Phản hồi bài viết của họa sĩ Bùi Thanh Phương
23. 10. 12 - 8:33 pm
Trần Thị Huỳnh Nga
Họa sĩ Trần Trung Tín (áo sậm) và họa sĩ Bùi Xuân Phái
Nhân trong lúc soạn tài liệu để chuẩn bị làm website cho họa sĩ Trần Trung Tín, vô tình tôi đọc được bài viết của họa sĩ rất nổi tiếng Bùi Thanh Phương, “con trai“ của danh họa Bùi Xuân Phái, viết về Trần Trung Tín với Bùi Xuân Phái. Tôi xin có vài dòng đóng góp, để thông tin được chính xác, vì khi sinh thời, tuy là hai người bạn không đồng trang lứa, nhưng Bùi Xuân Phái và Trần Trung Tín luôn đối đãi với nhau rất trung thực và luôn tôn trọng nhau.
Và quan trọng hơn, không phải vì nổi tiếng và là con của danh họa Bùi Xuân Phái, mà cái gì họa sĩ Bùi Thanh Phương cũng biết.
Trần Trung Tín bắt đầu vẽ tranh từ năm 1969, sau khi là phát thanh viên đài Tiếng nói Việt Nam, diễn viên điện ảnh, công tác tại xưởng phim truyện Việt Nam, viết văn, làm thơ v.v… (và cũng vì thơ mà ông đã bị kiểm thảo liên tục hàng tháng liền).
Trần Trung Tín – diễn viên
Trần Trung Tín bước chân vào hội họa trong giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Ông đã tìm thấy hội họa là nơi trải được lòng mình mạnh mẽ nhất (sau những ngày họp hành, bị kiểm thảo liên miên, vì ông luôn thẳng thắn bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình; ông không bị quản thúc, nhưng ông đã từng bị cách ly để suy nghĩ và thay đổi quan điểm, nhưng ông đã không thay đổi và vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Vì Trung Tín không tham ô, không hủ hóa, không sống buông thả, trụy lạc, nên không có lý do gì để cho Trung Tín một cái tội, cuối cùng cứ bảo “nó bị điên” là xong chuyện).
Chính vì vậy, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã từng chứng kiến nhiều người trong giới nghệ sĩ đã quay đi, tránh không tiếp xúc khi thấy Trung Tín vì sợ bị liên lụy.
Trần Trung Tín không vẽ vì danh (vì Tín không phải là họa sĩ), không vẽ vì lợi (vì tranh của ông có tặng thì thời đó cũng không ai lấy), ông vẽ vì hội họa là nơi ông được nói, được thét tiếng lòng mình tự do nhất, khi mà ông cô đơn đến tuyệt vọng giữa đồng loại của mình, vì vậy nên ông đã chọn hội họa đi cùng ông suốt cuộc đời.
Tranh Trần Trung Tín
Trần Trung Tín ở tại một căn phòng 4m2, dưới tầng hầm nhà tập thể số 6 Nguyễn Biểu, ngay góc đường Quán Thánh. Vì căn phòng quá chật nên đôi khi ông phải mang tranh ra tường rào của ngôi nhà để vẽ. Họa sĩ Nguyễn Dung, nhà ở đường Quán Thánh, thường xuyên đi ngang nhà và thấy Trung Tín vẽ tranh. Ông cũng biết Trung Tín là diễn viên điện ảnh, chứ không phải là họa sĩ, nên điều này làm ông tò mò hơn. Ông hay dừng lại mỗi khi thấy Trung Tín vẽ tranh ngoài sân, và qua đó Trung Tín cũng biết Nguyễn Dung là họa sĩ, làm việc tại trường Mỹ thuật Hà Nội, phụ trách kho và phân phối sơn dầu cho họa sĩ theo tiêu chuẩn phân phối của nhà nước thời bao cấp. Để có đủ sơn dầu mà vẽ tranh một cách gấp gáp và trải lòng như một tên “điên khùng “, hàng tháng Trần Trung Tín đã đem tất cả số tem phiếu, tiêu chuẩn mà một diễn viên có gấp đôi (thường để bồi dưỡng thanh sắc), đưa hết cho họa sĩ Nguyễn Dung. Để đổi lấy sơn dầu phục vụ cho niềm đam mê, ông đã chấp nhận thiếu đói; giấy báo thì ông xin bạn bè, dầu lửa để rửa cọ thì ông xin người anh Hai của ông, lúc đó là một cán bộ ngành đường sắt ở Hà Nội.
Qua nhiều tháng trao đổi ròng rã giữa tem phiếu nhu yếu phẩm và sơn dầu như vậy, họa sĩ Nguyễn Dung thấy Trung Tín vẽ ngày càng nhiều và tranh thì kỳ lạ (theo nhận xét của Nguyễn Dung). Đến khi vẽ quá nhiều, Trung Tín đã xin thêm bột màu của xưởng phim, về nhà, ông tự nghiền bột màu với dầu lanh (huile de lin) để vẽ. Vì theo Trung Tín thì chỉ có sơn dầu là chất liệu mạnh nhất để ông diễn đạt được ý của mình.
Tranh Trần Trung Tín (các bạn bấm vào hình để xem bản lớn hơn)
Họa sĩ Nguyễn Dung là bạn học cùng với họa sĩ Bùi Xuân Phái, nên có lần gặp Bùi Xuân Phái, Nguyễn Dung đã kể cho Bùi Xuân Phái nghe rằng, ở gần nhà tôi có thằng diễn viên điện ảnh, nó vẽ dữ dội lắm và tranh của nó “kỳ” lắm, hôm nào tôi dẫn ông qua nhà nó xem. Và vì tò mò, một hôm Bùi Xuân Phái đã đi cùng Nguyên Dung đến nhà Trung Tín để xem “nó có gì” mà ông Nguyễn Dung cho là kỳ lạ. Khi gặp Trần Trung Tín, lần đầu tiên xem tranh của Tín vẽ trên giấy báo, trên bao tải, để hàng xấp trong căn phòng ẩm thấp 4m2, Phái đã im lặng xem từng tranh và không nói gì cả. Trung Tín đã biết Phái từ lần gặp gỡ đó, qua sự giới thiệu của họa sĩ Nguyễn Dung.
Một tuần lễ sau, Phái đã một mình trở lại thăm Tín. Một tình bạn thân thiết giữa Phái và Tín đã hình thành từ năm 1970. Họa sĩ Văn Dương Thành, khá thân với các họa sĩ bậc thầy, cũng có ghé qua nhà Tín cùng với họa sĩ Búi Xuân Phái. Như đã nói, lúc đó Trung Tín bị coi là “dở hơi vẽ bậy bạ”, trong giới mỹ thuật không ai coi Tín là đồng nghiệp, nên không có chuyện họa sĩ chơi thân với Trung Tín. Nhưng đã có vài họa sĩ, riêng với Tín, không coi Tín là điên khùng, thí dụ như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng; sự đồng cảm của những họa sĩ bậc thầy này, đối với Tín, như vậy là đủ rồi.
Bùi Xuân Phái thân với Trần Trung Tín như một người anh ở tuổi đời, một người đồng điệu trong hội họa, quý một cái gì tươi mới mà Trần Trung Tín đã đem lại cho Bùi Xuân Phái, mà riêng với Trần Trung Tín, danh họa Bùi Xuân Phái công nhận điều đó. Là người nghệ sĩ nhạy cảm, Trấn Trung Tín cũng tự biết rằng, một họa sĩ bậc thầy mà chơi thân với mình như một người bạn tri âm trong hội họa, thì không phải là mình không có gì.
Tranh Trần Trung Tín
Tín cũng rất cám ơn những người bạn điện ảnh đã âm thầm mang đến để trước nhà Tín vài ký gạo, vài nải chuối để cứu đói, trong lúc Tín bị cách ly và chìm đắm với nhũng trang nhật ký bằng tranh của mình.
Tín cám ơn hội họa, vì hội họa đã cứu sống Tín. Do đã hơn một lần trước đó, Tín đã nghĩ đến chuyện kết liễu đời mình, không phải vì chán đời, mà vì quá yêu cuộc đời, yêu lý tưởng mà vì nó Trung Tín đã toàn tâm, toàn ý dâng trọn cả tuổi thanh xuân.
Về đời tư, Trần Trung Tín biết rằng ông không thể đem lại hạnh phúc bình thường mà những người phụ nữ bình thường mong muốn, nên ông đã chấp nhận chia tay. Năm1962, ông ly dị vợ sau 4 năm chung sống, con gái ông được ông bà nội đem về nuôi. Là một người đàn ông bản lĩnh, nên chuyện gì đã qua thì cho qua, dù có thua thiệt về mình; vì sợ những thị phi không đúng, ông không muốn bày tỏ gì về chuyện đổ vỡ gia đình, chứ ông không giấu kín chuyện vợ con, như họa sĩ Bùi Thanh Phương đã viết. Và khi gặp ông Phái thì Trung Tín đã sống độc thân qua gần hàng chục năm rồi, không vì lý do gì mà đem chuyện vợ con ra nói với bạn bè. Đối với “gái”, Trần Trung Tín có phải là một “sát thủ” không? Họa sĩ Bùi Thanh Phương nên tham khảo qua ý kiến của đạo diễn Long Vân, Đặng Nhật Minh, Hải Ninh, Bạch Diệp, diễn viên Thanh Thủy, Trà Giang, Minh Châu, Dục Tú, Minh Đức v.v… những người cùng thời và là đồng nghiệp của Trung Tín.
Tranh của Trần Trung Tín
Nhưng tôi đặc biệt thắc mắc: họa sĩ Bùi Thanh Phương cố dựng chuyện không thật về đời tư của Trần Trung Tín để đưa lên mạng thông tin, với mục đích gì?
Nếu thật sự là một nghệ sĩ, họa sĩ Bùi Thanh Phương phải hiểu rằng, khi người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật đến quên cả bản thân mình như vậy, thì niềm đam mê đó đã chiếm trọn tâm trí của họ rồi, không còn chỗ để họ mê muội một cái gì khác nữa.
Những người cùng thời và cùng vào sinh ra tử với Trung Tín ở chiến trường, cũng như cùng cơ quan với Trần Trung Tín, còn hiện diện nhiều lắm. Nên qua bài viết nầy, tôi mong nếu còn viết gì về Trần Trung Tín, họa sĩ Bùi Thanh Phương nên tham khảo tư liệu kỹ càng, đừng viết theo tưởng tượng, đưa ra công luận những thông tin không chính xác, mà làm hèn thêm cái tên của mình đi.
Tôi không thích cách mọi người nghe hơi nồi chõ rồi nhảy vào xỉ mạ anh Phương như thế. Tranh anh ấy giống bố nhưng hơi nhạt một tý, chẳng sao. Vì có thể anh không may mắn, không nhiều tài. Đó đâu phải là một tội. Còn tội mọi người cứ hay nói sau lưng là anh ấy chép tranh bố, ...xem tiếp
Tôi không thích cách mọi người nghe hơi nồi chõ rồi nhảy vào xỉ mạ anh Phương như thế. Tranh anh ấy giống bố nhưng hơi nhạt một tý, chẳng sao. Vì có thể anh không may mắn, không nhiều tài. Đó đâu phải là một tội. Còn tội mọi người cứ hay nói sau lưng là anh ấy chép tranh bố, bán rẻ tên tuổi bác Phái. Thì đã ai đưa được ra chứng cứ nào nào? Anh ấy đâu có bán rẻ tên tuổi bố, mà bán đắt ấy chứ. Mọi người có biết là cái giải 'Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội' mà Báo Thể thao Văn hóa đăng cai ấy cũng là do anh Phương và ông Trần Hậu Tuấn chi "xiền" lập ra không? Anh Phương anh ấy có mắc bệnh "phê bố" sâu sâu một tý, lúc nào viết hay nói "Phái nói thế này, Phái nói thế nọ" cũng đâu có sao. Còn hơn chán vạn thằng con giai coi bố chẳng ra gì, đời cha dạy học đời con đốt sách. Giả sử anh ấy có chép tranh bố bán đi nước ngoài thật chẳng hạn, là cũng để giữ lại tranh thật làm vốn quý cho nước nhà mà! Còn chuyện Trần Trung Tín's phu nhân có vì hâm mộ hóa phu quân mình quá mà mắng anh Phương dựng chuyện, thì cũng nên thể tất cho nhân chứng lịch sử có thể nhớ nhầm thì sao, vì lúc ấy chắc anh Phương còn bé. Còn chuyện Trần Trung Tín bĩu môi khi "phê" tranh hay như thế, thì nếu không phải nhân chứng lịch sử, mấy ai kể được. Và còn lời bình đắc địa "Tín như con mèo hoang" của Phái nữa, vừa rất đàn anh, vừa đầy yêu quý. Giá như Trần Trung Tín phu nhân kể cho ta nghe sau này bác Tín mỗi khi vẽ xong tranh mình, bác ấy có bĩu môi không nhỉ? Còn chuyện bác Tín gái, bác mắng anh Phương đừng viết tưởng tượng, làm hèn tên mình đi, thấy cũng hơi thừa. Tên anh ấy đã sang bao giờ đâu mà sợ hèn đi? Giả sử bác ấy cho là đã hèn rồi, mà có hèn thêm nữa thì đáng bâu nhiu?
23:22Wednesday,24.10.2012Đăng bởi: trần đình bình
Riêng ông Phương này thì không thể chấp nhận được. Tôi đã gặp ông này cách đây 9 năm trong Sài Gòn ở nhà Trần Hậu Tuấn. Vẫn cái giọng điệu đấy về bố mình không thay đổi gì cả. Quá chán cho hậu duệ của Bùi Xuân Phái, mấy giờ rồi mà còn PR kiểu ...xem tiếp
23:22Wednesday,24.10.2012Đăng bởi: trần đình bình
Riêng ông Phương này thì không thể chấp nhận được. Tôi đã gặp ông này cách đây 9 năm trong Sài Gòn ở nhà Trần Hậu Tuấn. Vẫn cái giọng điệu đấy về bố mình không thay đổi gì cả. Quá chán cho hậu duệ của Bùi Xuân Phái, mấy giờ rồi mà còn PR kiểu đấy!
Tôi không thích cách mọi người nghe hơi nồi chõ rồi nhảy vào xỉ mạ anh Phương như thế. Tranh anh ấy giống bố nhưng hơi nhạt một tý, chẳng sao. Vì có thể anh không may mắn, không nhiều tài. Đó đâu phải là một tội. Còn tội mọi người cứ hay nói sau lưng là anh ấy chép tranh bố,
...xem tiếp