Thị trường

Khi hai ông bà Ludwig chuyển sang thích Pop Art 03. 01. 15 - 7:24 am

Phạm Phong lược dịch

 

COLOGNE – Triển lãm “Ludwig Goes Pop” tại bảo tàng Ludwig, Cologne sắp đến ngày kết thúc (từ 2. 10. 2014 tới 11. 1. 2015).

 

Triển lãm cho người xem có cơ hội khám phá “hiện tượng” Pop Art, hiểu được Pop Art như một cách thể hiện thái độ hiện đại (của nghệ sĩ) đối với cuộc đời.

 

Vào những năm 1960s, cái “thường ngày” bắt đầu bước chân vào nghệ thuật. Đủ mọi kiểu cách, từ trớ trêu hài hước tới chỉ trích, châm biếm, các nghệ sĩ khai thác cái tinh thần thời đại trong tác phẩm mình, lồng ghép những mảnh, những câu của thế giới tiêu thụ, của quảng cáo, hoạt hình, khoa học, kỹ thuật, khiêu dâm, và truyền thông đại chúng vào tác phẩm. Trong ảnh: Andy Warhol, “Skull” (Sọ), 1976, 183 x 203 x 3,5 cm

 

Lần đầu được xem một tác phẩm điêu khắc Pop Art của George Segal tại MoMA vào giữa những năm 1960s, ông trùm sô-cô-la kiêm nhà sưu tập Peter Ludwig cùng vợ đã bị sốc. Họ khi ấy đang là người chuyên gom góp những món đồ nghệ thuật cổ và trung cổ. Ngay sau đó, cả hai chuyển hướng, trở thành những nhà sưu tập say mê điên cuồng những tác phẩm Pop Art. Ảnh: Vợ chồng nhà Ludwig hồi năm 1975/76, ảnh của Jean-Olivier Hucleux

 

“Landscape No. 4” 1965, 129 x 159 cm (hình) của Tom Wesselman là một trong những tác phẩm đầu tiên mà vợ chồng nhà Ludwig mua khi đổi hướng đầu tư. Bức tranh diễn tả một chiếc xe Ford chạy trên một con đường quê vùng núi. Chẳng bao lâu sau đó, vợ chồng Ludwig đã đến thẳng studio và mua được tác phẩm thể hiện cuộc sống hiện đại của các tác giả như Roy Lichtenstein, James Rosenquist, Robert Rauschenberg, và Jasper Johns – là những nghệ sĩ cùng thế hệ với nhà Ludwigs.

 

Thoạt tiên, nhiều tác phẩm về tay nhà Ludwigs là từ bộ sưu tập nổi tiếng Scull và Kraushaar. Một số tác phẩm thì thửa lại từ Karl Ströher, người từng mua bộ sưu tập Pop Art của trùm bảo hiểm New York Leon Kraushar. (Đây trong hình này, các bạn thấy Leon Kraushar tại nhà riêng ở Long Island hồi 1965, chụp cho “Life”, trên tường toàn Pop Art).

 

Năm 1968, sau documenta 4, nhà Ludwigs bắt đầu mua tác phẩm trực tiếp từ triển lãm, trong đó có “M-Maybe—A Girl’s Picture” của Roy Lichtenstein, “Soft Washstand” của Claes Oldenburg, “Wall Street” của Rauschenberg, “Restaurant Window I” của George Segal, and “Leopard Lilly” (hình) của Richard Lindner.

 

Một năm sau, nhà Ludwigs giới thiệu bộ sưu tập của họ lần đầu tiên ở Cologne, rồi ở bảo tàng Wallraf-Richartz. Truyền thông lúc đó đón nhận triển lãm vô cùng nồng nhiệt, có tới hơn 200.000 lượt khách tham quan. Kết quả là Pop Art trở thành “đặc sản” của bảo tàng Ludwig. Trong hình: tác phẩm “Takka Takka” của Roy Lichtenstein, 1962, 173 x 143 cm – tác phẩm mà nhà Ludwigs mua được.

 

Nhờ Peter và Irene Ludwig, bảo tàng Ludwig ở Cologne (hình) hiện nay đã nắm giữ một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất của Pop Art Mỹ và Anh. Một phần của bộ sưu tập này được chia ra giữ ở các cơ sở khác nữa, như tại Ludwig Forum ở Aachen, tại Kunstmuseum Basel, cũng như tại bảo tàng Ludwig Budapest, Koblenz, St. Petersburg, và Bắc Kinh…

 

Triển lãm “Ludwig Goes Pop” lần đầu tiên gom 150 tác phẩm của những tên tuổi chủ chốt thuộc phong trào nghệ thuật Pop Art từ mọi cơ sở mang tên Ludwig trên thế giới về. Rõ ràng là trong một chiến dịch khuếch trương (thêm nữa) hình ảnh của bộ sưu tập tư nhân đình đám này. Trong hình: Mel Ramos, “Hippopotamus”, 1967, 180 x 247 cm, thuộc bộ sưu tập của Ludwig.

 

Một góc triển lãm tại bảo tàng Ludwig ở Cologne

 

Trong triển lãm

 

Triển lãm “Ludwig Goes Pop” sau đó sẽ được bày tại “mumok” (hình – tên đầy đủ là “MUseum MOderner Kunst” (tức: bảo tàng nghẹ thuật hiện đại) của Quỹ Ludwig Vienna. Mumok chỉ là một trong nhiều bảo tàng do vợ chồng nhà Ludwig dựng nên. Các bảo tàng của họ thường xuyên cho các triển lãm trên thế giới thuê và mượn tác phẩm để bày. Họ cũng tặng không rất nhiều tác phẩm cho các bảo tàng khác. Trong hình: “Zero to Nine”, 1959, 53,8 x 88,9 cm, của Jasper Johns, cũng thuộc bộ sưu tập của bảo tàng Ludwig

 

Ý kiến - Thảo luận

16:45 Saturday,3.1.2015 Đăng bởi:  LC

Hu hú hu hu, bao giờ thoát lợ thoát lần...để lại quăng mình vào cơn mê say đi mua đi tìm art đây? Tiền ra như nước sông Đà, tiền vào nhỏ giọt như cà fe phin. Đến khi sưu tập biết tin, nhào dzô đòi mại thì mìn cũng đã...died !!!? Bọn khôn cứ rỉa dằng dai, đòi mua cho rẻ, rồi cài thêm boa. Thế là con bé tưởng hoà, gật đầu thuận bán... ôi boà đổi ễnh ương. Thương
...xem tiếp

16:45 Saturday,3.1.2015 Đăng bởi:  LC

Hu hú hu hu, bao giờ thoát lợ thoát lần...để lại quăng mình vào cơn mê say đi mua đi tìm art đây? Tiền ra như nước sông Đà, tiền vào nhỏ giọt như cà fe phin. Đến khi sưu tập biết tin, nhào dzô đòi mại thì mìn cũng đã...died !!!? Bọn khôn cứ rỉa dằng dai, đòi mua cho rẻ, rồi cài thêm boa. Thế là con bé tưởng hoà, gật đầu thuận bán... ôi boà đổi ễnh ương. Thương sao mới thật là thương hớ hớ!!!
(trong thơ có chỗ nào do bẻ vần mà tối nghĩa, xin bà con cứ đọc lướt đi cho mềm nưỡi...)

 
13:55 Saturday,3.1.2015 Đăng bởi:  IQ ABC
Phải công nhận nể phục cặp vợ chồng này quá. Trong khi giới phê bình đang còn vật lộn với câu hỏi "thế mà là nghệ thuật ư?" thì vợ chồng nhà Ludwig đã nhanh nhẹn (tinh mắt) hốt một mớ các tác phẩm của một loạt các tay sừng sỏ Pop art về làm của riêng, giờ thì ngồi vắt chân rủng rỉnh với mớ tài sản kếch sù ấy :D
...xem tiếp
13:55 Saturday,3.1.2015 Đăng bởi:  IQ ABC
Phải công nhận nể phục cặp vợ chồng này quá. Trong khi giới phê bình đang còn vật lộn với câu hỏi "thế mà là nghệ thuật ư?" thì vợ chồng nhà Ludwig đã nhanh nhẹn (tinh mắt) hốt một mớ các tác phẩm của một loạt các tay sừng sỏ Pop art về làm của riêng, giờ thì ngồi vắt chân rủng rỉnh với mớ tài sản kếch sù ấy :D 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả