Nghệ sĩ thế giới

Richter và Polke: Tái hợp tại Christie’s, sau 50 năm 25. 04. 14 - 11:59 pm

M.Nha lược dịch

Một nhân viên nhà Christie’s đang ngắm các tác phẩm, từ trái qua phải: “Abstraktes Bild” của Gerhard Richter, “Untitled” của Sigmar Polke, và “Untitled” cũng của Sigmar Polke tại nhà triển lãm của Christie’s ở London, 24. 4. 2014

LONDON – Vào ngày 24. 4. 2014, Christie’s Mayfair đã mở triển lãm Polke/Richter-Richter/Polke, tôn vinh hai người khổng lồ của hội họa: Gerhard Richter (sinh 1932) và Sigmar Polke (1941-2010).

Triển lãm bày 65 tác phẩm từ 30 bộ sưu tập, làm nên cuộc hội ngộ đầu tiên của hai họa sĩ này trong 50 năm qua, kể từ cái lần họ triển lãm cùng nhau vào năm 1966 – một cuộc triển lãm huyền thoại tại Hanover. Triển lãm này, khi ấy, là một lời tuyên bố về ý định phục hưng hội họa – một thứ khi ấy đã bị coi như sắp chết, bằng cách giải cấu trúc hội họa và mở ra những khả năng mới.

Hai ông tại triển lãm chung hồi 1966

Triển lãm Polke/Richter-Richter/Polke lần này của Christie’s lấy lại được 2 trong số các tác phẩm của ngày ấy (“Flemish Crown” của Richter và “Bavarian” của Polke), một số tác phẩm khác của thời những năm 1960s. Triển lãm khảo sát sự nghiệp của hai họa sĩ kể từ đó, cho tới khi Polke mất.

Nhân viên nhà Christie’s chụp ảnh bên các tác phẩm, từ trái sang: “Untitled” của Sigmar Polke, “Transparent 10#” của Sigmar Polke, và “Untitled” của Sigmar Polke tại nhà triển lãm của Christie’s ở London, 24. 4. 2014

Francis Outred, người đứng đầu bộ phận Nghệ thuật Đương đại và Hậu chiến của nhà Christie’s, khu vực châu Âu, cho biết: “Richter và Polke là một cặp đôi năng động của hội họa Đức trong suốt 50 năm. Họ thành bạn của nhau vào đầu những năm 1960s, cùng nhau tìm cách sáng tạo lại hội họa bằng cách giải cấu trúc nó, trộn những thành tố của nó lại với nhau, ‘lắp’ lại lần nữa, mở ra những khả năng mới…

Đôi bạn cùng tắm

“Thế rồi tình bạn của họ nhạt đi, mỗi người đi theo một hướng khác – Richter cố thủ ở nhà tại Cologne, Polke thì lang thang khắp thế giới – nhưng cả hai vẫn trung thành với niềm tin đã chia sẻ cùng nhau về vai trò thiết yếu của hội họa. Mặc cho những con đường đi có khác, nghệ thuật của họ, ý tưởng của họ vẫn có những cái trùng nhau theo những cách rất lý thú.”

Một số tác phẩm của Polke (không rõ có trong triển lãm không):

“Không đề”

 

“Liệu có luôn tin được vào mắt bạn không?”

 

Sigmar Polke, “Schweineschlachten” 1976

 

Sigmar Polke, “Agyptischer St”

 

Sigmar Polke, Treehouse, 1976

Tranh của Richter:
 

.

 

.

Để xem thêm các tác phẩm của Richter, các bạn vào đây, và đây nhé.

*

Về tình bạn của hai họa sĩ này, bạn Dương Thùy Dương bổ sung trong phần cmt (Soi đưa vào bài luôn nhé Dương):

“Gerhard Richter từng nói: ‘Ấn tượng đầu tiên của tôi về Polke ư? Cậu ta rất trẻ. Cậu ấy trẻ hơn tôi đến 9 tuổi. Ở độ tuổi ấy thì khoảng cách đó đóng vai trò rất lớn. Cùng với Konrad Lueg và Manfred Kuttner chúng tôi lập ra một nhóm. Hồi đó tất cả bọn tôi đều hoang dã, nhưng Polke còn cá biệt hơn cả tôi. Cậu ấy quăng mình ra ngoài phố để ăn xin, hay dẫm lên chân người đi đường, đơn giản chỉ là để cho vui.

‘Chúng tôi nhanh chóng hiểu nhau, đến mức chẳng thể chơi nổi bài Poker với nhau nữa. Chúng tôi tự nhận mình là một nhóm cứu trợ ngạo mạn, và biết rằng mình là những kẻ duy nhất đi đúng đường. Hồi đó cái gì cũng thấm đẫm tính tư tưởng, và người ta hỏi nhau rằng, còn có thể vẽ cái gì được nữa. Nói chung đấy là mối quan hệ khó nhằn. Chúng tôi phê bình nhau gay gắt, kịch liệt. Nhưng dù vậy thì đấy vẫn là một quãng thời gian đep đẽ. Đến những năm 70 thì Polker ở trên một sân khấu hoàn toàn khác với tôi. Cậu ta dùng cả ma túy.

‘Cuộc viếng thăm cuối cùng của Polker ở xưởng của tôi là vào năm 1971 hay 72 gì đó. Cậu ta vào và phán: ‘Hãy sản xuất thêm một vài cái nữa từ những thứ này’. Câu nói này chẳng làm tôi vui vẻ gì mấy.

‘Sau đó thì tôi thân với Blinky Parlermo. Anh ấy nghiêm túc hơn và luôn muốn vẽ nên một bức tranh đẹp; thứ hội hoạ thuần khiết ấy trong một xưởng vẽ bẩn thỉu, điều ấy có gì đó thật cao cả, gần như là thiêng liêng vậy. Nhưng cái đó thì chả bao giờ Polke nghĩ đến, với cậu ta điều đấy có khi còn thật nông cạn.

‘Ở Köln chúng tôi chẳng thăm hỏi gì nhau nữa, tình bạn có thể nói là chấm dứt. Thỉnh thoảng tôi còn nghe được rằng cậu ta nói những thứ chẳng hay ho gì về tôi. Chúng tôi còn gặp nhau một lần nữa, cậu ấy muốn xem tôi làm cái gì cho toà nhà nghị viện, bởi vì tác phẩm của chúng tôi sẽ được treo trong cùng một phòng. Tôi đã hi vọng, tình bạn lại được nối lại. Nhưng nó đã không đến.'”

 

Ý kiến - Thảo luận

20:38 Thursday,1.5.2014 Đăng bởi:  tranh chợ
G. Richter vẽ quá đẹp, mà nói cũng hay!!!

...xem tiếp
20:38 Thursday,1.5.2014 Đăng bởi:  tranh chợ
G. Richter vẽ quá đẹp, mà nói cũng hay!!!
 
18:16 Monday,28.4.2014 Đăng bởi:  Dương Thùy Dương

Về Sigma Polker, Gerhard Richter nói: „ Ấn tượng đầu tiên của tôi về Polke ư? Cậu ta rất trẻ. Cậu ấy trẻ hơn tôi đến 9 tuổi. Ở độ tuổi ấy thì khoảng cách đó đóng vai trò rất lớn. Cùng với Konrad Lueg và Manfred Kuttner chúng tôi lập ra một nhóm. Hồi đó tất cả bọn tôi đều hoang dã, nhưng Polke còn cá biệt hơn cả tôi. Cậu ấy quăng mình ra ngoài phố để ăn xin
...xem tiếp

18:16 Monday,28.4.2014 Đăng bởi:  Dương Thùy Dương

Về Sigma Polker, Gerhard Richter nói: „ Ấn tượng đầu tiên của tôi về Polke ư? Cậu ta rất trẻ. Cậu ấy trẻ hơn tôi đến 9 tuổi. Ở độ tuổi ấy thì khoảng cách đó đóng vai trò rất lớn. Cùng với Konrad Lueg và Manfred Kuttner chúng tôi lập ra một nhóm. Hồi đó tất cả bọn tôi đều hoang dã, nhưng Polke còn cá biệt hơn cả tôi. Cậu ấy quăng mình ra ngoài phố để ăn xin, hay dẫm lên chân người đi đường, đơn giản chỉ là để cho vui.
"Chúng tôi nhanh chóng hiểu nhau, đến mức chẳng thể chơi nổi bài Poker với nhau nữa. Chúng tôi tự nhận mình là một nhóm cứu trợ ngạo mạn, và biết rằng mình là những kẻ duy nhất đi đúng đường. Hồi đó cái gì cũng thấm đẫm tính tư tưởng, và người ta hỏi nhau rằng, còn có thể vẽ cái gì được nữa. Nói chung đấy là mối quan hệ khó nhằn. Chúng tôi phê bình nhau gay gắt, kịch liệt. Nhưng dù vậy thì đấy vẫn là một quãng thời gian đep đẽ. Đến những năm 70 thì Polker ở trên một sân khấu hoàn toàn khác với tôi. Cậu ta dùng cả ma tuý.
"Cuôc viếng thăm cuối cùng của Polker ở xưởng của tôi là vào năm 1971 hay 72 gì đó. Cậu ta vào và phán: „Hãy sản xuất thêm một vài cái nữa từ những thứ này“ Câu nói này chẳng làm tôi vui vẻ gì mấy.
"Sau đó thì tôi thân với Blinky Parlermo. Anh ấy nghiêm túc hơn và luôn muốn vẽ nên một bức tranh đẹp; thứ hội hoạ thuần khiết ấy trong một xưởng vẽ bẩn thỉu, điều ấy có gì đó thật cao cả, gần như là thiêng liêng vậy. Nhưng cái đó thì chả bao giờ Polke nghĩ đến, với cậu ta điều đấy có khi còn thật nông cạn.
"Ở Köln chúng tôi chẳng thăm hỏi gì nhau nữa, tình bạn có thể nói là chấm dứt. Thỉnh thoảng tôi còn nghe được rằng cậu ta nói những thứ chẳng hay ho gì về tôi. Chúng tôi còn gặp nhau một lần nữa, cậu ấy muốn xem tôi làm cái gì cho toà nhà nghị viện, bởi vì tác phẩm của chúng tôi sẽ được treo trong cùng một phòng. Tôi đã hi vọng, tình bạn lại được nối lại. Nhưng nó đã không đến."

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả