Ăn uống

Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan 17. 06. 16 - 8:46 am

Linh Cao

Hình từ trang này

Món mì vằn thắn hợp tôm biển. Hàng mì đặt thẳng từ các vựa nuôi tôm ven biển. Ví dụ cả ngày bán 300 bát mì, mà mỗi bát một con, thì tính theo cân sẽ lấy từng ấy từ xe téc nước biển chở tôm tươi về thành phố, lúc 4 giờ sáng. Rồi cho ngay vào một cái téc nhỏ có sục ôxy của nhà hàng, chở về.

Mì bán cả ngày nên muốn tôm ngon và nước cũng ngon, thì phải giữ tôm sống đến lần luộc cuối cùng, có thể là 10h đêm. Mỗi lần luộc tôm là rửa sạch cả rổ khoảng 30 con thôi, luộc tái vào nồi nước dùng (chan mì) cho 30 bát mì, rồi bán hết lại lôi tôm tươi sống ra làm tiếp.

Mình hay ăn hàng ở 40 Tuệ Tĩnh. Tôm họ không bao giờ chọn loại quá to, chỉ vừa vừa. Râu dài nghều để nguyên, vỏ mềm và cái đầu có gạch đỏ ran, ăn rất thú. Nước dùng thì đục lắm, chả biết có những thứ gì.

Quả trứng vịt luộc bổ tư mà cho vào mì, thì bao giờ cũng còn 30% lòng đào đặc, màu đẹp mà ăn ngon. Bí quyết ngoài việc chọn trứng ngon, thì ta luộc phải đúng cách. Nước sôi lăn tăn mới thả trứng vào, đúng 10 phút vợt ra nước lạnh, rồi bóc vỏ.

Hình từ trang khaitam

Ở đối diện cửa chợ Hôm, trước kia có một hàng mì ăn được. Lịch sử những năm 1980s, quán có người đẹp Mai Trang đứng bán. Bác Phái có vẽ cho chị bức chân dung khá hay, đeo đầy nhẫn vàng dây chuyền vàng. Bức này giờ về tay ai nhỉ? Chị chính là em út trong nhà anh Hồng Hoang, anh Vân Thuyết đấy. Giờ chị sang Thụy Điển theo chồng, và có thú vui vẽ tranh và đi du thuyền.

Nấu mì ở nhà không bao giờ ngon bằng hàng, vì họ ninh nước dùng với bí quyết gì tàn bạo lắm, lâu và cầu kỳ. Thêm nữa, chúng ta không cán được mì tươi hàng ngày như họ, không chăm chỉ chịu khó như họ. Và cuối cùng, cái không khí bẩn bẩn đông đông, tầu tầu khổ khổ của mỗi quán mì, ở nhà không cách nào bày ra được. Bước vào mỗi quán như bước lên một con thuyền tị nạn, nó chòng chành mịt mù khói từ nồi nước to nồi nước nhỏ, nhem nhuốc bụi than và nồng nàn hương biển. Ăn xong bát mì, thì thôi coi như cập bến Hồng Kông. Có nán lại chút nấn ná thì cũng chẳng trại tị nạn nào nhận mà bước ra ngoài vỉa hè là đã về lại cố hương, gió bỗng thổi mát đường hoa sữa, thế là sung sướng dắt xe yên tâm đi làm…

Để rồi hôm sau nhất quyết làm đùm xôi xéo, chứ ngày nào cũng mì ngổ có phải là hẹ đâu ?!?

Hình từ internet

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

11:28 Tuesday,21.6.2016 Đăng bởi:  LC

Hổng có bánh tôm bác Lui ạ. Có bánh sủi cảo chiên một cái vàng rộm để trên miệng bát mì thôi, ăn trước khi trộn trạo cả rau cả ớt vô . Đúng ý bác là vằn thắn chiên đây... Mỗi nơi gọi một tên, em thực ra chưa nấu bao giờ, ở nhà nấu mì tôm với thịt bò rau cải mơ, thì dễ ngon. Chứ món tầu chỉ đi ra tiệm là ngon. Chim quay cũng thế hihi, ăn ở phố Tạ Hiện t
...xem tiếp

11:28 Tuesday,21.6.2016 Đăng bởi:  LC

Hổng có bánh tôm bác Lui ạ. Có bánh sủi cảo chiên một cái vàng rộm để trên miệng bát mì thôi, ăn trước khi trộn trạo cả rau cả ớt vô . Đúng ý bác là vằn thắn chiên đây... Mỗi nơi gọi một tên, em thực ra chưa nấu bao giờ, ở nhà nấu mì tôm với thịt bò rau cải mơ, thì dễ ngon. Chứ món tầu chỉ đi ra tiệm là ngon. Chim quay cũng thế hihi, ăn ở phố Tạ Hiện thôi.

 
11:04 Tuesday,21.6.2016 Đăng bởi:  lui

Ngoài đấy có thêm bánh tôm chiên thế này không ạ bác LC?
http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/2014/saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures201311/Tan_Nhan/Mivangthuanky3.jpg
Ở SG em thấy nhiều quán có, cả ta lẫn tàu. Em cũng khoái mặc dù em thích họ để riêng, ăn tới đâu ta gắp chấm vào nước dùng đến đó, để luôn trong tô (bát) thì nó mềm èo ra và rục hết vào nước.

...xem tiếp

11:04 Tuesday,21.6.2016 Đăng bởi:  lui

Ngoài đấy có thêm bánh tôm chiên thế này không ạ bác LC?
http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/2014/saigonamthuc.thanhnien.com.vn/Pictures201311/Tan_Nhan/Mivangthuanky3.jpg
Ở SG em thấy nhiều quán có, cả ta lẫn tàu. Em cũng khoái mặc dù em thích họ để riêng, ăn tới đâu ta gắp chấm vào nước dùng đến đó, để luôn trong tô (bát) thì nó mềm èo ra và rục hết vào nước.
Ở SG có quán mì nào mà có vằn thắn chiên như hình cuối trong bài không nhỉ?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả