Nghệ sĩ thế giới

Cuộc duyệt binh của đội quân avant-garde 23. 08. 10 - 11:19 am

Lê Quảng Hàm sưu tầm và biên dịch

 

Mấy người khách đang xem loạt tranh có tiêu đề chung “Vẽ nỗi buồn với ít màu, tí đỏ, tí xanh” của Ye Yongqing trên bức tường sau tác phẩm sắp đặt “Dặm trường cách mạng” của Qiu Zhijie trong triển lãm “Tầm vóc Kiến tạo”.

 

Sự kiện

20 nghệ sĩ đương đại hàng đầu Trung Quốc đã tụ hội tại Bắc Kinh từ 18. 8 đến 2. 9. 2010 trong cuộc triển lãm quy mô tổng kết 30 năm nghệ thuật đương đại Trung Hoa. Mỗi người trong số đó đều đã được thế giới nghệ thuật quốc tế ghi nhận, ví dụ như Zhang Xiaogang, Wang Guangyi, Xu Bing, Fang Lijun, Luo Zhongli và Zeng Fanzhi, …. Hầu hết họ đều đã có những triển lãm cá nhân hoặc triển lãm nhóm tại những viện bảo tàng nổi tiếng thế giới như tại Guggenheim hay MOMA.

Sau 30 năm phát triển, kể từ khi có những chính sách cải cách và mở cửa, nghệ thuật đương đại Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt từ lúc phôi thai đến độ trưởng thành. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, nghệ thuật đương đại Trung Quốc đã bước ra vũ đài nghệ thuật quốc tế và giành được không ít ngưỡng mộ.

 

Zhou Chunya, Chó Xanh

Cuộc triển lãm Tầm vóc Kiến tạo (The Constructed Dimension) được tổ chức với sự phối hợp của Trường Cao học Hàn lâm viện Nghệ thuật Trung Hoa, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc. Đơn vị triển khai trực tiếp là Viện Nghệ thuật Đương đại.

Đều là những “đại cao thủ”, những người “avant-garde” nhất đại diện cho các giai đoạn khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật đương đại Trung Hoa trong suốt 30 năm qua. Các nghệ sĩ đem tới triển lãm khoảng 70 tác phẩm, một số là những tác phẩm tiêu biểu của họ, lại cũng có rất nhiều tác phẩm mới sáng tác, từ hội họa, điêu khắc, tới nhiếp ảnh, video và sắp đặt. Rất nhiều tác phẩm nổi bật bởi những bộ mặt trống rỗng, những nụ cười đông lạnh, những cái đầu trọc lốc hay những cặp mắt đen ngây ngô mở lớn – đó là những đặc điểm đặc trưng quen thuộc nhất đã giúp nghệ thuật avant-garde Trung Hoa chiếm được địa vị nhất định trong làng nghệ thuật hiện đại thế giới.


Các nghệ sĩ có tác phẩm tại triển lãm:

Fang Lijun, Feng Mengbo, Lin Tianmiao, Liu Xiaodong, Luo Zhongli, Qiu Zhijie, Song Dong, Sui Jianguo, Wang Guangyi, Wang Jianwei, Wang Gongxin, Wei Ershen, Xu Bing, Xu Jiang, Ye Yongqing, Yue Minjun, Zeng Fanzhi, Zhan Wang, Zhang Xiaogang, Zhou Chunya.

 

Một vị khách đang xem bộ tranh tứ bình (trái sang phải) “Thổi lửa”, ”Thủy long hồ”, Lôi vũ”, và “Ai đây?” của Luo Zhongli trong triển lãm “Tầm vóc Kiến tạo”.

 

Bốn mục tiêu học thuật / hàn lâm của cuộc triển lãm quan trọng này: (Đề nghị các nhà quản lý mỹ thuật đọc kỹ nhé. Toàn những “luận cương” cả – SOI)

1. Trình bày sự kết nối và tương tác giữa nghệ thuật đương đại và thực tiễn văn hóa xã hội Trung Quốc trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, “tập trung vào các đặc điểm và ý nghĩa được thể hiện trong quá trình nghệ sĩ/nghệ thuật đương đại tham gia vào việc kiến tạo nền văn hóa đương đại”;

2. Đánh dấu những thành tích phát triển nghệ thuật, văn hóa và giá trị tinh thần, nhấn mạnh tới sự cởi mở và đa nguyên (được thể hiện bằng thuật ngữ Tầm vóc trong tiêu đề triển lãm);

3. Làm nổi bật những giá trị học thuật đối của các hiện tượng nghệ thuật [mới lạ], đúc rút những nét đại cương của nghệ thuật đương đại Trung Quốc xét trên khía cạnh phát triển cơ bản và mô hình sáng tạo đa dạng, thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng những “ca” đặc sắc của các nghệ sĩ;

4. Tìm kiếm sự tươi mát, độc đáo từ phong cách bài trí, sắp đặt đến bố cục hết sức mới mẻ, sinh động của cuộc triển lãm mà không làm cho công chúng cảm thấy quá xa lạ.

 

Ye Yongqing, tác phẩm “một tí đỏ” trong bộ nhiều tranh “vẽ nỗi buồn…”, 2009

Giá trị gia tăng:

Trong thực tế, để đạt được các hiệu ứng “tại chỗ/ tức thì” với chất lượng cao [trong mỗi khán giả] không những phải dàn dựng bầu không khí nghệ thuật hoàn hảo cho cuộc triển lãm, mà quan trọng nhất phải làm sao để nghệ thuật đương đại có thể phổ cập hơn, gần gũi hơn với công chúng và xã hội, giúp cho người xem dễ dàng thấu hiểu hơn và đánh giá cao hơn các tác phẩm nghệ thuật đương đại Trung Quốc thông qua những không gian trưng bày công cộng tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc (NAMOC).

Trả lời phóng viên Thời báo Toàn cầu, giám đốc nghệ thuật của Học viện Nghệ thuật Đương đại Trung Hoa, giáo sư họa sĩ Yongqing Ye nói:  “Triển lãm giới thiệu với công chúng một phản ánh trung thực nhất con đường phát triển và ghi danh vào lịch sử suốt 30 năm qua củà nghệ thuật đương đại. Ngoài ra, thông qua triển lãm này, ban tổ chức cũng sẽ có những cố gắng thăm dò về tương lai của nghệ thuật đương đại Trung Hoa.”

“Tam thập nhi lập”. Ba mươi năm cũng là thời gian trưởng thành trong giai đoạn đậu của một cuộc đời. Nghệ sĩ nổi tiếng Luo Zhongli, hiện là giám đốc điều hành của Học viện Nghệ thuật Đương đại, người cũng có tranh và tác phẩm điêu khắc trưng bày tại triển lãm, phát biểu: “Bước sang thế kỷ 21, nghệ thuật đương đại Trung Quốc đã thành công vang dội cả trong việc tạo dựng bản sắc riêng lẫn sự kết nối với nghệ thuật phương Tây. Bằng cách tổ chức cuộc triển lãm này tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc, chúng tôi hy vọng công chúng rộng rãi có thêm cơ hội chứng kiến tận mắt những gì đã xảy ra trong nền nghệ thuật đương đại Trung Quốc trong vòng ba thập niên vừa qua.”

 

Nguồn: NAMOC.org, Global Times và ArtLinkArt

*

Một số tác phẩm mới tại triển lãm:

 

 

 
 
 
 

 

 

 

 

Song Dong, một cảnh video, 2009

 

 

Zhang Xiaogang, Tường Xanh – Quân phục, 2008.

 

 

Zhou Chunya, Hương hoa, 2008

 

Zhan Wang, No.131, điêu khắc

 

Yue Minjun, một pho tượng sắp đặt, 2010

 

Xu Jiang, tranh, 2001

 

Wei Ershen, tranh, 2008

 

Wang Guangyi, tác phẩm sắp đặt “Visa”, 1994

 

Wang Gongxin, video-sắp đặt, 2009

 

Wang Jianwei, video, 2009

 

Sui Jianguo, No.2, điêu khắc, 2008

 

Song Dong, nhiếp ảnh, 2000

 

Qiu Zhijie, sắp đặt, 2009

 

Luo Zhongli, No.1, 2006

 

Lin Tianmiao, sắp đặt, 2010

 

Fang Lijun, tranh, 2005

 

Zeng Fanzhi, tranh, 2010

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả