Điện ảnh

Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn? 15. 04. 13 - 7:43 am

Phanxine

 

Nói linh tinh về bài viết Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt

1.
Thứ nhất, lý do mình viết bài này vì mình thích bài của Lê Hồng Lâm, nhưng mình viết bài này không phải để trả lời câu hỏi đầu tiên của tác giả Thiên Lương hỏi: “tôi không hiểu sao vì mọi người lại thích (bài của Lê Hồng Lâm)”. Thứ hai, đọc câu đầu tiên của bài viết  Đừng đổ lỗi chính quyền.. chê bài của Lâm ngụy biện, mình cứ mong chờ có bài viết không ngụy biện, hoặc ít ra, trình ngụy biện phải cao thủ; đằng này vừa đọc xuống đoạn đầu tiên đã làm mình thở dài. Mấy chuyện này cãi nhau suốt bao năm nay mình phát ngán để nói đi nói lại. Nhưng thôi, Chủ nhật khí trời mát mẻ, nói lại lần nữa cũng chẳng sao.

2.
Trong bài, bạn Thiên Lương bảo, “Đừng tưởng Mỹ họ không kiểm duyệt văn hóa phẩm”. Vì mình chỉ chuyên về điện ảnh nên xin chỉ trao đổi trong phạm trù điện ảnh, không nói đến các dạng văn hóa phẩm khác.

Nhận định của Thiên Lương thì cũng đúng. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Về bản chất hoàn toàn khác. Ở Mỹ, chính phủ không kiểm duyệt phim ảnh. Việc kiểm duyệt phim ảnh là của MPAA, là hội điện ảnh Mỹ, một tổ chức nghiệp đoàn tư nhân. Tổ chức này trên thực tế cũng chỉ đưa ra các khuyến cáo chứ không hề cấm phát hành. Việc quyết định cắt bớt bạo lực hay sex hay chửi thể dung tục trong phim thuộc về quyền quyết định của nhà làm phim – trong đó bao gồm hãng sản xuất, nhà sản xuất, đạo diễn v.v…

MPAA sẽ đưa ra những khuyến cáo dựa trên một danh sách được mô tả chi tiết khá cụ thể, và dán nhãn cho phim bao gồm NC-17, R, PG-13 PG, G (bạn tự tìm hiểu chi tiết về các nhãn này). Nhà làm phim cũng có quyền LỰA CHỌN việc không gửi phim đi cho MPAA kiểm duyệt. Nhà làm phim cũng có quyền LỰA CHỌN việc không cắt gì cả, giữ nguyên nhãn của MPAA cho, hoặc LỰA CHỌN dựng lại phim để có nhãn khác cho đối tượng khán giả rộng hơn.

Các nghiệp đoàn trong nền công nghiệp Mỹ có những giao kèo với nhau – ví dụ hiệp hội phát hành phim có một giao kèo với MPAA rằng nếu phim không được MPAA duyệt thì họ sẽ không chiếu. Đây là sự thỏa thuận giữa các bên và chính phủ Mỹ không can dự vào. Hệ thống phát hành hoặc rạp nào không thích thì đứng ra ngoài hội, và dĩ nhiên khi đứng ra ngoài hội thì sau này có gì xảy ra đừng mong hội đứng ra bảo vệ cho họ. Nếu vậy, phim bạn không đưa đi duyệt thì các rạp cũng sẽ từ chối chiếu phim của bạn – là do bạn LỰA CHỌN từ đầu.

Tuy nhiên, không phải hệ thống rạp nào cũng nằm trong hiệp hội rạp chiếu bóng. Có những hệ thống rạp nằm ngoài hệ thống này, và những nhà làm phim có tiếng nói mạnh mẽ không quan tâm đến con số doanh thu cũng có thể sẽ không gửi phim cho MPAA và họ sẽ đem phim đi chiếu ở các rạp này. Khán giả có cơ hội được xem những bộ phim không được duyệt này. Các phụ huynh ở Mỹ đa phần rất quan trọng việc bảo vệ con cái của họ, vì thế, nếu bộ phim chưa được duyệt thì họ cũng sẽ không cho con của họ đi xem.

Vậy sự khác biệt giữa kiểm duyệt của Việt Nam và kiểm duyệt của Mỹ là gì? Kiểm duyệt ở Việt Nam không cho người làm phim LỰA CHỌN, còn kiểm duyệt ở Mỹ cho người làm phim LỰA CHỌN, và lựa chọn của họ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, và vì nó ảnh hưởng đến túi tiền nên nhà làm phim tự điều chỉnh bộ phim của mình. Khán giả cũng có sự LỰA CHỌN của họ, họ vẫn có cơ hội được xem một bản phim mà nhà làm phim muốn họ xem.

Mặt khác, bảo rằng kiểm duyệt nước nào cũng có, nhưng trong kiến thức hạn hẹp của mình, mình biết ở Mỹ, Iran, Malaysia và Indonesia, luật kiểm duyệt rất nghiêm ngặt nhưng họ rất rõ ràng. Ví dụ Mỹ cấm chữ fuck trên truyền hình, vì thế khi các show truyền hình phim sẽ có tiếng beep nếu nhân vật vô tình nói, còn các phim chiếu rạp phát trên truyền hình thì họ cắt mất chữ này ra khỏi câu thoại. Phim South Park là một phim hoạt hình khá tục tĩu, chửi thề khá nhiều, và nhân vật Chef trong phim này nổi tiếng với câu “Go Fudge yourself“, và kiểm duyệt không làm gì được vì nhân vật này nói Fudge chứ không nói Fuck. Trong khi đó, luật của chúng ta thì chung chung, bảo “không phản ánh đúng hiện thực xã hội” là thế nào? Hiện thực là hiện thực nào? Là hiện thực thực sự trong cuộc sống, hay hiện thực lý tưởng tươi đẹp xã hội chủ nghĩa trong hình dung của những người quản lý? Người làm phim vì thế vừa làm phim vừa đoán mò.

3.
Bạn Thiên Lương lại bảo “Tác giả bài viết có nói đến phim ‘Bi đừng sợ’ với ý mỉa mai Hội đồng, nhưng anh ta có xem bản gốc cuốn phim đó chưa, anh ta nghĩ sao nếu vợ anh ta, con gái anh ta xem được những cảnh loạn luân, thủ dâm trong đó?“. Đây là một câu hỏi ngụy biện. Vợ con anh ta xem thì đã sao, vợ anh ấy hẳn phải trên 18 tuổi, còn nếu con anh ấy dưới 18 tuổi thì anh ấy cũng hẳn sẽ không cho con xem vì Bi chắc chắn phải bị dán nhãn cấm trẻ em, còn nếu con anh ấy trên 18 tuổi thì cô gái đó hoàn toàn có quyền chủ động quyết định nên phản ứng với bộ phim ra sao, và có trách nhiệm gì với nó.

Nếu tôi không thích một bộ phim, tôi sẽ tắt nó. Nếu vợ tôi, con gái tôi (trên 18 tuổi) xem một bộ phim, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm và đủ tư cách để chịu trách nhiệm về hành vi xem phim của họ. Họ không bị bắt phải xem. họ có quyền tắt phim, hoặc thích thú với bộ phim, tua đi tua lại nát nhừ cái đoạn loạn luân dâm ô trong phim. Họ có quyền TỰ DO LỰA CHỌN vì họ là những NGƯỜI ĐÃ ĐỦ LỚN. Tôi tin họ không cần ai lo lắng cho họ. Nếu bạn là loại người đã trên 18 nhưng vẫn phải có người kiểm duyệt trông chừng và chịu trách nhiệm cho hành động của bạn thì tôi nghĩ rằng bạn cũng chẳng có tư cách gì mà tranh luận với tôi vì bạn không chịu trách nhiệm cho phát ngôn của bạn nên bạn thích nói bừa gì cũng được, chứ tôi thì tôi chịu trách nhiệm với những gì tôi phát ngôn ở đây.

4.
Bạn Thiên Lương viết “Từ 4000 năm trước cho đến gần đây, liệu cha ông chúng ta có tác phẩm nào ra hồn không? Đến chữ viết chúng ta còn chẳng có, vài ba tác phẩm văn hóa nào đó nếu có chút giá trị nào đó thì cũng chỉ ở mức con hát mẹ khen hay, tự sung sướng với nhau trong lũy tre làng, vậy tại sao lại đổ lỗi cho vài chục năm gần đây? Và thực tế theo tôi được biết, thì các danh nhân văn hóa lại hay sinh ra trong những thời kỳ tăm tối nhất của lịch sử. Tư Mã Thiên, Solzhenitsyn, Lỗ Tấn, Mạc Ngôn đâu có may mắn được sống trong nền dân chủ kiểu phương Tây?

Chúng ta đang tranh luận về kiểm duyệt phim, và chúng ta đang nói về tác phẩm điện ảnh, và với tôi, những ai không thể phân biệt được điện ảnh và văn học, thì tranh luận làm gì nữa? Chúng ta đang nói hai câu chuyện khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau? Các ông nhà văn có thể ngồi trong nhà hàng năm trời để viết ra một cuốn sách và nhiều năm sau mới ra cuốn sách đó, nếu nhà cầm quyền có muốn gông cổ thì các ông cũng vẫn có thể tự viết được đâu đó, có khi ngồi nghĩ trong đầu rồi nhớ cho tới khi có giấy viết để ghi lại. Đấy, ông Hồ nước ta đến vào tù mà còn làm thơ cả cuốn được cơ mà? Thế bạn chỉ cho mình xem, ai có thể ngồi trong nhà, một mình họ không cần ai cả, để làm một bộ phim, một tác phẩm để đời? Ai có thể đang ở trong tù mà vẫn làm ra một bộ phim được?

PS: Có chuyện sau cũng không liên quan gì nhưng thiệt ra cũng có liên quan chút xíu =))

Năm nay YxineFF – Yxine Film Fest chọn chủ đề LỰA CHỌN, bởi CÁ NHÂN mình có NIỀM TIN là: chúng ta có thể không có những tự do khác, nhưng ít ra, chúng ta cũng có được sự tự do LỰA CHỌN, và mỗi LỰA CHỌN của mình hôm qua tạo nên bản thân mình hôm nay. Đề cao LỰA CHỌN cũng là một hình thức tìm kiếm tự do sáng tạo.

 

*

Bài liên quan:

Xứ sở sợ hãi kì cục và chốn tận cùng của thế giới?
Chỉ biết hỏi “why” mà không chịu học “how”
Đừng đổ lỗi chính quyền, đừng tấn công cá nhân, đừng lờ đi là mình ngu dốt
– Sống chung, sống đẹp với kiểm duyệt

– Các nhà làm phim Việt: liệu họ có quyền lựa chọn?

– Thử bình tĩnh hơn khi nghĩ về kiểm duyệt
 
– Kết thúc có hậu cho một vụ lùm xùm

 

Ý kiến - Thảo luận

10:12 Tuesday,16.4.2013 Đăng bởi:  Huỳnh Dũng

Lý luận ngụy biện thế này mà cũng viết ra được. Thử hỏi điện ảnh Iran, Trung Quốc, họ bị kiểm duyệt khắt khe thế nào, mà sao họ vẫn có các siêu phẩm điện ảnh? Còn đạo diễn ta chả biết làm gì, toàn đem thân thể phụ nữ, bạo lực chém giết, loạn luân, thủ dâm, người mẫu, thằng h
...xem tiếp

10:12 Tuesday,16.4.2013 Đăng bởi:  Huỳnh Dũng

Lý luận ngụy biện thế này mà cũng viết ra được. Thử hỏi điện ảnh Iran, Trung Quốc, họ bị kiểm duyệt khắt khe thế nào, mà sao họ vẫn có các siêu phẩm điện ảnh? Còn đạo diễn ta chả biết làm gì, toàn đem thân thể phụ nữ, bạo lực chém giết, loạn luân, thủ dâm, người mẫu, thằng hề ra để mà câu khách rẻ tiền. Toàn dựa trên các yếu tố câu khách rẻ tiền hạng bét mà phim ảnh thế giới họ đã bỏ qua từ lâu rồi! 
 

 
15:58 Monday,15.4.2013 Đăng bởi:  Cử Thọt

Tôi không làm điện ảnh. Có hiểu điện ảnh có lẽ cũng chỉ ở góc độ người xem.
Nhưng tôi thấy đổ cho một bộ phim (mà đã chiếu đâu?) là gây cái nhìn không tốt về Việt Nam là không thỏa đáng. Cảnh đâm chém của xã hội đen ngoài đời đâu có thua g&ig
...xem tiếp

15:58 Monday,15.4.2013 Đăng bởi:  Cử Thọt

Tôi không làm điện ảnh. Có hiểu điện ảnh có lẽ cũng chỉ ở góc độ người xem.
Nhưng tôi thấy đổ cho một bộ phim (mà đã chiếu đâu?) là gây cái nhìn không tốt về Việt Nam là không thỏa đáng. Cảnh đâm chém của xã hội đen ngoài đời đâu có thua gì trong phim Hong Kong? phim Mỹ? Với lại, cái hội đồng kia nếu có tinh thần trách nhiệm đến thế thì tại sao không cấm luôn cả phim nước ngoài đi? Chiếu đầy ra trên TV kìa.
Còn phim dâm ô thì đầy ra như mọi người đều biết. Nào phim Nhật, Phim Mỹ, thậm chí cả phim.... tự đóng nữa. Thiếu gì nào? Sao cái hội đồng kia chẳng thấy cấm?
Về phim Việt nam, tôi nói thật là dở. Tôi còn lâu mới bỏ tiền ra đi xem phim Việt Nam.
Nhiều vị nói rằng điện ảnh Việt Nam đi xuống, tôi cho rằng chưa hẳn đúng. Theo tôi, thời kỳ trước là thời kỳ bao cấp. Công chúng chẳng có gì để xem ngoài những phim đó và phim Liên Xô (cũ) viện trợ. Thế nên người ta mới chen chúc nhau đi xem. Chứ bây giờ thì chưa chắc đâu nhé.
Còn đưa ra tiêu chí doanh thu để đánh giá một bộ phim thì chắc cũng chưa hẳn đúng. Nếu muốn ăn khách, nhiều doanh thu thì tôi chẳng cần nghệ thuật gì cả. Cứ phim cấp 3 phát hành, ở đâu không rõ chứ ở Việt Nam thì chắc chắn là thu bộn tiền. (Hồi lâu thấy nói có trang chuyên đánh giá số lượng truy cập vào các trang thấy người Việt Nam mình chịu khó truy cập mấy trang XXX lắm). Tiền đấy chứ tiền đâu?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tản mạn chuyện tượng đài
và đài kỷ niệm

Bài & ảnh: Họa sĩ Đỗ Đức

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả