|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìRESTART – Một rừng ý nghĩa 02. 10. 10 - 8:21 amThông tin từ triển lãm + SoiRESTART Triển lãm sắp đặt – Installation Vé vào cửa: 5.000, được gửi xe đạp xe máy miễn phí, bia hơi miễn phí.
RESTART (Khởi động lại) – cái tên gợi, bộc lộ khao khát làm mới của một lớp nghệ sĩ đương đại hôm nay. Nó cũng biểu hiện nỗ lực của nghệ sĩ trong hành trình đi tìm bản thể chính mình. Các nghệ sĩ Ngô Thanh Bắc, Đỗ Hiệp, Lê Anh Hoài, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Tuấn Tú đã có mặt trong cùng triển lãm – một triển lãm gồm toàn tác phẩm sắp đặt. Tác phẩm Bền vững của Ngô Thanh Bắc là chiếc giá vẽ được lắp ghép với một chiếc bàn tính. Một liên quan và hệ lụy giữa nghệ thuật – đời thường. Tác phẩm Chầu của Đỗ Hiệp với những chiếc hài và mũ mão Hàng Mã cùng các quả bóng bay, đưa ra một hình ảnh khơi gợi về phận người trong xã hội. Nguyễn Hồng Phương bằng chính những hình ảnh các con chữ đặt lại vấn đề về ngôn từ và ý nghĩa qua tác phẩm Xướng hình. Nguyễn Hồng Sơn trăn trở với hình ảnh cỗ máy, thương tích, cái chết, sự tái sinh… trong tác phẩm Chờ ngày ra viện. Lê Anh Hoài với W.C.doc đặt ra một nghịch đề về con đường tiếp nhận văn hóa, tri thức, nghệ thuật với hình ảnh những cuốn sách trong nhà vệ sinh. Phạm Tuấn Tú trong Thay đổi đã sắp đặt hình ảnh một tác phẩm sắp đặt hoàn chỉnh. Tác phẩm được sắp đặt trong không gian nhà triển lãm nhưng đã được tác giả dỡ bỏ trước lúc khai mạc. Chỉ còn lại hình ảnh hai chiều của nó. Một bi kịch của sự thay mặt. Triển lãm khai mạc 18h ngày 5. 10, kéo dài đến 15. 10. 2010, tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại (số 621 Đê La Thành – Hà Nội). Vé vào xem triển lãm: 5.000 đồng, gửi xe đạp, xe máy, bia hơi miễn phí. Các nghệ sĩ muốn thể hiện thông điệp: Nên trả tiền khi xem tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm sắp đặt. * Trên đây là thông cáo báo chí của nhóm họa sĩ làm triển lãm. Một rừng ý nghĩa đây, không rõ các tác giả sẽ thể hiện cách nào; Thí dụ, Lê Anh Hoài sẽ làm một nhà vệ sinh như thế nào? có mùi đặc trưng của nó không (ít nhất là mùi khai)? Và tác phẩm của Phạm Tuấn Tú, sao không ai ghi hình lại bằng máy quay đơn giản? Xong chiếu bằng một màn hình T.V cũng đơn giản, để người xem thấy được quá trình anh làm và tự phá tác phẩm, hơn là chỉ để lại “di tích” là có mỗi chuỗi ảnh hai chiều? Nhiều thắc mắc ghê… Soi thể nào cũng đến, trước là để xem, sau là để bày một trận bia hơi cùng anh em!
* Bài liên quan: – Restart: Một rừng ý nghĩa
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|