Nghệ sĩ thế giới

Strips & Glass: Có computer giúp sức, Richter tha hồ làm tranh to 25. 09. 13 - 5:54 am

Hữu Khoa lược dịch

Giám đốc bảo tàng và cũng là sử gia nghệ thuật Hartwig Fischer đứng trước một bức tranh sọc (strip painting) của họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia người Đức, Gerhard Richter, trong triển lãm mới có tên “Gerhard Richter – Strips & Glass”, diễn ra tại Albertinum, Dresden, Đức. Triển lãm diễn ra từ 14. 9 tới 5. 1. 2014. Ảnh: AFP/Arrno Burgi

DRESDEN – Gallery Albertinum đang có triển lãm của họa sĩ Đức Gerhard Richter. Bày trong 3 gian, triển lãm tập trung vào hai thể loại tác phẩm chính của họa sĩ: tranh sọc và tranh kính, đúng như tên gọi “Strips & Glass”.

Hồi 1990, Gerhard Richter đã có những tranh sọc trong loạt Abstract Painting. Nay ông dùng quy trình dựng hình bằng computer để tái-diễn-giải những bức trừu tượng ngày đó: ông chia bố cục trừu tượng ấy thành những phân khúc nhỏ hơn, thêm hình ảnh soi gương để kéo dài chúng ra, tổ hợp thêm với những đoạn khác, tạo nên một tác phẩm mới. Kết quả là một tổ hợp của những sọc ngang đặt có vẻ rất ngẫu nhiên cộng với sự can thiệp điều chỉnh của Richter.

Triển lãm bày 12 bức STRIPS trong nhiều kích cỡ khác nhau, có bức dài tới 10m!

Strip, 2012, 210 cm x 230 cm, 927-7. Digital print on paper between aluminium and Perspex (Diasec) – In kỹ thuật số trên giấy giữa aluminium và Perspex (Diasec)

 

Strip, 2012, 105 cm x 230 cm, 927-3. In kỹ thuật số trên giấy giữa aluminium và Perspex (Diasec)

 

Strip, 2012, 210 cm x 230 cm, 927-8. In kỹ thuật số trên giấy giữa aluminium và Perspex (Diasec)

 

Strip, 2012, 210 cm x 230 cm, 927-9. In kỹ thuật số trên giấy giữa aluminium và Perspex (Diasec)

Còn với loạt tranh kính mới (gọi là mới vì lần đầu tiên làm khổ to), những mảng màu được chạy lẫn vào nhau một cách (cũng) ngẫu nhiên. Sơn bóng được phủ lên bề mặt nhẵn sẽ hòa lẫn với những màu kia và tạo thành những cấu trúc khác nhau. Cuối cùng Richter sẽ ép một lá kính mỏng vào sơn ướt, coi như “cố định” luôn cái “khoảnh khắc” màu và hình đó trên kính.

Thực ra Richter đã thực hành với kính và gương từ những năm giữa 1960s. Ông đặc biệt say mê những lá kính mỏng, vì chúng khoanh lại được hoàn hảo một mảnh của thực tại. Còn với gương, ông thích chúng vì chúng nhân đôi được thực tại.

“Với những hình ảnh trong tác phẩm của tôi, tính ngẫu nhiên luôn đóng một vai trò lớn. Tôi cảm giác những hình ảnh ấy đã đến với tôi như một món quà. Một món quà không đoán trước được,” Gerhard Richter nói.

Flow, 2013, 100 cm x 200 cm, 933-2. Enamel on back of glass mounted on Alu Dibond (Enamel trên mặt sau kính bồi trên Alu Dibond)

 

Flow, 2013, 100 cm x 200 cm, 933-3. Enamel trên mặt sau kính bồi trên Alu Dibond

 

Flow, 2013, 100 cm x 200 cm, 933-5. Enamel trên mặt sau kính bồi trên Alu Dibond

 

Flow, 2013, 100 cm x 200 cm, 933-6. Enamel trên mặt sau kính bồi trên Alu Dibond

 

Flow, 2013, 100 cm x 200 cm, 933-7. Enamel trên mặt sau kính bồi trên Alu Dibond

Triển lãm Gerhard Richter: Strips & Glass được tổ chức phối hợp với bảo tàng nghệ thuật Winterthur. Sau khi xong triển lãm ở đây, các tác phẩm sẽ được đưa về bảo tàng Winterthur, bày tiếp từ 18. 1 tới 21. 4. 2014.

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

15:41 Wednesday,25.9.2013 Đăng bởi:  phạm anh

Xin chân thành cảm ơn Soi nhiều nhé. Bài viết thật bổ ích và thật sự minh rất thích cách vẽ của ông này. Gerhard Richter là một thiên tài thế kỷ XX + XXI


...xem tiếp
15:41 Wednesday,25.9.2013 Đăng bởi:  phạm anh

Xin chân thành cảm ơn Soi nhiều nhé. Bài viết thật bổ ích và thật sự minh rất thích cách vẽ của ông này. Gerhard Richter là một thiên tài thế kỷ XX + XXI

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả