|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhVề sự bất biến của “Dân tộc tính” 25. 07. 13 - 9:53 pmPhạm Quang HiếuTrong bài “Đừng nhầm bản tính với bản sắc” của tác giả Trịnh Lữ, có câu: ‘Tôi tin rằng: ‘Dân tộc tính’ là phi vật chất, không nhìn thấy được, và là cái ‘bản tính’ bất biến của một giống người nhất định.” Tôi hiểu là tác giả muốn nói “Dân tộc tính là phi vật chất, không nhìn thấy được và, bất biến”. Tôi có quan điểm khác. 1. Để biết tính dân tộc có bất biến hay không, có thể đặt ra một vài giả thiết: – Bây giờ, bê toàn bộ dân Việt đặt sang một vùng đất khác, châu Âu chẳng hạn, bên cạnh những nước nhỏ, yếu hơn và không văn minh bằng Việt Nam thì, với sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng, hoàn cảnh ấy, Dân tộc tính của người Việt có thay đổi không? Nếu “không” thì chứng tỏ các yếu tố hoàn cảnh, môi trường không tác động gì đến tính cách và văn hóa con người? – Một người Việt sang Mĩ sống, lấy một người cũng thuần Việt. Con cái họ sau này cũng lấy người thuần Việt (tất nhiên vẫn sống trên đất Mĩ)…cứ thế cứ thế cho đến 10 đời. Vậy xin hỏi, đứa trẻ đời thứ 10 ấy, dù vẫn mang dòng máu thuần Việt nhưng sống trong môi trường, ngôn ngữ, hoàn cảnh, phong tục, tập quán, lối sống, lối nghĩ của người Mĩ, cái Dân tộc tính Việt của nó có còn không, có biến đổi không, có khác gì với một đứa trẻ ở Việt Nam không? Nếu “không” thì toàn bộ những yếu tố phong tục, tập quán, đức tin, ngôn ngữ, văn hóa… này khác hoàn toàn không tác động đến tính cách và văn hóa của con người? – Một người Việt lấy một người Tàu và sống trên đất Việt. Họ sinh con. Đứa con này lại lấy một người Lào, vẫn sống trên đất Việt. Lại đẻ. Đứa trẻ lớn lên lại lấy một người Pháp…Cứ thế cho đến vài chục đời, cứ mỗi lần lập gia đình lại lấy một người thuộc một dân tộc khác nhưng vẫn sống tại Việt Nam. Vậy xin hỏi, cái Dân tộc tính của đứa trẻ cuối cùng sẽ như thế nào? Nó là tổng hòa của mọi dân tộc tính với Việt tính nổi trội? Hay mỗi dân tộc tính vẫn tồn tại độc lập trong đứa trẻ?
2. Dân tộc tính vô hình? Ok! Nhưng có thể có dân tộc tính như là một cái gì độc lập với dân tộc (tức là cộng đồng người có chung abc…), độc lập với các yếu tố cấu thành: phong tục, tập quán, lối nghĩ, lối sống…? Thử hình dung dân tộc tính như một cái nhà. Có hai phần, không gian và vật chất xây dựng nên không gian ấy. Trước khi dùng vật liệu để xây dựng thì chưa có không gian trong nhà như là tách biệt, độc lập với không gian bên ngoài, không gian chung, và cũng tức là chưa có cái nhà. Sau khi đập bỏ các bức tường, ngôi nhà không tồn tại. Không gian bên trong, vốn được ngăn chia bởi các bức tường, hòa vào không gian chung, hay nói cách khác: trở về không gian chung. Không gian vốn vô hình, quả thế! Nhưng, bằng cách xây dựng các bức tường, con người định hình và tạo nên các không gian khác nhau. Người ta có thể đặt tên cho các kiểu thức khác nhau như: Biệt thự, nhà ống, xưởng, nhà kho…, hay các cảm giác mà không gian và các bức tường ấy gợi lên, ví dụ: Rộng, hẹp. vuông, tròn, hay, dở, sang trọng, bần tiện, thoáng đãng, tủn mủn, giản dị, xa hoa… Và, người ta có thể thay đổi không gian ấy, bằng cách thêm hay bớt các yếu tố cấu thành (tường, mái, cửa, đồ vật…). Thậm chí, đập bỏ không gian cũ và xây dựng một không gian mới. 3. Dân tộc tính mà bất biến thì tức là nó không sinh ra và không chết đi, tức là nó có trước khi một dân tộc hình thành và, phải chăng nó chính là tác giả sinh ra dân tộc ấy để rồi khi dân tộc ấy diệt vong, nó vẫn tồn tại như thường? Dân tộc tính không phải chủ thể tạo ra một dân tộc. Ngược lại, nó được một cộng đồng tạo ra bởi các thói quen sinh hoạt, lối nghĩ, lối sống, văn hóa, nghệ thuật… của họ, vốn mang nặng ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như môi trường, hoàn cảnh, giáo dục… Về căn bản, Dân tộc tính tựa như một củ hành. Bóc hết những lớp vỏ “phong tục”, “tập quán”, “lối nghĩ”, “lối sống”…thì cái ta còn lại là cái…rỗng không! Và “cái” rỗng không của người Việt không khác gì với “cái” rỗng không của các dân tộc khác. Tôi cho rằng: Việc coi Dân tộc tính (hay bất cứ cái gì) là bất biến là tiền đề cho tính bảo thủ, chống lại sự thay đổi, phát triển, tiến hóa. Có phải chúng ta đã, đang và tiếp tục sẽ soi mói vào quá khứ hòng tìm cho ra một cái Dân tộc tính vĩ đại, hoành tráng và một bản sắc văn hóa rực rỡ, giàu sang? Lịch sử không cần phải được tô hồng và chả việc gì phải tô son lên môi xác chết! Dù việc bảo tồn các giá trị của cha ông là việc phải làm, nhưng nó không bao giờ quan trọng hơn việc thay đổi để thích nghi và tiến hóa, đồng thời sáng tạo các giá trị mới. Cái đáng được bảo tồn thì nên cho vào bảo tàng. Cuộc sống không phải nhà bảo tàng! Thay đổi bản tính của một cá nhân còn là việc khó chứ chưa nói đến cả một dân tộc! Tuy nhiên, chí ít thì chúng ta cũng phải nhận thấy: Chúng ta hoàn toàn có khả năng và quyền (tự nhiên) thay đổi. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có muốn thay đổi không và thay đổi theo chiều hướng nào? Chữ “muốn” là quan trọng! * Bài liên quan: – Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng Ý kiến - Thảo luận
11:12
Friday,26.7.2013
Đăng bởi:
admin
11:12
Friday,26.7.2013
Đăng bởi:
admin
@ Linh Cao: Soi để nhầm tên tác giả ở một mục mà nó không hiện lên. Cảm ơn Linh Cao đã nhắc, Soi đã sửa lại rồi đấy.
11:07
Friday,26.7.2013
Đăng bởi:
linh cao
Bài này không có tên tác giả ư Soi? ...xem tiếp
11:07
Friday,26.7.2013
Đăng bởi:
linh cao
Bài này không có tên tác giả ư Soi? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@ Linh Cao: Soi để nhầm tên tác giả ở một mục mà nó không hiện lên. Cảm ơn Linh Cao đã nhắc, Soi đã sửa lại rồi đấy.
...xem tiếp