|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngGiá của Peter Doig, Urs Fisher, Richard Prince…, tháng 10 tại Christie’s 01. 11. 13 - 7:56 amPhước An tổng hợp và lược dịchSOI Mời các bạn xem một số tranh đấu giá trong phiên “Nghệ thuật Đương đại và Hậu chiến” (tối) của nhà Christie’s, diễn ra vào 18. 10. 2013, London. Các bạn nhớ bấm vào tên tranh để xem chi tiết. PETER DOIG (1959) Ước lượng: Một hình nhân đơn độc ngó chằm chằm từ chiếc thuyền đỏ son. Được coi là kẻ nổi tiếng nhất trong số những nhân vật của Peter Doig, người đàn ông rậm râu này trông lạc lõng cả về nơi chốn lẫn thời gian. Trôi lười nhác qua một biển vằn vện những dải nước hoa cà, đỏ san hô, nâu mun, chiếc ca-nô thể hiện một hình ảnh đầy biểu tượng cho chính người nghệ sĩ.
URS FISCHER (1973) Ước lượng: Lemon Hand của Urs Fischer là một bức chân dung tự họa hài hước, vui nhộn. Dùng bàn tay như một thứ đóng thế cho người nghệ sĩ, Fischer đã tạo nên một phép hoán dụ siêu thực, cho thấy mình làm một nhà điêu khắc, thể hiện bằng một bàn tay với ngón cái đội chặt một quả chanh. Lấy khuôn từ chính bàn tay mình, bề mặt bức tượng như sờ thấy được da thịt, với những sợi lông tay hiện rõ mồn một, những móng tay sần sùi, cả bàn tay vất vả, những mạch máu, những lỗ chân lông trên lớp da thô…, tất cả là vật chứng cho bàn tay người nghệ sĩ, trong những cử chỉ của nghề. Sự trộn lẫn đầy bất ngờ của những yếu tố thường ngày đã mang lại một âm hưởng siêu thực, huyền bí.
GLENN BROWN (1966) Ước lượng: Tác phẩm thể hiện một trạm không gian đơn độc treo trong không trung, mượn từ bức tranh “Isle of the Dead” (Đảo Tử thần) của họa sĩ Thụy Sĩ theo phái biểu tượng Arnold Böcklin, cũng với phong cách một màu cho toàn tác phẩm. Kèm theo đó, tên tác phẩm, nhiều chi tiết của khối nhà, những cuộn nước xoáy trở thành bầu trời vần vũ mây là lấy cảm hứng từ bức “Tomb of Bocklin, 1901-1902” của Ferdinand Keller (bản thân bức này cũng là để tỏ lòng ái mộ với bức “Isle of the Dead” của Böcklin!). Trong tranh của Böcklin, hòn đảo tí ti được bao phủ bằng những bụi cây bách tỏa bóng, mọc lên từ trung tâm nghĩa địa. Còn trong bố cục của Brown, nấm mồ bí ẩn bị khuất lấp, không nhìn thấy.
RICHARD PRINCE (1949) Ước lượng: Đan xen giữa những hình ảnh đồ họa, text, và những nét vẽ (nguệch ngoạc), Untitled (The Band) của Richard Prince đã tiếp đoạt cách làm của vài trường phái trong lịch sử nghệ thuật: của Minimalism, của Expressionism, và của Pop Art, để từ đó tạo ra một tác phẩm vừa nhẹ nhàng “thử” xem chúng ta gắn (một cách rất sách vở) với hội họa truyền thống như thế nào, đồng thời là một cái nháy mắt với văn hóa đương đại. Bên dưới những giọt màu trắng như bột phấn phủ toàn bộ tác phẩm là mảng cắt dán những bức ảnh của nhóm nhạc rock, The Band, lưu diễn cùng Bob Dylan hồi những năm 1960s và 1970s, (các bạn phải bấm vào tên tranh để xem chi tiết). Nổi lên trên bề mặt tranh là một dòng text đọc thì vô nghĩa nhưng đúng kiểu của Prince, tạo nên một thứ giống như là văn bản viết trên da thuộc nhưng rất đương đại, gồm những chất liệu có vẻ chẳng ăn nhập gì với nhau!
KELLEY WALKER (1969) “Tôi nghĩ những bức canvas phải có một mối quan hệ kiểu bắt chước không chỉ với bức tường mà bức tranh sẽ được bày, mà với cả cấu trúc của những mảng gạch trong không gian đô thị của New York. Bên ngoài cửa sổ studio, tôi thấy có vô vàn cách những vật liệu xây dựng này được dùng cho cấu trúc cũng như cho trang trí, xếp chặt dọc và ngang.” Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|