Thị trường

Một số tác phẩm châu Á tại Art Basel Hong Kong 2013 29. 05. 13 - 7:57 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

“Feast table: Undeclared Perception” (Bàn tiệc: Nhận thức không khai báo?) 2012 của Entang Wiharso, khung nhôm, đúc đồng, thảm Ba Tư, 200 x 400 x 300 cm. Entang Wiharso là đại diện của Indonesia tại 55th Venice Biennale

 

“Flower Generation II” (Thế hệ hoa II), 2012 của Eko Nugroho. Đây là một nghệ sĩ trẻ nổi tiếng của Indonesia, thuộc thế hệ trưởng thành trong thời kỳ Indonesia nhiều biến động và chuyển mình sang chế độ dân chủ. Tác phẩm của anh chịu ảnh hưởng từ pop art, graffiti và hoạt họa.

 

“Lethargic Asthetic” 2012 của Guan Huabin, Trung Quốc. Tên tác phẩm là “Thẩm mỹ lờ đờ”?

 

“Automatic Arms” (Những cánh tay tự động, 2010″ của Liu Xinyl – họa sĩ sinh năm 1982 của Trung Quốc.

 

Ngoài lề một chút: thấy trên webiste của Liu Xinyl có bức tranh này, trông rất giống truyện thần tiên. Tranh có tên “Lifetime Guarantee” (Bảo dưỡng trọn đời). Bấm vào link này thì có chuyển động nhe các bạn.

 

“Infinitive Nets” (Lưới vô tận, 2008) của Yayoi Kusama. Nữ họa sĩ Nhật Bản vô cùng nổi tiếng này hiện đang có triển lãm tại Việt Nam.

 

Cũng là của Yayoi Kusama. Trong Art Basel Hong Kong lần này, các tác phẩm của bà bán rất chạy.

 

Cái này thì coi bộ nhảm nhí này: “I will never forget what I cant remember” (Tôi sẽ không bao giờ quên cái mà tôi không nhớ nổi) của Harland Miiller – một nhà văn và họa sĩ Anh, sinh năm 1964. Anh này có khá tác phẩm được nhà Penguin Books xuất bản.

 

“The pilgrim and the pirate” (Khách hành hương và tên cướp) của Samsul Arifin, nghệ sĩ Indonesia, người có tranh bán ở nhiều cuộc đấu giá quốc tế. Giá tác phẩm “Floating in the Asian Ocean” của anh năm 2011 được Christie’s bán 118.000USD. Anh được nhắc đến trong bài “Triển lãm cực kitsch ‘Indonesian Eye’ chẳng gây ấn tượng gì” mà Soi từng dịch đăng.

 

*

Bài liên quan:

– Art Basel Hong Kong: Năm đầu tiên rực rỡ 
– Một số tác phẩm châu Á tại Art Basel Hong Kong 2013

Ý kiến - Thảo luận

14:16 Thursday,30.5.2013 Đăng bởi:  Meo

Cảm ơn Soi đã đăng comment của mình và lại còn nhắc khéo, cảm ơn các bạn đã thảo luận về vấn đề mình quan tâm. Mình xin nêu một số suy nghĩ:

Feast table: Undeclared Perception
: Theo quan điểm ngây ngô của mình thì có tới 2 ông mà trên bàn tiệc lại chỉ mỗi
...xem tiếp

14:16 Thursday,30.5.2013 Đăng bởi:  Meo

Cảm ơn Soi đã đăng comment của mình và lại còn nhắc khéo, cảm ơn các bạn đã thảo luận về vấn đề mình quan tâm. Mình xin nêu một số suy nghĩ:

Feast table: Undeclared Perception
: Theo quan điểm ngây ngô của mình thì có tới 2 ông mà trên bàn tiệc lại chỉ mỗi một con cá, như thế rất khó chia đôi. Cái ông dát vàng bên phải trông quyền lực hơn, chỉ tay nhận phần và ông còn lại phải nghe theo. Khung cảnh ở đây có vẻ hoàng gia, tiêu đề nên dịch theo sắc thái đó. Tuy nhiên mình chỉ nghĩ được “Trên bàn tiệc: Nhận thức bất thành văn”.

Lethargic Aesthetic
: Bạn để ý trong lời giới thiệu có thêm 1 cách dịch của họ sang tiếng Anh “Aesthetics of Weariness”. Theo mình nó gần với “Thẩm mĩ ứ trệ”.

Lifetime Guarantee
: “Guarrantee” là bảo đảm chứ không phải bảo dưỡng. Bảo dưỡng (maintenance) có nghĩa là bạn đang dùng cái gì đó và mang nó đi kiểm tra định kì để xem có phải sửa sang, nâng cấp hay thay thế linh kiện không, còn trường hợp này mình nghĩ con cá to ấy to đến nỗi đảm bảo nguồn thực phẩm cho mấy ông này cả đời. Mình dịch “Bảo đảm trọn đời”.

I will never forget what I can't remember
: Cái này mình chỉ bàn về cách dịch nghe xuôi tai hơn trong tiếng Việt thôi, chẳng hạn “Tôi sẽ không bao giờ quên những gì mình không nhớ nổi”. (gợi nhớ tuyên ngôn bất hủ “học nhiều quên nhiều, học ít quên ít, không học thì không quên” của Nobita.

 
19:25 Wednesday,29.5.2013 Đăng bởi:  Trà My
Đúng thế ạ, vì mỗi người đều có một cái 'undeclared perception' khi dịch mà.
Giống như em hiểu Lethargic là trạng thái lờ đờ như thế nhưng lại có một nhận thức cá nhân trong đầu là nó giống trạng thái lơ mơ không ý thức và dịch là 'ngủ mơ' (cho nó thơ :p). Nhưng bản thâ
...xem tiếp
19:25 Wednesday,29.5.2013 Đăng bởi:  Trà My
Đúng thế ạ, vì mỗi người đều có một cái 'undeclared perception' khi dịch mà.
Giống như em hiểu Lethargic là trạng thái lờ đờ như thế nhưng lại có một nhận thức cá nhân trong đầu là nó giống trạng thái lơ mơ không ý thức và dịch là 'ngủ mơ' (cho nó thơ :p). Nhưng bản thân 'ngủ mơ' trong tiếng Việt rồi cũng sẽ được tạo nghĩa và diễn dịch tiếp theo nhiều hướng khác nhau dựa trên trải nghiệm của mỗi người: 'mơ mộng' chẳng hạn. Thêm nữa, tác giả là người Trung Quốc nên cũng chưa chắc đã dùng lethargic một cách chuẩn xác.
Đây là giới thiệu em tìm được của Art Basel về tác phẩm này
 
‘Lethargic Aesthetics' is an inflatable sculpture in the form of a Tai-hu rock, based on an actual rock in the artist's studio. The ‘rock' takes in air and opens up to full form, then slowly collapses as air escapes. Tai-hu rocks are rich with cultural references – they have been important references for traditional aesthetics on nature and life. It is a medium for appreciating the natural world, as well as a mirror for reflecting about the vicissitudes of life and worldly experience.
The obsessive love of exotic rocks of the Song dynasty scholar Mi Fu is legendary. Today, the innocent purity of this experience has departed from modern life. A world-weariness underlies the connoisseurship of art and aesthetic experiences. Purity of heart is distracted by the miscellany of daily existence. The artwork ‘Aesthetics of Weariness' points to our present reality, and solicits new reflections.
Còn thì để được tên gốc mà ai cũng hiểu thì tốt quá rồi, cho cả tác giả tác phẩm cả người xem không có qua cái khung nào hết. Ước gì Tiếng Việt của mình cũng được nhiều người hiểu, nếu không nghệ sỹ cứ phải đặt tên luôn bằng tiếng Anh cho an toàn?!  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả