Nghệ sĩ Việt Nam

Đi xem RESTART (phần 1, có bổ sung) 08. 10. 10 - 7:42 am

B&G

RESTART

Triển lãm sắp đặt – Installation
Trung tâm Mỹ thuật đương đại
621 Đê La Thành, Hà Nội
Khai mạc 18h ngày 5. 10, kéo dài đến 15. 10. 2010

Ngay cổng vào đã thấy bảng Restart rất đẹp và “ăn chơi”. Trông xa xa dưới ánh đèn, phóng xe nhanh nhìn vào có thể lầm với bảng hiệu một nhà hàng Tây nhỏ (Restaurant).

 

Bên trong khách đã đông, Trung tâm cũng đẹp hơn, nhớ ngày nào nhếch nhác đến mức chẳng muốn làm triển lãm.

 

Đã thấy Nguyễn Hồng Phương – một họa sĩ tham dự triển lãm. Anh cũng là một trong 8 ứng viên chung kết của Talent Prize của CDEF.

 

Rất nhiều thành phần tham dự, chuyện trò rôm rả. Thí dụ ở một góc, cạnh tác phẩm của Đỗ Hiệp, có những người đứng bàn tán trông rất “hăng”… Trông có vẻ không phải bàn về nghệ thuật 🙂

 

Rất nhiều sinh viên (một tín hiệu tốt) nhưng cũng có không ít “người lớn”.

 

Tất cả tề tựu quanh phòng đợi khai mạc.

 

Đúng 6h, khai mạc. Ông Bằng Lâm, phó chủ tịch Hội Mỹ thuật có lời phát biểu. Người viết chỉ nhận được mặt một số người: Người mặc áo vàng ngoài cùng là Phạm Tuấn Tú. Người mặc áo nâu cổ tròn đứng thứ ba là Nguyễn Hồng Phương. Người mặc áo sọc ngang là Ngô Thành Bắc. Người mặc áo đỏ là Đỗ Hiệp. Người đứng ngoài cùng đang nhìn B&G là thi sĩ Lê Anh Hoài.

 

Nào, đi xem tác phẩm. Đầu tiên là WC.doc của Lê Anh Hoài. Dĩ nhiên là không mùi rồi, lại có rất nhiều sách. Một sự kết hợp không tưởng (ở Việt Nam) nhưng minh họa đúng một “thực trạng”: chính wc là một cái nơi của tư tưởng. Biết bao tư tưởng lớn đã ra đời trong những giờ phút tưởng là “bỏ đi” nơi đây.

 

Khán giả có vẻ đặc biệt thích tác phẩm này. Một số qua điệu bộ lại có vẻ như đang rủ nhau làm vài việc gì đó cho đúng với công dụng của “wc.doc”. Vui đấy, nhưng có vẻ sắp đặt này quá chỉn chu về ý tưởng, tính “điên” xét ra cũng không cao hơn các showroom thiết bị vệ sinh trên Cát Linh là mấy, khác là bẩn hơn thôi. B&G kỳ vọng nó phải điên hơn cơ, ít nhất phải hơn chiếc xe máy của Lê Anh Hoài bày trong dịp Tết vừa qua, rất thú.

 

9. 10: Và đây là một thiếu sót lớn của Soi, giờ mới bổ sung được. Cả Soi, cả B&G đều không chụp được những phút trình diễn này của Lê Anh Hoài, trong khi tất cả các báo đều chụp được và Phạm Huy Thông đã “cứu” Soi. Nghệ sĩ Lê Anh Hoài đã tụt quần (dĩ nhiên còn quần sịp bên trong), ngồi đọc sách trên bồn cầu phòng triển lãm.

 

9. 10: Ảnh này cũng do Phạm Huy Thông gửi về. Bạn viết như sau trong một cmt: “chuyện anh Lê Anh Hoài tụt quần ngồi toalét đọc sách báo thì tớ nghĩ như sau: Nếu anh Hoài tụt quần ngồi đọc sách báo ở nhà anh thì là việc sinh lý bình thường, ai cũng làm. Bây giờ anh bê cái toalét ra công cộng để tụt quần ngồi thì là anh có thái độ. Tất nhiên, mỗi người sẽ đọc được thông điệp khác nhau trong thái độ của anh ta, đôi khi có thể trái ngược nhau. Với tớ, hình như anh Hoài đang phản ứng tiêu cực đến hệ thống báo chí và xuất bản vô bổ ở Việt Nam, việc đọc cũng là một quá trình tiêu hóa, nhưng anh Hoài cho thấy những thứ đáng lẽ phải cung cấp dưỡng chất cho ta hóa ra lại hời hợt, giả tạo, khiến cơ thể chưa kịp nạp đã phải xổ ra hết.”

 

Đến “Chầu “của Đỗ Hiệp, được làm bằng bóng bay và hài giấy (những cái đế đen). Một tác phẩm muốn “khơi gợi về phận người trong xã hội”. Thú thực là nhìn vui mắt thôi, chứ thoạt tiên B&G chưa liên tưởng ra được phận người. Có thể vì đợt xây nhà vừa qua, B&G phải đi nhiều hàng đèn trang trí quá nên cứ nhìn tác phẩm này ra một cửa hàng đèn?

 

Vòng vèo một hồi lại ngắm tác phẩm này từ phương nằm ngang, và thấy đây là một tác phẩm “có duyên”, càng trông càng ra “nhân tính”, như một đoàn người đồng phục rầm rập bước. B&G có “kinh nghiệm” là các tác phẩm sắp đặt muốn động được đến cảm xúc người xem (đặc biệt là cảm xúc choáng ngợp) thì thường lặp đi lặp lại một đối tượng với số lượng thật nhiều… Không rõ sau vài ngày triển lãm những quả bóng bay này có xẹp đi không? Và tác giả có phải thay bằng bóng căng mới không? Hay việc xẹp đi cũng là một phần của tác phẩm?

 

Tác phẩm “Bền Vững?” của Ngô Thanh Bắc thực sự là không gây ấn tượng gì nhiều. Quá bền vững, quá ổn định. Một giá vẽ ghép với bàn tính, một hộc cất tiền (?), ý nghĩa quá rõ ràng khiến người xem không còn chỗ nào để thắc mắc nữa. Nếu được thêm một yếu tố gì đó, B&G sẽ tẩm lên bàn tính kia một thứ gì đó thật tanh tưởi, óc chẳng hạn, hay tiết… một thứ gì đó khiến đảo lộn các giác quan đã bị tác phẩm “an bài”, một thứ gì đó khiến người ta phải nhăn mặt và… nghĩ.

(còn tiếp)

*

Bài liên quan:

– Restart: Một rừng ý nghĩa
Đi xem RESTART (phần 1, có bổ sung)
– Đi xem RESTART (phần 2)

– Trở lại Restart, sau 3 ngày

 

Ý kiến - Thảo luận

12:23 Friday,8.10.2010 Đăng bởi:  admin
Đã sửa tên rồi Phong Nhật. Bạn nghiêm nghị quá nhỉ, tán hay đùa cũng không cho :-) Balzac có câu: "Trước nghệ thuật cần một thái độ nghiêm trang như trước giá treo cổ", có lẽ đúng với lời nhắc nhở của Phong Nhật?
...xem tiếp
12:23 Friday,8.10.2010 Đăng bởi:  admin
Đã sửa tên rồi Phong Nhật. Bạn nghiêm nghị quá nhỉ, tán hay đùa cũng không cho :-) Balzac có câu: "Trước nghệ thuật cần một thái độ nghiêm trang như trước giá treo cổ", có lẽ đúng với lời nhắc nhở của Phong Nhật? 
12:07 Friday,8.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Chờ mãi mới có bài để bàn tán. Cám ơn B&G nhé.
Là một người vẽ tranh, tớ thấy thích tác phẩm "Bền Vững?" của Ngô Thanh Bắc. Tớ thấy đúng là cơm áo không đùa với khách thơ. Để vững tâm làm nghệ thuật khó lắm, khi mà vợ kêu con khóc, trăm thứ đòi nợ. Nhất là với các sinh viên mới ra trường, cứ đứng trước giá vẽ là như đứng trước một bàn tính vậy.
...xem tiếp
12:07 Friday,8.10.2010 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Chờ mãi mới có bài để bàn tán. Cám ơn B&G nhé.
Là một người vẽ tranh, tớ thấy thích tác phẩm "Bền Vững?" của Ngô Thanh Bắc. Tớ thấy đúng là cơm áo không đùa với khách thơ. Để vững tâm làm nghệ thuật khó lắm, khi mà vợ kêu con khóc, trăm thứ đòi nợ. Nhất là với các sinh viên mới ra trường, cứ đứng trước giá vẽ là như đứng trước một bàn tính vậy. Tác phẩm đơn giản nhưng gợi được trong những người cầm cọ những cảm xúc, ký ức cá nhân.
Nhưng tớ cũng đồng ý với B&G rằng tác phẩm này thiếu một cái gì đó. Không phải là sư bắt mắt (sơn hồng, dát vàng toàn bộ giá vẽ...) và là sự "bắt tâm trí" để người xem phải dừng lại lâu hơn trước tác phẩm. Tôi nghĩ cái giá vẽ kia hơi sạch sẽ, nếu bạn chát sơn dầu chòe choẹt lên giống như các giá vẽ hình họa trong trường thì có lẽ nó gợi lại quá trình lao động hơn. Bên cạnh đó các (gọi là gì nhỉ) hột gỗ bàn tính vẫn đánh vécni bóng lộn một cách trưởng giả sẽ tạo tương phản về chất tốt hơn.
Dù sao cũng rất cám ơn tác giả của "Bền Vững?" 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả