|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhSinh nhật nhiếp ảnh 30/30 của MPK 15. 12. 14 - 9:20 amThông tin từ BTC
30/30 MPK tự mua máy ảnh năm 27 tuổi (1984), tính đến nay đã 30 năm, anh vẫn không ngừng nghỉ trong việc khám phá thiên nhiên, và khám phá chính mình. Cuộc trưng bày lần này MPK chọn giới thiệu 30 tác phẩm tiêu biểu từ hàng ngàn bức ảnh đã chụp, và từ khoảng 15 bộ ảnh nổi tiếng như Hoa dại, Đà Lạt mơ, Mắt côn trùng, Tiến trình tâm thức, Mưa & trăng, Nhụy, Sương & nắng, Nhiêu Lộc, Mầm, Café… Vì khống chế trong 30 tác phẩm cho 30 năm cầm máy, nên việc chọn lựa với MPK là rất khó khăn. Chính vì vậy, nên có thể nói đây là những tác phẩm độc đáo, được thể hiện với tính chất “lần đầu tiên”, “độc bản” – chưa bao giờ và sẽ không bao giờ lặp lại nữa. Với MPK, 30/30 là cột mốc của cuộc dạo chơi; là con số mà anh nghĩ rằng nó rất ý nghĩa với hành trình miên man đó. Người xem cũng dễ nhận ra hành trình ý niệm từ tác phẩm đầu tay (có tên Khát vọng, năm 1984) – nặng tính “diễn ý”, cho đến những tác phẩm thuần túy “diễn hình” về sau này. “Tôi chưa bao giờ muốn áp đặt ý tưởng nào của mình lên đời sống. Với mầm lá, với hạt sương… cũng thế. Tôi chỉ là người ghi dẫn lại, chứ không bao giờ làm bất kỳ động tác nào áp đặt, mặc định nó để phục vụ cho mục đích của mình. Tôi vẫn thế, khùng vẫn là khùng”, MPK từng tâm sự. MPK tên đầy đủ là Nguyễn Văn Phước. MPK là cách viết tắt của: Michel-Phước-Khùng (tên thánh, tên thật, và tên “giang hồ”). Anh gắn liền với Đà Lạt; và có lẽ, Đà Lạt cũng quyến luyến cùng anh. Mày mò trong 10 năm đầu, từ 1993 đến nay, anh đã thực hiện khoảng 15 triển lãm ảnh cá nhân và rất nhiều triển lãm chung. “Tôi đến với nhiếp ảnh vì ‘không cơm, không mắm sinh ra thợ hình’. Sau đó một năm, tôi mới chợt ngộ rằng, nhiếp ảnh không chỉ là ‘cần câu cơm’, mà nó là một phương tiện để truyền đạt ý tưởng rất nhanh gọn. Từ đó tôi dùng nó để làm nghệ thuật thay cho viết và vẽ”, MPK kể. Khoảng 20 năm gần đây, những bức ảnh vừa mộng mơ, thi vị, vừa suy tưởng, triết lý… đã đưa MPK đến một cõi ảnh riêng, khó bắt gặp. “Tôi sống tự lập từ khoảng 14-15 tuổi, nhưng gần thiên/tự nhiên thì trước đó rất lâu. Tôi thích sống như vậy bởi vì không muốn lệ thuộc, vì lệ thuộc thì sinh ra tính ỷ lại, tính sợ hãi. Mà ỷ lại, sợ hãi thì giết chết tính sáng tạo. Trên con đường đơn độc, lang bạt kỳ hồ, tôi tìm thấy được chính mình rõ hơn. Điều ấy rất cần thiết để tôi nhận chân đời sống hạnh phúc của mình và xây dựng đời sống không danh, lợi, sắc. Ba điều không ấy rất cần cho một nghệ sĩ chỉ muốn làm đẹp cho đời sống”, MPK khẳng định. Về đời riêng, MPK lập gia đình muộn, nhưng vì quan niệm “không ràng buộc” và “vợ chồng là đồng tu, tu với nhau”, nên khi “dứt duyên” là “tôi cần sự đơn độc, để làm cho tôi, cho mọi người”. Hiện MPK vẫn một mình đi lại với thiên nhiên để tìm kiếm những khoảnh khắc mà anh đã mải miết trong 30 năm qua. Tác phẩm của MPK được đưa vào giáo trình của vài khoa chuyên về nhiếp ảnh trên thế giới, ví dụ Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Cuộc chơi lần này do một vài người bạn, Công ty Cóc và Chiêu – Café Sách… đồng thực hiện.
Ý kiến - Thảo luận
21:37
Wednesday,17.12.2014
Đăng bởi:
KK
21:37
Wednesday,17.12.2014
Đăng bởi:
KK
Việt nam cũng có nghệ sỹ nhiếp ảnh cỡ như vậy sao? Xem ảnh nào cũng thấy ngưỡng mộ! Tiếc là chỉ triển lãm trong SG.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp