêm, bớt, thay đổi) để tạo ra những không gian công cộng có sức hấp dẫn hơn trước. Đối tượng tham gia: sinh viên các trường kiến trúc, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng; các nhà quy hoạch đô thị, các kiến trúc sư cảnh quan dưới 35 tuổi và quốc tịch Việt Nam. Hình thức bài dự thi: (1) Thư đăng ký tham gia cuộc thi đề rõ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, email, số điện thoại di động, (2) Hồ sơ kinh nghiệm công việc (CV) tự thuật kèm photo chứng minh thư/hộ chiếu, (3) Bản giải trình về ý tưởng, bao gồm cả hình ảnh mình họa trên giấy A2 và lưu vào CD. Ngôn ngữ thể hiện: Song ngữ Anh – Việt Mục (3) cần được trình bày như sau: Lưu ý: Tất cả phần chữ viết dài không quá 500 chữ Đĩa CD mà cả máy MAC lẫn PC đều đọc được, bao gồm: Tiêu chí đánh giá: Sự rõ ràng, mạch lạc của phân tích và sự độc đáo, hiệu quả của giải pháp cải tạo. Chúng tôi xin nhắc lại, giải pháp cải tạo phải là giải pháp kiến trúc công trình, nhưng hiệu quả nhằm đạt tới phải là sự nâng cấp, cải thiện không gian công cộng. Thể lệ cuộc thi: Bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 13 tháng 3 năm 2013, hạn nộp hồ sơ cuối cùng: 31 tháng 7 năm 2013. Bài thi sẽ được một ban giám khảo bao gồm các chuyên gia Việt Nam và Đan Mạch đánh giá. Tùy thuộc vào chất lượng và tính chất của các bài dự thi, 5-10 bài lọt vào vòng hai sẽ được triển lãm tại Hà Nội vào cuối tháng 9 năm 2013. Các tác giả sẽ nhận được một khoản hỗ trợ kinh phí để trình bày triển lãm. Mức hỗ trợ cụ thể phụ thuộc vào dự định trình bày như thế nào, và sẽ được thỏa thuận từng trường hợp giữa ban tổ chức và người tham gia. Nơi nhận hồ sơ: Cơ cấu trao giải và giải thưởng: – Giải thưởng của ban giám khảo cho 1 người thắng cuộc sẽ là một chuyến thăm Đan Mach trong vòng 1 tuần vào đầu năm 2014. Giải thưởng này do ban giám khảo quyết định. – Giải Khán giả bình chọn: Ý tưởng nhận được nhiều phiếu bầu chọn nhất từ khán giả thông qua website của cuộc thi sẽ nhận được giải thưởng trị giá 10 triệu đồng. Website của cuộc thi: Từ ngày 13 tháng 3 năm 2013 sẽ có một website riêng và trang facebook của cuộc thi để công chúng có thể trao đổi và bình luận về các ý tưởng tham dự. www.tainangkientruc2013.vn facebook/tainangkientruc2013 * Hội đồng giám khảo 1. Đại sứ Đan Mạch John Nielsen Với thành công của Quỹ, trong năm 2010 Chính phủ Đan Mạch đã quyết định tài trợ cho Quỹ CDEF trong 5 năm tới 2011-2015.
2. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái Ông có bằng cử nhân về kiến trúc và quy hoạch tại Trường Đại học Sài Gòn (trước năm 1975). Hiện ông là thành viên của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông là đồng tác giả và tác giả của một số ấn phẩm về kiến trúc Việt Nam, như Nửa thế kỷ kiến trúc Việt Nam (NXB Thời Đại, Hà Nội, 2010), Nhà ở nông thôn Nam bộ (NXB TP.HCM, 1984), Xu hướng mới trong kiến trúc – đô thị thế giới & Việt Nam thời hội nhập (NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2003), và Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam, (NXB Xây dựng, Hà Nội, 2002).
3. TS – Kiến trúc sư Phó Đức Tùng Anh từng tham gia những dự án kiến trúc tại Đức, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lay-xi-a và Đài Loan.
4. Kiến trúc sư Hans Peter Hagen Hiện ông là một thành viên của Học viện Mỹ thuật Hoàng Gia.
* Để có thêm thông tin, xin mời liên hệ: Ban Văn hóa và Báo Chí, Đại sứ quán Đan Mạch hoặc truy cập các địa chỉ website sau: * Câu hỏi đầu tiên về đối tượng dự thi: Nếu là người “ngoại đạo” mà hiểu về kiến trúc thì có được thi không? Ý kiến - Thảo luận
18:40
Thursday,4.4.2013
Đăng bởi:
phó đức tùng
18:40
Thursday,4.4.2013
Đăng bởi:
phó đức tùng
bạn Hải
thứ nhất là nếu bạn ngại không muốn dùng tên thật, người thật của chính mình (tôi không rõ lý do) thì có thể dùng tên giả, người giả. Đằng nào khi xét ý tưởng cũng không có điểm nhan sắc tác giả. Thứ hai là nếu bạn có ý tưởng xuất sắc, mình nghĩ cho dù quy trình có lùng bùng thì đống rẻ rối cũng không bọc được bảo đao, mũi nhọn vẫn chọc thẳng đích thôi. Giải thưởng quả không nhiều, nhưng ý tưởng tốt chẳng cần nhiều công, chúng ta không thi khuân vác hay cày ruộng. nếu có ý hay, biết đâu chỉ vài dòng chữ, được giải thì cũng không lỗ. Khổng tử có câu: chỉ lo mình không có cái đáng cho người ta biết đến, không lo người ta không biết đến mình.
17:31
Thursday,4.4.2013
Đăng bởi:
phạm quốc hải
thứ nhất nếu tên thật người thật không dám thi.
thứ hai giải thưởng có vẻ hơi bèo, cơ cấu giải thưởng trình bày như trên bùng nhùng quá. thứ ba ... vì 2 lý do trên đã thấy ngại không muốn thi roài. ...xem tiếp
17:31
Thursday,4.4.2013
Đăng bởi:
phạm quốc hải
thứ nhất nếu tên thật người thật không dám thi.
thứ hai giải thưởng có vẻ hơi bèo, cơ cấu giải thưởng trình bày như trên bùng nhùng quá. thứ ba ... vì 2 lý do trên đã thấy ngại không muốn thi roài. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
thứ nhất là nếu bạn ngại không muốn dùng tên thật, người thật của chính mình (tôi không rõ lý do) thì có thể dùng tên giả, người giả. Đằng nào khi xét ý tưởng cũng không có điểm nhan sắc tác giả.
Thứ hai là nếu bạn có ý tưởng xuất sắc, mì
...xem tiếp