|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamNgười tháp tùng (phần 2) 25. 09. 13 - 5:55 amLinh CaoTiếp theo phần 1
Cuộc vui nào cũng giống như những vở kịch, rồi sẽ phải có hồi kết. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài ròng rã 5 năm, và đó cũng là một giai đoạn sáng tác ào ạt đầy khát vọng sống với những dự cảm khốc liệt về định mệnh, của cuộc đời anh Cấm. Những năm tháng này không giống như giai đoạn Hồng và Cam vui tươi trước đó, nó không còn từ nào đúng hơn để gọi ngoài “Đỏ và Đen”. Một cách vô thức, anh dùng ngày càng nhiều hai màu nặng nề này. Còn gì đen tối hơn màu đen và còn gì kinh hoảng hơn màu đỏ? Anh ngày càng tiều tụy và thất thường. Bữa cơm nóng hối chị Vân dọn ra, vừa cầm bát cầm đũa mà có đứa nào ý ới là Anh khoác túi đi ngay, nửa đêm gà gáy cũng đi mà vài ngày mất hút là chuyện thường. Anh như bị ma làm, khiến cho gia đình người nhà buồn khổ. Bạn bè trong nghề ai không hiểu thì tưởng anh dở hơi thật rồi. Đâu có biết căn bệnh đã tàn phá anh dần dần, lấy đi cả chức năng sinh lý, những giấc ngủ không bao giờ bình thường và cơn ác mộng mộng dai dẳng ngay giữa ban ngày khi gia đình – niềm tự hào và hang ổ trú ẩn cuối cùng để con thú bò về sau những quăng quật ngoài đường – cũng tan vỡ chia lìa. Anh mất ngủ hoàn toàn trong căn nhà trống trải, chong chong một thân một mình chờ cho hết đêm, để tảng sáng mới 4-5 giờ đã ra hồ ngồi hút thuốc, hay lọ mọ sang đập cửa nhà họa sỹ Lê Quảng Hà cũng ngay phố Võng Thị ấy. Nuôi nấng chăm sóc Cẩm lúc này ngoài bạn bè còn có vợ chồng người anh trai xây nhà ngay gần. Những con đường ven hồ Tây đã từng mòn chân bóng dáng con người nhỏ bé cô đơn, ngồi lặng trong mưa ven hồ lúc ập đến lúc tí tách, bên chén rượu hàng quán lấy cớ mà có câu chuyện, nhấm nháp đưa cay bằng chính nỗi buồn, nỗi sợ phải đương đầu với kết cục nhìn thấy trước. Càng khát sống bao nhiêu, càng tài tình sắc sảo, lại càng hờn tủi vì tuổi đã nhiều mà chưa đủ chưa thành trong sự nghiệp. Nghệ thuật giống như một loài công phu, nhìn thấy mình công phu xuống dốc theo sức khỏe ngày càng giảm sụt, con người anh hùng ngây thơ ấy trầm cảm và cuống quít vẽ, vẽ nhiều hơn nữa.
Ngoài những cơn say, Anh còn nương tựa vào anh em bạn hữu để lấy tinh thần mà sống. Cao trào của giai đoạn này, Anh mướn giá rẻ được cái nhà vườn to đùng trong bán đảo Tây hồ, rủ cả hội gồm một anh nhà giàu thích vẽ trừu tượng, một anh kiến trúc sư béo bẩn, anh Dũng điên và anh Vũ Hòa từ Paris về… mở xưởng họa chung. Salon Tây hồ vui và loạn xạ vì đông cá tính mạnh quá. Con chó Mường của Dũng điên thì cắn anh Cẩm, còn Cẩm thì cắn yêu tất cả mọi người do tính khí thất thường và những hoạnh họe hờn dỗi ngầm trong cái trịnh trọng điềm đạm buồn bã nơi Anh. Xưởng tan rã, nhà bán mất, khi ấy anh đã rất yếu. Chi Vân lại đón Anh về chăm sóc, Cẩm vẫn không nguôi nhớ Tây hồ, vẫn lại thường xuyên lén tụ tập bạn bè rượu chè, ngay cả khi đang nằm bệnh viện. Quây quần quanh anh có rất nhiều họa sỹ trẻ muốn học nghề, muốn nói chuyện và hâm mộ tư chất thẳng thắn ấy. Anh rất quý đàn em, dắt đi vẽ cùng, chỉ bảo tận tình, rất nhiều bức tranh anh vẽ là nhờ tụi trẻ làm nền, các họa sỹ vẽ cùng hay “bị” anh vẽ đè lên tranh đang dang dở. Anh Vũ Hòa cũng có bức sơn dầu như thế, hiện đã về tay chị Vân Yến cafe. Hai ngài cũng đã có quãng thời gian vẽ chung xưởng Công viên nước, đến khi Anh Cẩm mất, Hòa buồn quá mới nhận lời dọn về xưởng Hàng Chuối chỗ mình… Cái đáng ghét nhất của một thằng nghệ sỹ, Cẩm cho là chữ Hèn. Anh khinh không thèm nhắc đến những đứa cả vẽ và sống đều hèn. Lần ra viện về nhà, khi giao cho mình giữ hộ hai bức tranh toàn đỏ và đen, Cẩm đã nghiến răng chửi một đứa nào rất hèn “không dám vẽ”. Và mình không thể nào quên hình dáng còng gập tiều tụy Anh ngồi ghế quán nước ngay cổng vào chung cư Hội Nhạc sỹ, nhìn theo xe mình dần đi xa. Đó là lần gặp cuối cùng. Cách đây vài hôm, có một tay làm ngoại giao nhưng tốt nghiệp Học viện Hoàng gia Anh, đến nói chuyện rất sôi nổi, bày cho mình cách làm sao cho thật nổi tiếng thương hiệu, mình ậm ờ bảo sẽ nghe lời. Em ấy đi nhiều, giao du rộng rãi,khôn ngoan lịch thiệp. Em đã đáp chuyên cơ ngày hôm qua đi cùng Thủ tướng sang Pháp đàm phán chuyện đại sự. Một người tháp tùng. Và mình muốn gọi Anh từ nay như thế. Người tháp tùng không ai biết, lặng lẽ làm phận sự cao cả của mình, chi những khoản tiền lớn nhỏ, chăm sóc đến từng việc lớn bé… trong đám đông danh giá ồn ào. Cả cuộc đời Anh Cẩm đã hết lòng tháp tùng nghệ thuật, dốc cạn nhiệt tình và tài năng vào những bức tranh để lại cho người. Công danh bỗng thật vô nghĩa trước những hy sinh thầm lặng nở hoa kết trái mang tới phúc lành thơm thảo cho cuộc đời thêm một chút Đẹp, vậy thôi…
* Cùng một người viết: - Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Việc ấy không cần nhiều tiền, - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu - Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân - Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn - Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ - Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh - Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra… - Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá… - Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo? - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2): - Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn - Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua - Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4): - Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… - Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm - Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5): - Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6): - 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt - Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo - Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan - “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8): - Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ Ý kiến - Thảo luận
23:20
Sunday,3.8.2014
Đăng bởi:
linh cao
23:20
Sunday,3.8.2014
Đăng bởi:
linh cao
Khổ thân bác Đỉn,bắt anh Tùng cãi chầy cãi cối ạ? Sao không hỏi thẳng Đặng xuân Hòa còn sống sờ sờ đấy xem ai giống ai? Còn nếu giống được cụ Phái thì đã là niềm tự hào chân chính của bất cứ ai làm nghề vẽ. Mong bác giống được một nửa hoặc một phần tám cũng được, cái tiết tháo của người yêu Mỹ thuật. Còn bác thích đối sánh thì sẵn đang có bà phóng viên New York Time ở Việt Nam đây, mời bác làm đầy đủ danh sách ai giống ai đi, trên toàn thế giới, gửi về có khi được lên...trang nhất không biết chừng.
Cũng mừng cho bác...
16:36
Sunday,3.8.2014
Đăng bởi:
Trịnh Xuân Đỉn
@bác Tùng: sao lại không dám tranh luận hả bác. Người khuất nhưng tranh vẫn lù lù ra đấy có gì khó?!
Theo em, họa sĩ Cẩm duyên cái duyên của người khác. Vẽ giống hệt Đặng Xuân Hòa. Có mấy cái vẽ giống cụ Phái. Đại khái là chả có cái gì đáng kể để thành được một tác-giả. ...xem tiếp
16:36
Sunday,3.8.2014
Đăng bởi:
Trịnh Xuân Đỉn
@bác Tùng: sao lại không dám tranh luận hả bác. Người khuất nhưng tranh vẫn lù lù ra đấy có gì khó?!
Theo em, họa sĩ Cẩm duyên cái duyên của người khác. Vẽ giống hệt Đặng Xuân Hòa. Có mấy cái vẽ giống cụ Phái. Đại khái là chả có cái gì đáng kể để thành được một tác-giả. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp