Gẫm & Bình

Vì sao cánh của chim bồ câu lại chạm vào môi của Cha và Con? 18. 11. 13 - 10:36 pm

SiêuNoob

Mình xin được góp thêm mấy ý về iconography trong bức tranh “Coronation of the Virgin” (Lễ Tấn phong Đức Mẹ Đồng Trinh) mà Anh Nguyễn đã phân tích.

1. Về mối quan hệ giữa Cha, Con, và Thánh Thần trong Chúa Ba Ngôi (Trinity)

Hầu hết các nhánh Kitô giáo đều công nhận sự tồn tại bình đẳng và đồng nhất của ba ngôi Cha, Con, và Thánh Thần.

Tuy nhiên, một trong những điểm chia rẽ cơ bản giữa Công giáo La mã và Chính thống giáo phương Đông là ở việc Công giáo La Mã sử dụng cụm từ “filioque”, tiếng Latin có nghĩa là “và (từ) Con” để diễn giải việc Chúa Thánh thần phát xuất “từ Chúa Cha và Chúa Con”. 

“Chúa Thánh Thần phát xuất từ Cha và Con”, chi tiết tranh của dòng Boulbon, thế kỷ 15, bảo tàng Louvre

Trong bức “Coronation of the Virgin” chẳng hạn, ta có thể thấy Chúa Cha và Con không có sự khác biệt, và hai cánh của chim bồ câu (Chúa Thánh Thần) chạm vào miệng của cả Cha và Con. Đó chính là một iconography của Filioque doctrine.

Chi tiết tranh của Enguerrand Quarton

Trong khi đó, chính thống giáo phương Đông lại coi Chúa Thánh thần phát xuất “từ Chúa Cha” mà thôi, và họ cho rằng cụm từ filioque của Công giáo La Mã có khả năng gây nhầm lẫn về vai trò của Chúa Thánh thần (so với Chúa Con).

“The Divine Liturgy”, Michael Damaskinos, thế kỷ 16, vẽ Đức Chúa Cha và Chúa Con khác nhau phân biệt. Chúa Thánh Thần (chim bồ câu) ở gần Chúa Cha hơn, tức xuất phát từ Chúa Cha

 

Kính màu diễn tả Đức Chúa Cha và Con, hoàn tất năm 1913, của một nghệ sĩ khuyết danh, bày tại Bảo tàng lịch sử và nghệ thuật Giáo hội Salt Lake City, Utah. Với dòng Mormon, Đức Chúa Cha là chủ của cả Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tức lớn hơn cả hai, nhưng cả ba là một theo nghĩa có chung một mục đích.

Câu hỏi ở đây là vì sao Filioque Doctrine lại được nhấn mạnh vào thời điểm bức tranh “Coronation of the Virgin” được vẽ, tức năm 1453?

Vào giữa thế kỷ 15, đế chế Byzantine, trung tâm của Chính thống giáo phương Đông, đứng bên bờ diệt vong bởi Đế chế Hồi giáo Ottoman. Những mong được các nước Công giáo La Mã hỗ trợ trong cuộc chiến chống Ottoman, hoàng đế Byzantine gây sức ép để các lãnh đạo Chính thống giáo giảng hòa với Công giáo về Filioque doctrine.

Năm 1439, trong Đại hội Công giáo ở Florence, các đại diện Chính thống giáo buộc phải chấp nhận khái niệm filioque. Điều này có thể được coi như một chiến thắng về mặt giáo lý của Công giáo La Mã (mặc dù chiến thắng này không tồn tại lâu). Phải chăng đây chính là lý do của việc Quarton thể hiện đôi cánh của Chúa Thánh Thần phát xuất từ miệng của Chúa Cha và Chúa Con?

Cũng có thể từ sự thắng thế của Filioque doctrine mà việc thể hiện Chúa Cha và Chúa Con hoàn toàn giống nhau được nhà tài trợ Montagnac (và Quarton) nhấn mạnh trong hợp đồng. Và theo mình, đó là sự giải thích cho câu hỏi tại sao khi thể hiện tích “Bụi cây bốc cháy”, Quarton lại vẽ Moses nhìn thấy Chúa Con – bởi thực sự không có sự khác biệt giữa Cha và Con ở đây.

Đức Chúa Trời tỏ phép lạ cho ông Moses thấy trong bụi cây bốc cháy. Hiện ra với Moses là thiên sứ thời Jehova (Chúa Cha) không phải Jesus (Chúa Con), mà hình lại vẽ là Jesus. Trên tranh, ông Moses mặc áo đen, cầm gậy đi chăn cừu, thấy bụi cây bốc cháy (mà thực chất là không cháy), trong có thiên sứ của Chúa Trời hiện ra và biến cây gậy của ông thành con rắn. Sau này ông sẽ dùng gậy thần đó rẽ nước Hồng Hải đưa dân Israel về Đất Hứa.

2. Về sự đối lập giữa Nhà thờ Kitô (Church) và Đền thánh Do thái (Solomon’s Temple)

Trong bức tranh này, Quarton thể hiện Nhà thờ Công giáo tại Roma (bên trái tranh) đối nghịch với Đền thánh Do thái tại Jerusalem (tòa nhà đỏ với mái vòm bên phải tranh). Trong khi nửa Roma được gắn với các sự kiện Chúa hiển linh và ở trên Purgatory với sự giải thoát thì nửa Jerusalem ở phía trên địa ngục và sự đày đọa. Sự đối lập giữa Kitô giáo và Do thái giáo, Church và Temple, hay trong tiếng Latin là Ecclesia và Synagoga, là một iconography được sử dụng phổ biến trong các tranh Kitô giáo.

Nhà thờ Công giáo tại Roma (bên trái tranh) đối nghịch với Đền thánh Do thái tại Jerusalem (tòa nhà đỏ với mái vòm bên phải tranh)

 

Nửa bên Jerusalem

 

Nửa bên Rome

3. Cuối cùng, liên quan đến nhân vật Đức Mẹ thì mình không biết khái niệm “Bride of Christ”, bạn Anh Nguyễn giải thích có chính xác không? Vì theo mình hiểu thì danh hiệu của Virgin Mary phải là “God-bearer” (từ tiếng Hy lạp là “Theotokos”) mới phải. Còn “Bride of Christ” thì thường là để chỉ Nhà thờ Kitô (Christian Church) hay những người theo đạo Kitô nói chung thôi.

 

Ý kiến - Thảo luận

13:32 Wednesday,3.2.2016 Đăng bởi:  Lưu Thúy
Tra từ điển công giáo để làm cái gì hả bạn Lamtan?
...xem tiếp
13:32 Wednesday,3.2.2016 Đăng bởi:  Lưu Thúy
Tra từ điển công giáo để làm cái gì hả bạn Lamtan? 
10:55 Wednesday,3.2.2016 Đăng bởi:  lamtan
các bạn nên tra từ điển công giáo
...xem tiếp
10:55 Wednesday,3.2.2016 Đăng bởi:  lamtan
các bạn nên tra từ điển công giáo 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả