Kiến trúc

Nhân có người nhắc tới căn nhà xanh ở Sài Gòn, nhớ tới tòa nhà MarkIs 02. 08. 14 - 4:19 am

Ngô Phúc Nguyên và bài của Jeremy Segal

Một phần mặt tiền nhìn sang quảng trường của MarkIs

Mấy hôm nay thấy có bạn nhắc tới công trình dân dụng của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, làm tôi nhớ tới một công trình cũng na ná thế và cũng có nét giống một công trình khác của Nghĩa, nhưng to hơn và ở Nhật – trung tâm thương mại MarkIs ở Yokohama.

Tôi cho rằng việc kiến trúc có nét giống nhau là rất bình thường. Trong xóm vẫn hay có tình trạng nhà này xây y hệt nhà kia, và bản thân chúng ta cũng hay lên mạng cóp nhặt những nét hay của nhà người khác để dành tới lúc mình làm nhà cho mình. Vì nhà ở là công trình phục vụ trực  tiếp cho con người, nên cái nào có lọi nhất thì người ta cũng nên áp dụng.

Tuy nhiên mọi thứ phải sòng phẳng, thí dụ như có thể khen là đẹp, là tiện nghi, là bền vững với môi trường, nhưng nếu khen là độc đáo, tính sáng tạo cao thì nên xem lại đó là công trình thuộc dạng làn đầu tiên nghĩ ra trên đời hay đã có người khác nghĩ trước và ta chỉ kế thừa.

Về khu MarkIs, khởi công tháng 5. 2011, hoàn thành tháng 5. 2013, đây là tài sản của tập đoàn Mitsubishi. Diện tích nền là 18.000m2, tổng diện tích là 116.000m2, với 4 tầng hầm, 6 tầng trên mặt đất. Bên trong có 189 cửa hiệu, tiệm ăn, là trung tâm thương mại lớn nhất quận Minato Mirai 21 của Yokohama. Ngay bên dưới MarkIs là thông với ga điện ngầm Minatomirai, toàn bộ một mặt tiền dài là quảng trường nhìn sang bảo tàng Nghệ thuật Yokohama. Vị trí đắc địa, công năng phong phú, nhưng nhìn bên ngoài, bạn chỉ thấy những khối nhà giản dị thấp thoáng sau những hàng cây, khá là khiêm tốn.

Ảnh từ log.goo.ne.jp

 

Một phần mặt tiền của khu MarkIs

 

Mặt sau của tòa nhà, với khối nhô lên là cửa ra của ga điện ngầm

Theo Jeremy Segal, một nhiếp ảnh gia từng chụp ảnh khu MarkIs, Mitsubishi là đại công ty, muốn là có ngay hàng trăm nhà thiết kế; Tòa nhà này, có người chê là chán, nhưng Jeremy lại thấy thật ra có những điểm rất mạnh (và kín đáo):

•    Năm khối nhà hình chữ nhật hoàn toàn hài hòa với mảng xanh xung quanh
 

Bên cạnh các tòa cao ốc toàn kính, MarkIs trông thật thoáng và mát, có vẻ gần thiên nhiên hơn.

•    Mitsubishi vốn nổi tiếng với những tòa nhà đại kỹ nghệ, nhưng lần này họ lại trưng ra một không gian mở, thoáng, giản dị, lại thêm vòm kim loại trên mái, như một thứ lặp lại những hàng cây bên dưới.

•    Mặt tiền tổ ong ở các mảng tưởng nhìn rất “chất”.

Mặt tiền với các mảng tổ ong xen kẽ

 

Nhìn gần một mảng tổ ong

•    Mảng xanh công cộng được lặp lại và thêm vào bằng những máng cây trên tường, ở mặt tiền.
 

Những máng cây trên mặt tiền tòa nhà tiếp nổi với vòm cây bên ngoài

 

Máng cây nhìn gần

•    Một thiết kế cho cảm giác “xanh”, như thể các nhà thiết kế này chơi thân với những kiến trúc sư cảnh quan, thậm chí có “hùn hạp” với một công ty thiết kế vườn, khi toàn bộ mái cũng là một vườn cây, mở ra cho công chúng vào tự do.

Jeremy Segal cũng có viết một bài ngắn, nói về kinh nghiệm xử lý trong việc chụp ảnh kiến trúc, nhân anh chụp tòa nhà MarkIs. Mời các bạn đọc:

VỀ MARKIS: KINH NGHIỆM CỦA MỘT NGƯỜI CHỤP ẢNH KIẾN TRÚC

Khi làm việc cho khách hàng là kiến trúc sư, thường có hai loại hình ảnh mà họ cần. Một là ảnh theo kiểu quảng cáo, thường gọi là ảnh “hero”. Và hai là những ảnh tập trung vào chi tiết, cho thấy những chi tiết thú vị trong thiết kế của công trình; loại ảnh này ít “kịch tính” bằng ảnh “hero” nhưng không kém phần quan trọng. Hầu hết các ảnh hero được kiến trúc sư dùng để đưa in trên bìa tạp chí hay đưa lên websites. Những bức hình phụ chụp chi tiết đi kèm thì người chụp có thể gộp lại, cho vào một gói để quảng cáo cho dịch vụ ảnh của họ. Giờ chúng ta điểm qua hai loại ảnh trên, với thí dụ là tòa nhà phức hợp MarkIs ở Yokohama, đối diện với một mặt của Bảo tàng Nghệ thuật Yokohama.

Ảnh Hero: lối vào chính và vòm cây của tòa nhà MarkIs

MarkIs, Yokohama, Mitsubishi Estate Co. Ltd, 2013

Ảnh kiến trúc chụp kiểu quảng cáo theo truyền thống thường được chụp hoặc vào lúc bình minh hoặc vào lúc hoàng hôn để có màu xanh đậm của nền trời, và để có đèn sáng (bên trong hoặc bên ngoài tòa nhà). Những bức ảnh hero về bản chất là rất “graphic”, với những đường nét sắc, mạnh, các góc cạnh được nhấn rõ. Với bức ảnh này chụp tòa nhà MarkIs, tôi có nhận xét sau:

–    Những yếu tố thiết kế chính của toàn nhà này đối với tôi là lối vào, gồm các đường ngang, đường dọc, cảnh quan viền quanh thon thả, bên trên mái có vòm kim loại.

–    Vòm thép này với những đường cắt dọc ngang chính là một điểm nhấn. Tôi muốn chụp nó vào lúc hoàng hôn để có thể thấy bầu trời xanh đậm phía sau, nhấn mạnh cái khung rỗng và thiết kế rỗng của nó.

–    Tôi lấy toàn bộ lối vào chính với những yếu tố gắn thành một khối, cái này tương tác với cái kia, thay vì tập trung vào những chi tiết riêng biệt.

Ảnh chi tiết của toàn nhà MarkIs

Còn đây là một số bức tôi chụp kèm với bức chính toàn cảnh. Tôi lập một hồ sơ, gắn logo công ty tôi vào, là một cách để những bức hình chi tiết này được nhấn mạnh hơn khi xem thành một khối tổng thể hơn là từng cái chi tiết. Những hình ảnh phụ trợ này nhấn mạnh các điểm thú vị trong thiết kế, và khiến người xem càng quan tâm hơn đến tòa nhà chung.
 

Không gian công cộng và chi tiết vòm sắt trên nóc nhà – hai ảnh

Bên trên, bạn đã thấy hai bức ảnh có thể dùng chung với nhau như thế nào, vừa đơn giản, vừa dễ xem. Bên cạnh hai bức tôi để logo thành một gói nhỏ để giới thiệu với các khách hàng sau này. Tỉ lệ cắt ngang:dọc của hình là 2:1 trong trường hợp này là tốt vì cân bằng được nền trời xanh bên trên với mảng xanh của cây bên dưới.

Góc rộng chi tiết và panorama của tòa nhà – Bốn ảnh

Tôi có nói ở trên rằng các bức hình chụp chi tiết kiến trúc nên được bày thành một nhóm hơn là từng cái riêng lẻ, do các shot hình đặt cạnh nhau sẽ cho một thứ liên tưởng về thị giác. Thí dụ như ở bức trên, bạn thấy từ góc trái bên dưới là chi tiết những mảng xanh và tường tổ ong, chuyển sang góc dưới phải là mặt đất, rồi lại đưa lên, góc phải trên là mảng tường tổ ong và các máng cây.. Tất cả gắn với nhau.
 

Đặt logo của công ty vào chuỗi ảnh

Cuối cùng, tôi đổi màu hình một chút và đặt logo của công ty tôi vào. Thành thực mà nói, đặt logo ở dưới với màu nhạt nhìn tốt hơn.

Nói chung là còn tùy, tùy theo ảnh mà bạn chụp được dàn ra như thế nào. Có logo, không có logo, hai ảnh, ba ảnh…, thế nào cũng được, miễn là hợp. Vấn đề là các ảnh chi tiết nên đặt thành một cụm với nhau, nhìn sẽ cho hiệu quả mạnh hơn là từng bức rời.

Ý kiến - Thảo luận

8:59 Friday,15.8.2014 Đăng bởi:  luan
Không biết tác giả có phải là kts không? cách nhận thức về cái giống nhau của tác giả quả là có vấn đề. Cùng 1 mặt bằng nhưng có nhiều cách tổ chức khác nhau,cùng 1 vật liệu cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau, cùng 1 măt đứng cũng có nhiều giải pháp khác nhau... tương tự như vậy cùng một ý tưởng xanh cũng sẽ có rất nhiều cách vận dụng khác nhau. Nói rằng VT
...xem tiếp
8:59 Friday,15.8.2014 Đăng bởi:  luan
Không biết tác giả có phải là kts không? cách nhận thức về cái giống nhau của tác giả quả là có vấn đề. Cùng 1 mặt bằng nhưng có nhiều cách tổ chức khác nhau,cùng 1 vật liệu cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau, cùng 1 măt đứng cũng có nhiều giải pháp khác nhau... tương tự như vậy cùng một ý tưởng xanh cũng sẽ có rất nhiều cách vận dụng khác nhau. Nói rằng VTN "giống" thì có vẻ "GATO" qúa. 
17:43 Monday,11.8.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
Cái sự nhìn giống hay không, nhiều hay ít, phụ thuộc vào cảm nhận của từng cá nhân. Ý mình từ đầu là khi đánh giá sáng tạo hay không sáng tạo, như tác giả đang bàn, thì phải theo một quy tắc chặt chẽ, cẩn trọng hơn. Và phải vượt lên trên cái sự nhìn giống hay không giống đó. Điều này đặc biệt đúng với một công trình kiến trúc.

Còn nhìn giống nhau thì nhi
...xem tiếp
17:43 Monday,11.8.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
Cái sự nhìn giống hay không, nhiều hay ít, phụ thuộc vào cảm nhận của từng cá nhân. Ý mình từ đầu là khi đánh giá sáng tạo hay không sáng tạo, như tác giả đang bàn, thì phải theo một quy tắc chặt chẽ, cẩn trọng hơn. Và phải vượt lên trên cái sự nhìn giống hay không giống đó. Điều này đặc biệt đúng với một công trình kiến trúc.

Còn nhìn giống nhau thì nhiều lắm Phúc Bồ, sản phẩm của Apple nó giống Braun, Yves S Laurent in cả tranh Mondrian lên váy chị em. Giống nhau cả mà. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả