Nghệ sĩ thế giới

Một phát hiện mới mùa thu năm nay: Vallotton vĩ đại, không chỉ nhờ khắc gỗ 30. 11. 13 - 7:12 am

Mở Ngoặc st và dịch

Người ta dường như chỉ biết đến Vallotton (1865 – 1925) với những bức khắc gỗ châm biếm. Nhưng triển lãm mới đây về ông ở Grand Palais (từ 2. 10. 2013 đến 20. 1. 2014) đã hé lộ một họa sĩ lớn…
 

Vallotton hẳn phải chịu ơn tranh khắc. Chính tranh khắc (gravure) đã giúp ông chạm tới thành công, thoát khỏi sự bấp bênh. Tới Paris năm 17 tuổi, ghi tên theo học tại Academy Julian, chàng Thụy Sĩ trẻ trải qua thời kỳ đầu khó nhọc, trầy trật sống bằng những bức chân dung của mình , bằng những công việc nhỏ như phục chế tranh, viết vài bình luận triển lãm cho tờ La Gazette de Lausanne. (Trong hình: “Mon portrait” của Gemälde von Félix Vallotton, 1885)

 

Nghe theo lời khuyên của một số bạn cũng là họa sĩ tranh khắc như Charles Maurin và Felix Jasinski, Vallotton đã thử đáp ứng nhu cầu in ngày càng tăng lúc đó của các tạp chí mới. Những nét vẽ mạnh mẽ của ông khi dùng mảng đen lớn với bố cục táo bạo khi để một phần cảnh ẩn bên ngoài khung, những thể hiện châm biếm và chua chát về một cặp vợ chồng tư sản, hay là đời sống công cộng… đã khiến báo chí cũng như công chúng lúc đó rất khâm phục và thích thú. (Trong hình: “Thích khách”, tranh khắc của Vallotton)

 

Rồi những bức minh họa trên báo và nhất là những bức tranh khắc gỗ đã giúp Vallotton mở cánh cửa với giới thượng lưu Paris. Ông gia nhập nhóm Nabis, gặp gỡ Mallarmé và Misia, những nàng thơ của các nghệ sĩ.

 


Sự thuần thục về tranh khắc cũng dần định hình những đường nét trong ngôn ngữ hội họa của Vallotton: bỏ đi những khoảng không ảo, kết hợp những cách nhìn khác nhau trong cùng một bố cục, sự tương phản sáng-tối không khoan nhượng, và những nét đơn sắc bén. (Trong hình, “Le Bain – tắm”, 1894, tranh khắc)

 

Tranh khắc gỗ đã khiến Vallotton trở thành “bậc thầy về đường nét” như cách tả của Marina Ducrey, thuộc nhóm các nhà phụ trách triển lãm của Grand Palais. Các họa sĩ nhóm nabis rất gần gũi với tranh khắc, như hình ảnh trong bức “Căn phòng màu đỏ” (La chambre rouge) – một cặp đôi đứng trong bóng tối cánh cửa một căn phòng có nội thất sang trọng,

 

… hoặc cũng cùng ý tưởng, ở bức Cuộc viếng thăm (La Visite – 1899)

 

… hay phiên bản tranh vẽ và sêri tranh khắc có tiêu đề Sự riêng tư (Intimité – trong hình) với cảnh im lặng trải ra trong không khí phảng phất mùi tư sản. Vallatton đã nắm bắt được cái moment mà ông không tiết lộ tất cả. Người ta cảm thấy sự căng thẳng mà không rõ lý do. Đó là thế mạnh của Vallotton, cái phân biệt ông với các đồng nghiệp và bạn bè trong nhóm Nabis. Ông biết cách gợi ra nỗi lo sợ mơ hồ, chưng cất sự nghi ngờ ngay trong hình ảnh một hạnh phúc được thừa nhận.

 

Đó là thời kỳ Vallotton triển lãm ở nhà Vollard và Durand-Ruel, và xuất hiện trên tạp chí danh tiếng Revue Blanche. (Trong hình: Felix Feneon tại tạp chí Revue Blanche, tranh của Felix Vallotton -1896).

 
Những bức khỏa thân không phù hợp

Câu chuyện tiếp theo ít sáng sủa hơn, đỏng đảnh hơn. Sau thời kỳ suy tàn của phong trào Nabis, con đường đi của Vallotton không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Tới mức mà triển lãm đầu tiên tưởng nhớ Vallotton năm 1979 tại Petit Palais, nhà sử học và phê bình André Fermigier viết: “Khi Vallotton mất năm 1925, người ta có cảm giác ông đã hoàn thành sự nghiệp của mình từ lâu rồi.” (Trong hình: Félix Vallotton và vợ, Gabrielle, năm 1911)

 

Những bức tĩnh vật, và phong cảnh được thực hiện sau năm 1905, và nhất là những bức khỏa thân “buồn”, “khá vu vơ”, “quá cứng”, “quá hiện thực”, “lạnh” và đôi khi cả “tầm thường”… những từ mà giới phê bình dùng trong suốt thế kỷ 20.

 

Dù đánh giá cao sự thuần thục của ông về hình, nhiều nhà phê bình vẫn tiếc cho sự thiếu tinh tế và gợi cảm của ông. Bức “Trois femmes et une petite fille jouant dans l’eau” (Ba phụ nữ và một cô bé chơi đùa trong nước) mà Vallotton triển lãm năm 1907 tại Salon des Indépendants, thể hiện khá rõ cách vẽ này. Nghệ sĩ dần quay lưng lại với phong trào Nabis để hướng tới một không gian ba chiều mộng ảo. Những bức khỏa thân của ông hiện ra trong một volume mới. Da thịt xanh xao của họ đuợc bao những quầng đen, khung hình cũng bị thu hẹp, họa sĩ cũng không ngần ngại cắt cơ thể ở phần ngang đùi, tùy theo mực nước.

 

Vallotton cũng có cả người phê phán và người ủng hộ trung thành. Đối với nhà văn kiêm phê bình mỹ thuật Gustave Coquiot, “nghệ thuật của ngài Felix Vallotton không phải là nghệ thuật của nhà phê bình, ông chỉ muốn đuợc chia sẻ sự phản ánh, sự tham lam một cách chậm rãi. Ông không dành cho những người hời hợt, những người dễ bị hút với những màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Ông dành cho những người thông thái.” (Trong hình: “The Way to Locquirec”, 1902)

 

Những bức khỏa thân của Vallotton không hút những ánh nhìn đầu tiên. Chúng biết cách lôi kéo dần sự ham muốn, biết cách từ chối người xem. Ở bức L’enlèvement d’Europe, khi câu chuyện thần thoại hướng tầm nhìn vào một tiên nữ da thịt ngồn ngộn bấu chặt lấy con bò, bức tranh đã gây nhiều tranh cãi khi ra mắt công chúng.

 

Một số tác phẩm, như bức ba tấm có tên “Crime et châtiments” (Tội ác và trừng phạt – năm 1915), một phúng dụ về chiến tranh, bị dội một lọat chế giễu về hình và nội dung. Đối với Apollinaire, Vallotton “đã không vượt qua được cái chất nhiếp ảnh cơ khí lý tưởng”. Cả trăm năm sau, vào năm 1955, nhà phê bình mỹ thuật Georges Besson không do dự xếp ông vào hàng “réalistissime”.


Ảnh hưởng nhiếp ảnh

Tác phẩm của Vallotton, nói một cách văn vẻ, là quá thực tế ư ? Marina Ducrey nhấn mạnh, cách mà họa sĩ làm việc cho thấy điều ngược lại – chả có gì bí mật, Vallotton đã để lại khá nhiều văn bản miêu tả chi tiết các họat động của mình (nhật ký, thư từ, ghi chép, cả một cuốn sổ với danh sách các tác phẩm). (Trong hình, “La plage à Honfleur”, 1919, sơn dầu trên canvas, 54 x 81cm)

 

Đối với những bức khỏa thân cũng như các bức vẽ phong cảnh, họa sĩ đã dựa trên các bức phác thảo, những bức ảnh và các tài liệu khác mà sau đó ông thể hiện lại ngay trên toan trong xưởng vẽ của mình, không có người mẫu trước mặt. Đó là một công việc có suy nghĩ kỹ, ngay cả khi nó có thể được vẽ ra rất nhanh. (Trong hình: “Women with Powder”)

 

“Tôi muốn tái hiện những cảnh dựa trên những cảm xúc duy nhất mà chúng gợi ra trong tôi,” – ông viết trong nhật ký năm 1916. Những bố cục của Vallotton được thực hiện khá khéo léo ngay cả khi ông không do dự rút tỉa từ những tạp chí dành cho các nghệ sĩ. Một số gương mặt trong các tác phẩm của ông được lấy từ những bức ảnh xuất hiện trên tạp chí Etude Académique, sau đó ông bị phê khá nặng. (Trong hình, bức “La blanche et la noire”, 1911, “hình như” cũng vẽ từ ảnh).

 

Năm 1899, ông thử khai thác mảng tranh sơn dầu với những cách thể hiện mới: khung đơn, cận cảnh, nhấn vào nhân vật chính… Trong “Femme fouillant dans un placard” (Người đàn bà lục tủ – hình) nhân vật đuợc xử lý bóng, cũng khá là nhiếp ảnh.

 

Vallotton nuôi những hy vọng lớn về hậu vận cho các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, công chúng đã không vội vã mua tranh ông. Họa sĩ tắt bóng vào năm 1925 sau khi bị ung thư hủy hoại, khi còn chưa nhận được sự đánh giá của công chúng như ông mong mỏi. (Trong hình: “The Romanian Woman in the Red Dress” (Người đàn bà Romania mặc Váy đỏ), một bức của Vallotton)

 

Nhưng chính các nhà sưu tập tư nhân trong giới thượng lưu, đã lưu truyền các tác phẩm của ông. Triển lãm đầu tiên tưởng nhớ họa sĩ vào năm 1966 đựoc tổ chức, nhưng khi đó chủ yếu về tranh khắc. Và mãi đến năm 1979 mới có một triển lãm toàn bộ các tác phẩm của ông. (Trong hình, “Bathing in Etretat 1899”, một tác phẩm của Vallotton)

 

Những năm gần đây đánh dấu khá nhiều triển lãm về tranh phong cảnh, nhất là ở Thụy Sĩ, và một chuyên khảo về Vallotton đã diễn ra năm 2001 tại bảo tàng Mỹ thuật Lyon; tiếp đến năm 2005 xuất bản catalog gồm cả các tác phẩm tranh vẽ, tức là 40 năm sau các tranh khắc gỗ! Sau khoảng 1 thế kỷ hết mê muội, cuối cùng cũng tới lúc hòa giải. (Trong hình: “The Militaire Cemetery at Chalons” (Nghĩa trang quân đội ở Chalons), tranh của Vallotton vẽ năm 1917)

 
 

Ý kiến - Thảo luận

9:51 Wednesday,4.12.2013 Đăng bởi:  dilettant

@ SA
Có một chuyện, than ôi, không thể lẫn được. Nhưng trao đổi trên diến đàn chung này liệu có qua dị biệt, dù nó đã là văn hóa chung, ít nhất của thời hoàng kim khi VN xuất khẩu lao động sang LX - Đống Âu, và mọi chuyện ít nhất cũng sáng giá hơn thân phận lao động bây giờ.

Đó là nếu "anh" sang Bún gà ri (thực ra là một đất nước đep tuyệt) chơi
...xem tiếp

9:51 Wednesday,4.12.2013 Đăng bởi:  dilettant

@ SA
Có một chuyện, than ôi, không thể lẫn được. Nhưng trao đổi trên diến đàn chung này liệu có qua dị biệt, dù nó đã là văn hóa chung, ít nhất của thời hoàng kim khi VN xuất khẩu lao động sang LX - Đống Âu, và mọi chuyện ít nhất cũng sáng giá hơn thân phận lao động bây giờ.

Đó là nếu "anh" sang Bún gà ri (thực ra là một đất nước đep tuyệt) chơi khoảng cuối thập kỷ 80 thì các "ranh nhân" kiêm doanh nhân làm nghĩa vụ quốc tế hợp tác lao động ở đó (họ thực ra rất dế chịu) có thể chiêu đãi anh "đặc sản" là các đồng nghiệp của Kim Vân Kiều (nói cho chính xác hơn là của Đạm Tiên, vì Kiêu cuối đời hoàn lương)... Trong số đó có những  giai nhân mà tồng pào của chúng ta ở xứ Bún kiêm hoa hống gọi là "xít" (từ chữ txigan). Và anh sẽ thấy họ không khác gì các chị txigan vẫn đòi xem bói tay cho ta ở ga Kôm xô môn xứ Mạc Tư, mà sau đó sờ đến tiền thì hỡi ôi... Các bạn Slavơ (Nga - Đông Âu) sẽ bảo chúng ta là các vị "xít" (thực ra dễ thương, trừ vấn đề xem bói rồi làm bốc hơi) còn vô cùng đông đảo lở Lỗ Ma ní (Ru), và cả ở bên những Ngôi sao Êghe. Dilletant tôi suốt đời nghiệp dư, chuyên đi cạnh cuộc đời, mong được SA chỉ giáo cho, bằng ngôn ngữ kinh viện (nói thật lòng) của bạn.

Ý của tôi là vì xưa kia có một xứ chạy từ Ấn Độ đến tận Nga (có phải do cuộc xâm lăng đầu thiên niên kỷ trước của người Hy Lạp), nên quả thực người "xít" đến từ Bô hê miêng. Hôm nay trong tiếng Nga từ thịt bò (govadina), chẳng hạn vẫn có gốc là ngôn ngữ người ta gọi là (ĐÔng) Âu - Ấn.

 
8:23 Wednesday,4.12.2013 Đăng bởi:  SA

@dilettant:
Nhầm lẫn giữa người Rom, Romani, Gitan, Gypsy, Monoush, Sinti... với các dân tộc hiện đang sinh sống ở tại quốc gia Romania là chuyện rất thông thường. Dân tộc lang thang này còn được gọi là Bohemian mặc dù họ không hề xuất xứ từ Bohemia, chỉ đi qua vùng này từ Ấn Độ. Gypsy trong tiếng Anh hay Gitan Pháp, Gitano Tây Ban Nha là vì có lúc họ được tưởng là t
...xem tiếp

8:23 Wednesday,4.12.2013 Đăng bởi:  SA

@dilettant:
Nhầm lẫn giữa người Rom, Romani, Gitan, Gypsy, Monoush, Sinti... với các dân tộc hiện đang sinh sống ở tại quốc gia Romania là chuyện rất thông thường. Dân tộc lang thang này còn được gọi là Bohemian mặc dù họ không hề xuất xứ từ Bohemia, chỉ đi qua vùng này từ Ấn Độ. Gypsy trong tiếng Anh hay Gitan Pháp, Gitano Tây Ban Nha là vì có lúc họ được tưởng là từ Ai Cập (Egypt) đến, và có nơi cho là họ Tatar, Mông Cổ hay Thổ Nhĩ Kỳ. 
Trong Đệ nhị Thế chiến, Đức Quốc Xã đã tìm cách tận diệt dân tộc này, từ 200.000 đến 1.5 triệu? trong các trại tập trung nhưng không được biết đến và thương tiếc như dân tộc Do Thái.
Ngày nay vài ba triệu, dân tộc này có mặt ở Trung Đông, Âu Châu, Bắc Mỹ và Nam (Brazil). Thường thì ở đâu, họ theo tôn giáo ở đó.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả