Gẫm & Bình

Rồi sẽ có ngày đến lượt chú Uyên Huy và anh Yên Thế… 02. 10. 13 - 4:57 pm

Noon

Một mặt người đắp nổi trên đường trong vườn

Nhân chuyện ông Chứng bày tượng trong vườn nhà ông, vì không có hàng rào nên người ta vào thẳng đất ông, ngắm nghía những tượng mặt người dính tịt trên mặt đất và kêu ầm lên với chính quyền là “kinh dị”, đòi dỡ bỏ, tôi nghĩ tới một viễn cảnh sắp tới sẽ xảy ra với nhiều họa sĩ, khi tiếng nói nhân dân được dùng như một thứ áp lực.

Thí dụ, một hôm, nhân dân trong tổ dân phố ở một quận nội thành Hà Nội nộp đơn lên ủy ban phường, cho biết trong sân nhà họa sĩ Trần Hậu Yên Thế có một số tác phẩm mà theo họ là vô cùng kinh sợ, làm họ nghĩ tới những cảnh ma quái, tang tóc. Trẻ con thấy ban đêm mất ngủ, người già thấy không dám ra đường tập thể dục mỗi tối.

“Đối thoại với Xổm” – tác phẩm của Trần Hậu Yên Thế

 

“Ngoằng”, tác phẩm của Trần Hậu Yên Thế

Cũng vậy, nhân dân một phường thuộc TP.HCM cũng nộp đơn lên ủy ban, cho biết nhìn vào nhà họa sĩ Uyên Huy có rất nhiều tranh khỏa thân hở vú xanh vàng đỏ tím leo lét, nom rất hãi hùng, khiến họ liên tưởng tới những thây ma. Ngoài ra, trẻ con nhìn cảnh hở vú (cả nam và nữ) sinh ra những tâm tư rất bất ổn.

“Giao hưởng xanh”, tác phẩm của Uyên Huy

 

“Nghệ thuật thân thể 1”, tác phẩm của Uyên Huy

 

“Nghệ thuật thân thể 2”, tác phẩm của Uyên Huy

Cả hai nhóm nhân dân đều đề nghị chính quyền buộc hai họa sĩ dẹp bỏ những thứ làm họ sợ.

Phải làm sao với hai trường hợp này?

Có gì khác so với trường hợp những tượng trong vườn nhà ông Chứng?

*

Nhân dân thì lúc nào cũng nghìn mắt nghìn tay, sẵn sàng thò vào những nơi không phải là của họ. Có thể mới phải có luật để bảo vệ cái khoảng riêng tư của mỗi người.

Nghệ sĩ phải là những người ý thức được việc riêng-chung rõ ràng nhất, để có thể đi trên “lằn ranh đỏ mỏng manh”, vừa có thể sáng tạo “điên” hết cỡ (của họ), vừa không phạm luật.

Thế mà nay đọc những phát biểu của họa sĩ Uyên Huy và Trần Hậu Yên Thế trước trường hợp ông Chứng phải dỡ tượng bày trong vườn vì tiếng nói nhân dân, tôi thấy thật lố quá. Chú Uyên Huy thì đanh thép nói tượng ông Chứng là vi phạm điều 3, kích động bạo lực. (Ôi, chú Uyên Huy vào chùa mà xem những cảnh xử tội ở hỏa ngục vẽ trên tường đi đi rồi khép tội vi phạm điều 3 một thể!). Anh Yên Thế thì nói ông Chứng tâm thần, mong nhân dân khoan dung! Tôi không rõ mức độ tâm thần của anh Yên Thế lấy gì là khác so với của ông Chứng mà anh Yên Thế dám kết luận xúc phạm như vậy?

Tôi không bàn về việc đáng sợ hay đẹp-xấu ở những thứ ông Chứng làm. Chỉ biết rằng ông ấy làm trong vườn nhà ông ấy, người dân phải luồn lách vào mới xem được. Tôi mà là ông Chứng, tôi đòi cho gặp những người đã xem những hình nhân đắp tịt dưới nền đất nhà ông, và hỏi họ bằng cách nào mà xem được? Nếu họ bảo họ vào trong vườn, như thế họ đã vi phạm luật, là tội đột nhập bất hợp pháp vào tài sản, khu vực sinh sống riêng của người khác. Khi ấy xem nhân dân có rụt vòi lại không.

Ông Phạm Chứng trước những mặt người đắp nổi mà phải vào tận sâu trong vườn ông mới có thể thấy. Ảnh: Giang Phương

*

Bảo vệ người dân (trong đó có những người làm nghệ thuật) và bảo vệ một bầu không khí trong lành của xã hội, việc đầu tiên là phải tôn trọng luật. Có luật chặt chẽ thì mới có thể sáng tạo tung tẩy. Chứ ai cũng đột nhập được vào không gian riêng của người khác, rồi làm đơn tố cáo, rồi áp dụng những quy định công cộng, ép buộc này nọ…, cuối cùng sẽ mang lại những tiếng không được thơm cho một nền quản lý…

Xét cho cùng cũng do trình độ mà ra. Tôi tin là cũng một việc như thế này, những nhà quản lý của Hà Nội hay TP.HCM sẽ xử lý đúng luật và đúng tình hơn, với điều kiện những vị ấy không phải là chú Uyên Huy (người Sài Gòn) và anh Yên Thế (người Hà Nội)!

Ý kiến - Thảo luận

13:20 Thursday,3.10.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
Bạn Baláp
trước hết, bạn cần tập trung đọc người ta viết gì rồi hẵng dạy đời. Trước khi tranh luận, cần phải biết đọc đã. Ngành não học đã có chứng minh là đối với những người mà kỹ năng đánh vần quá kém, các thông tin sẽ không được lưu giữ trong bộ nhớ ngắn hạn. Điều đó
...xem tiếp
13:20 Thursday,3.10.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
Bạn Baláp
trước hết, bạn cần tập trung đọc người ta viết gì rồi hẵng dạy đời. Trước khi tranh luận, cần phải biết đọc đã. Ngành não học đã có chứng minh là đối với những người mà kỹ năng đánh vần quá kém, các thông tin sẽ không được lưu giữ trong bộ nhớ ngắn hạn. Điều đó khiến cho khi người ta đọc tới những câu sau thì không nhớ nội dung câu đầu, và đọc hết bài thì không hiểu gì về tổng thể.
Mình viết về bản chất, tác phẩm của ông Chứng và Yên Thế không khác nhau lúc nào? Mình chỉ nói là việc bày trong vườn hay bày ở bảo tàng không khác nhau về bản chất, có nghĩa là không vì thế mà quyết định có phải nghệ thuật hay không. 
12:43 Thursday,3.10.2013 Đăng bởi:  balap
@Phó Đức Tùng: chính bạn đã đồng ý rằng ˝đã tranh luận học thuật thì tất nhiên không cần chính danh˝ và cũng chính bạn cho rằng kiến văn của bạn nông cạn nên cũng sẽ không biết chính danh như thế là của ai, thế thì mọi thắc mắc khác về danh tính là vô giá t
...xem tiếp
12:43 Thursday,3.10.2013 Đăng bởi:  balap
@Phó Đức Tùng: chính bạn đã đồng ý rằng ˝đã tranh luận học thuật thì tất nhiên không cần chính danh˝ và cũng chính bạn cho rằng kiến văn của bạn nông cạn nên cũng sẽ không biết chính danh như thế là của ai, thế thì mọi thắc mắc khác về danh tính là vô giá trị và không cần phải bàn nữa, vì biết chẳng để làm gì thì tốt nhất là không nên biết Tùng nhé. Tùng cho rằng ˝tuyệt đối không ai có tư cách gì để phán về trình độ, hiểu biết của người khác˝ lại là một phát ngôn thiếu suy nghĩ nữa rồi. Việc chấm điểm cho học sinh đã là 1 cách đánh giá trình độ, hiểu biết của học sinh này so với học sinh khác, việc bảo vệ luận văn, luận án trước các vị giáo sư đáng kính mà công việc của các vị là dùng kiến thức và khả năng lý luận của mình để phản biện lại hay đánh đổ ý kiến của người bảo vệ... để cuối cùng đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng chính là 1 cách phán về trình độ và hiểu biết của người khác. Nếu anh thích thì anh gọi những phán xét đấy là góp ý, bổ sung tốt, nếu không thích thì cho rằng lên mặt, dạy đới, phán xét... và dù muốn hay không thì việc phán xét về trình độ, hiểu biết của người khác vẫn là công việc thường ngày ở huyện, vì nó chính là 1 trong những yếu tố để giúp xã hội con người tiến bộ. Mình không cần biết Tùng theo ai, dựa vào cái gì, mình chỉ quan tâm đến đúng hoặc sai, người ta sai thì mình phải sửa, không phải cứ cắm đầu cắm cổ theo cái sai của người ta rồi khi có nguời phản biện thì bảo là do dựa theo người này hay người khác...vì một tư duy tốt là tư duy biết chắc lọc những cái đúng, loại bỏ những cái chưa đúng để biến thành cái của mình, cái riêng mình. Tùng cho mình hỏi ˝bản chất˝ là cái gì? Tùng hiểu như thế nào là bản chất mà bảo rằng việc làm của ông Chứng và Yên Thế là giống nhau về bản chất. Phải nhận được phản hồi của Tùng thì mình mới có thể tiếp tục tranh luận về vấn đề này được. Hy vọng sau câu hỏi của mình, Tùng có thể tự hiểu và chúng ta khỏi tranh luận về vấn đề này nữa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả