Gẫm & Bình

Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm 09. 07. 13 - 10:00 pm

Meo architecto - Phó Đức Tùng

SOI: Đây là ý kiến cho bài Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Sau đó phần trả lời của Phó Đức Tùng, Soi cũng xin phép được dán vào luôn

 

 

MEO architecto:

Xin phép tranh luận với anh Tùng ở vài điểm:

1. Em nghĩ so sánh bản sắc của Việt Nam (một nước nhỏ, nhược tiểu), với Trung Quốc, Nhật bản hay Ấn độ thì hơi khập khiễng. Cũng như việc nước BỈ, hay Monaco tranh cãi bản sắc với Pháp, Tây ban nha hay Ý. Em nghĩ để có được bản sắc cần có sự hội tụ, tập trung nhất định về thời gian, độ lớn geography và dân số. Ngoại trừ trường hợp, một nước nhỏ biệt lập như Nhật, Hawaii, rất it có giao tiếp với các nền văn hóa khác. Em nghĩ văn hóa và bản sắc là sản phẩm tự nhiên của quá trình phát triển, tiến hóa, trao đổi, giao lưu với thế giới xung quanh, không do ý chí chủ quan của con người đặt ra hay hướng tới.

2. Nếu suy xét theo hướng (objective) như vậy, thì việc quốc gia nào có bản sắc hay không có bản sắc cũng là sản phẩm của địa lí, lịch sử phát triển của khu vực và thế giới, chứ không phải bởi nội hàm dân tộc đấy. Việc đánh giá văn hóa nước này cao hơn nước kia, bản sắc của Nhật Bản hơn hẳn Việt Nam, theo em giống kiểu so sánh cây xoan đẹp hơn cây bàng, cây đa hoành tráng hơn cây ổi, đều mang tính chủ quan mất rồi.

3. Việc tranh cãi về bản sắc dân tộc gắn liền với Nationalism. Em nghĩ trong thời kì tiền hiện đại, ở châu Âu, không ai tranh cãi về bản sắc dân tộc cả. Các trường phái kiến trúc, nghệ thuật ra đời dù ở Pháp, Ý hay Đức, nếu có sức thuyết phục sẽ lan tỏa ra cả châu Âu. Nhạc cổ điển cũng vậy. Theo em ở châu Âu, vấn đề bản sắc chỉ xảy ra và được cổ súy bởi chủ nghĩ thực dân và đế quốc, khi nó cần con người cầm súng, hi sinh cho một nhóm người cầm quyền. Trung Quốc thì luôn đề cao bản sắc, cũng là một dạng công cụ của giới cầm quyền, rất gượng ép. Mà suy cho cùng, những sản phẩm tinh hoa của văn hóa Trung Quốc đều xuất hiện trước khi xuất hiện triều đại phong kiến đầu tiên. Có nghĩa là, 2000 năm phong kiến Trung Quốc, bản sắc dân tộc được đề cao, nhưng không sản sinh ra tinh hoa văn hóa như thời kì trước đó. Không có những Khổng, Lão, Trang… trong một xã hội tập quyền. Ý của em là, trong một xã hội tập quyền, chủ nghĩa quốc gia luôn cổ súy văn hóa bản sắc, làm công cụ phục vụ nó, nhưng giết đi quá trình tạo ra văn hóa một cách tự nhiên. (Thời kì 1400-1800 ở châu Âu em nghĩ là một giai đoạn văn hóa sinh ra tự nhiên và tồn tại, đào thải theo sinh tồn tự nhiên; hoặc Trung Quốc có lẽ là từ nhà Thang cho đến thời Xuân Thu).

4. Thế giới hiện đại(tư bản chù nghĩa), em nghĩ là thời kì đi xuống của văn hóa và bản sắc. Văn hóa trở thành sản phẩm thương mại nhiều hơn là nhu cầu để phân biệt các các cá nhân, các quốc gia. Em nghĩ tranh luận về bản sắc là vấn đề khó khăn, khi xã hội phát triển vượt quá tầm bao quát nhân sinh quan của các cá thể. Lấy city là một ví dụ. Form of the city đã vượt qua tầm quan sát, cảm nhận của con người. Khi nói bản sắc của Hà Nội, chắc là nghĩ đến thành phố hồi xưa, bé tí, hiền hòa trong tranh Phái. Hà Nộ hôm nay không rõ bản sắc là gì. Đây không phải là chê trách mà là theo em một hệ quả của phát triển, nước nào cũng gặp. Nói về bản sắc là mình nói về quality, nhưng em nghĩ là chúng ta đang đối mặt với thách thức của thời đại: a quantitative challenge!

 
PHÓ ĐỨC TÙNG

Bạn Meo

1. Mình không nói là cần phải đi tìm bản sắc dân tộc, mà chỉ nói là nếu bạn muốn tìm bản sắc thì ắt phải chấp nhận một số sự ràng buộc về hình thức, công năng, tập quán, còn nếu chỉ lấy sự linh động, tùy thời ứng biến thì chưa phải là bản sắc. Nếu lấy việc không cố định vào cái gì, mà cứ thấy ý tưởng nào hay là học theo thì hiển nhiên là tốt rồi, chỉ e chúng ta không làm được như vậy.

2. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân có liên quan đến vấn đề bản sắc, nhưng đó là vì nước lớn muốn áp đặt bản sắc của mình lên những nước khác, chứ không phải cứ hễ có bản sắc hay đi tìm bản sắc là thành đế quốc.

3. Nếu bạn nói Việt Nam là một nước nhỏ, nhược tiểu, không thể so sánh với nước lớn, vậy thì ta không bàn. Và nếu bạn cho rằng nước càng lớn, dân càng đông càng dễ có bản sắc thì ta lại càng không bàn được, vì nó chẳng có cơ sở logic gì cả. Nếu vậy thì nước ta chưa phải nhỏ, và cần có bản sắc hơn khối nước khác trên thế giới rồi.

4. Ta không bao giờ nói cây bàng đẹp hơn cây đa, mà đang muốn tìm hiểu xem mình là cây bàng hay là cây đa vậy? Theo bạn thì Việt Nam là cây gì? Đặc điểm hình thái của nó như thế nào?

5. Bạn nói thế giới ngày nay có xu hướng tăng lượng giảm chất, vậy tôi hỏi bạn: thứ nhất là điều đó có tất yếu và bền vững không, hay chỉ là nhất thời? Nếu là tất yếu bền vững thì tại sao? Nếu là nhất thời thì phải có thể thay đổi được. Thứ hai, chúng ta có cơ hội gì trong việc tranh đua số lượng đó hay không? nếu có thì cơ hội đó nằm ở đâu? nếu không thì buộc ta phải đi tìm con đường khác.

6. Nếu bạn nói câu chuyện bản sắc là công cụ của giới cầm quyền, thì theo bạn cái gì không phải là công cụ của giới cầm quyền?

 

 Bài liên quan:

– Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng  
– Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp, chứ không cầu kỳ, áp chế
 
– Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm     
– Chuyện bản sắc: “tiếp biến” hay là “tạo dựng”?  

– Đừng nhầm bản tính với bản sắc  
– Muốn giản thì phải tinh, muốn tinh thì phải cầu kỳ. Ta thì không tinh…   
–  Về sự bất biến của “Dân tộc tính” 

Ý kiến - Thảo luận

10:52 Saturday,13.7.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
bạn Meo
mình chưa hề bàn về việc việt nam có bản sắc hay không, bản sắc đó như thế nào, và ai đi tìm, tìm ở đâu.
Mình mới chỉ bàn về quan điểm của ông Trịnh Lữ, và cho rằng tính linh hoạt, tùy thời ứng biến chưa phải là bản sắc Việt thôi, lý do là người khác h
...xem tiếp
10:52 Saturday,13.7.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
bạn Meo
mình chưa hề bàn về việc việt nam có bản sắc hay không, bản sắc đó như thế nào, và ai đi tìm, tìm ở đâu.
Mình mới chỉ bàn về quan điểm của ông Trịnh Lữ, và cho rằng tính linh hoạt, tùy thời ứng biến chưa phải là bản sắc Việt thôi, lý do là người khác họ cũng linh hoạt, và mình thì thậm chí không linh hoạt bằng. 
17:52 Friday,12.7.2013 Đăng bởi:  admin

@ Phạm Quang Hiếu: Cmt của bạn đã lên thành bài riêng. Bài có tên: "Chuyện bản sắc: "tiếp biến" hay là "tạo dựng"?" Bạn vào xem nhé.


...xem tiếp
17:52 Friday,12.7.2013 Đăng bởi:  admin

@ Phạm Quang Hiếu: Cmt của bạn đã lên thành bài riêng. Bài có tên: "Chuyện bản sắc: "tiếp biến" hay là "tạo dựng"?" Bạn vào xem nhé.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả