|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếCuốn sách bạn nên lùng mua cho được: Codex Seraphinianus 06. 09. 14 - 8:06 amAnh NguyễnThế giới siêu thực của Serafini Codex Seraphinianus – tác phẩm đầu tay và duy nhất trọn vẹn của kiến trúc sư người Ý Luigi Serafini được đông đảo người đọc coi là cuốn sách kỳ lạ nhất thế giới. Nhận định có tính chủ quan (và cực đoan) đó còn phải bàn cãi, nhưng có lẽ không ai có thể phủ nhận sự độc đáo và ấn tượng của Codex Seraphinianus. Tựa đề của tác phẩm là kết hợp của hai từ codex (sách) và Serafini, họ của tác giả (có nghĩa là thiên thần seraph.) Codex Seraphinianus dễ khiến người ta liên tưởng đến Voynich manuscript – một tác phẩm cũng gây nhiều tranh cãi sứt đầu mẻ trán trong giới học thuật. Điểm khác biệt lớn giữa hai cuốn này là các chuyên gia vẫn chưa nhất trí xem ai là tác giả của Voynich manuscript, còn Luigi Serafini thì vẫn sống sờ sờ và… còn có website riêng. Khi lần giở từng trang của Codex, bạn dễ có cảm giác lạc vào một thế giới kỳ quái. Không những chữ viết là một loại ký tự chưa từng có trong lịch sử, mà nội dung của nó cũng vô cùng… siêu thực. Cuốn sách được chia thành mười một chương, mỗi chương miêu tả một khía cạnh của thế giới chỉ tồn tại trong đầu Serafini. Tổng hợp lại, Codex là một cuốn bách khoa toàn thư: Chương 1: cây cối Chương 2: động vật Chương 3: động vật… chỉ có hai chân Chương 4: vật lý và hóa học Chương 5: máy móc Chương 6: loài người Chương 7: lịch sử Chương 8: chữ viết Chương 9: chuyện ăn chuyện mặc Chương 10: trò chơi và thể thao Chương 11: kiến trúc Sách hướng dẫn du lịch cho một hành tinh ảo Nếu trên đời có một hành tinh hơi hơi giống Trái Đất, và các sinh vật na ná các sinh vật trên Trái đất, có lẽ đây chính là cuốn sách hướng dẫn du lịch cho hành tinh đó. Mọi chi tiết nhỏ trong Codex đều tạo ra cảm giác thích thú xen lẫn kỳ dị đối với người xem bởi chúng giống thật mà cũng khác thật vô cùng. Sự ảnh hưởng của các trường phái nghệ thuật siêu thực và các “quái nhân” như Hieronymus Bosch là hiển nhiên, song sức tưởng tượng của Serafini đủ biến Codex thành một tác phẩm có một không hai. Các nhà ngôn ngữ học đã tốn bao tâm huyết tìm cách phân tích ngôn ngữ kỳ lạ trong Codex mà chưa thành công; chỉ có hệ thống đánh số là đã được giải mã. Mỗi trang sách trong Codex đều giống như phim trường của nhiều bộ phim thần thoại-viễn tưởng gộp lại. Thật quá khó để phân loại cuốn sách này, và có lẽ Codex xứng đáng chiếm riêng một thể loại mới. Nếu may mắn sở hữu Codex Seraphinianus, bạn nên dành ít nhất mỗi ngày một tiếng đồng hồ để có thể chiêm ngưỡng và “soi” kỹ lưỡng hàng nghìn chi tiết mà tác giả đã dày công khắc họa. Có thể nhận thấy tính cách hài hước kín đáo của tác giả và thoáng qua những điển tích văn học, lịch sử, xã hội mà Serafini kết hợp vào tác phẩm, song 99% Codex là một thế giới thuần túy của tưởng tượng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Codex có cả một cộng đồng fan hâm mộ, tuy không nhiều và rầm rộ bằng fan hâm mộ sách…Twilight chẳng hạn nhưng độ điên đảo cũng không kém. Ý kiến - Thảo luận
14:50
Monday,8.9.2014
Đăng bởi:
candid
14:50
Monday,8.9.2014
Đăng bởi:
candid
voynich manuscript có thể xem ở đây.
https://archive.org/details/TheVoynichManuscript Trước mình cũng theo dõi những blog họ chuyên cố để giải mã cuốn này cũng vui phết. Gần đây có tin 1 người Anh đã giải mã được những từ đầu tiên qua hình vẽ và tên gọi của một số loại cây như cây lê lư, rau mùi...
9:50
Monday,8.9.2014
Đăng bởi:
IQ ABC
Cuốn Voynich manuscript nghe đâu là một cuốn sách cổ, không rõ tác giả được minh họa bởi các hình thù vô cùng kỳ quái và siêu thực, cùng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà cho đến bây giờ vẫn chưa được giải mã.
Không rõ, nếu nó là sản phẩm của loài người thì sao lại tạo ra một thứ hại não như vậy nhỉ? Sao không xài luôn chữ Latin cho khỏi đánh đố người ta. :S ...xem tiếp
9:50
Monday,8.9.2014
Đăng bởi:
IQ ABC
Cuốn Voynich manuscript nghe đâu là một cuốn sách cổ, không rõ tác giả được minh họa bởi các hình thù vô cùng kỳ quái và siêu thực, cùng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà cho đến bây giờ vẫn chưa được giải mã.
Không rõ, nếu nó là sản phẩm của loài người thì sao lại tạo ra một thứ hại não như vậy nhỉ? Sao không xài luôn chữ Latin cho khỏi đánh đố người ta. :S Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
https://archive.org/details/TheVoynichManuscript
Trước mình cũng theo dõi những blog họ chuyên cố để giải mã cuốn này cũng vui phết. Gần đây có tin 1 người Anh đã giải mã được những từ đầu tiên qua hình vẽ và tên gọi của một số loại cây như cây lê lư, rau mùi...
...xem tiếp