Đi & Ở

Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua 21. 01. 15 - 11:54 am

Linh Cao - Ảnh: Việt Phố Cổ

 

Nhà thờ lớn Hà Nội, tháng 9. Ảnh: Việt Phố Cổ

Chiều Chúa Nhật buồn, còn ai còn ai? Đóa hoa hồng, cài lên tóc mây. Em gầy ngón dài…

Trời lạnh và khô tạnh, mình ngơ ngẩn ở sân Nhà thờ Lớn Hà Nội, ngắm cây sữa già bên mạn Ấu Triệu, cành oằn oại như một thân mình Thánh tử vì đạo. Đầu óc vang lên câu nhạc vàng kia, và ánh mắt dõi tìm bà u già bán nem chua nướng…

U Thành bỏ lại con đường quen thuộc mỗi chiều mưu sinh, với sải chân già nua từ ngôi nhà nhỏ trong ngõ nhỏ núp sau đình Hàng Bạc, đi qua cửa gallery số 4 Lý Quốc sư cạnh hàng phở danh tiếng, mà những năm cuối 96, 97 ấy còn đen nhẻm muội than… U đi bán ngô nướng, cá nướng, mực nướng…, rồi vì chiều chuộng đám khách ranh con, đến nem chua nướng.

Hồi ấy cả phố chỉ có mỗi nhà bà Mỹ ở số 4 ấy, là có mở gallery. Mà tranh cũng toàn là giấy dó, xem đôi ba bức sơn khắc “Hà Nội băm Sáu phố phường” của cụ Thế Khang làm đinh, còn đâu là những post card vẽ tay, đám tượng gỗ nhỏ, thế thôi, nghèo lắm. Mấy cô bán tranh như mình hay lẻn đi ăn quà, giãn gân cốt và ngó nghiêng hàng phố.

Cụ già Hà Nội tóc bạc phất phơ. Ảnh Việt Phố Cổ

Lang thang lấy gallery làm tâm điểm, quay một vòng bán kính 500 mét ra chung quanh, chưa có chỗ nào mà con ranh chưa thò mũi vào. Từ hàng chè sen long nhãn của anh béo Tầu lai (nay đã bán nhà đi đâu mất) phố Hàng Da, đến gánh chè bưởi cô Lê Hàng Thiếc, ôi những trưa nồng mùa hạ, sóng sánh thêm đá bào hoặc nước cốt dừa… Nhà Vũ Dân Tân, tiếng đàn dương cầm kéo mình vào xưởng họa đồng nát, gặp ngài râu ria liền chào cụ, cụ cho cháu hỏi cái ga-lơ-zi này bán gì ạ?!? Vui chân đi đến tận Tạ Hiện, gặp bác Phúc cơ khí chuyên “mông sửa” quạt cổ. Bác nói tiền đô, mình lại tưởng tiền trăm ngàn, chọn ra 5 chiếc, đòi mua, làm bác sợ cuống lên…

Rồi gặp u Thành, ở gốc sữa số ba, tọa độ X, đúng giờ G than mới đỏ. U bán đắt, tính lại nghiệt, rất chảnh. Nhưng đốn ngã được tính khí bốc đồng và mơ mộng, của con bán tranh. Quá khứ hào hùng của một lady đẹp, trải qua cả đời vợ bé quan ba Pháp lẫn đời vợ một liệt sỹ chống Mỹ, giờ u nuôi cháu cho thằng con dại phất phơ giai phố, ngày ngày đầu gối quá tai ngồi cờ tướng Bờ Hồ. Nhưng dù có bao nhiêu vất vả đè nặng lên đôi vai bé bỏng, nụ cười răng đen mái hiên của u vẫn hằn nét thanh lịch và kiêu bạc. Gặp Tây du lịch, u toàn nói chuyện tiếng Pháp, và rút một điếu ba số ra mơ màng nhả khói, tay vẫn quạt ngô dẻo quẹo, điệu lắm. U ngồi mãi ở đấy, như lẫn vào gốc cây già, như hồn cốt quện vào hương hoa sữa… mặc dầu u đã thăng thiên hàng chục năm nay, làm cho mình cứ bùi ngùi mỗi khi đến với sân Nhà Thờ…

Một hàng nem chua rán ở phố Hàng Than. Ảnh: Việt Phố Cổ

Nhớ người, lại thèm món nem chua nướng. Cô Phượng bưng ra nắm nem, với đĩa xoài chua thái vát, lại giục lòng gọi thêm chai bia, nhâm nhi với chút kỷ niệm, tưởng như bao nhiêu năm trước cho đến giờ khắc này, tiếng chuông chiều và giọng thánh ca vẫn chưa hề dứt, vẫn ngân nga trong cơn mộng nhỏ bé, về những điều vụn vặt, luyến lưu…

*

Bài tương tự:

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Angkor vuông

- Đi là về

- Người thợ rèn cuối cùng của Hà Nội

- Cái cây – dự án ảnh của tôi

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

6:26 Thursday,22.1.2015 Đăng bởi:  Cụ già khó tính
Góp ý với tác giả một tí xíu thôi, lời hát trích dẫn đầu bài của Trịnh Công Sơn nguyên văn là: "NGÀY CHỦ nhật buồn còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây, ôi đường phố dài" (đầu bài hát) hoặc "NGÀY CHỦ nhật buồn còn ai còn ai, đóa hoa hồng tàn hôn lên môi, em gầy ngón dài" (cuối bài hát). Vì thế câu sau viết "Đầu óc vang lên câu nhạc VÀNG" nên sửa thành nh
...xem tiếp
6:26 Thursday,22.1.2015 Đăng bởi:  Cụ già khó tính
Góp ý với tác giả một tí xíu thôi, lời hát trích dẫn đầu bài của Trịnh Công Sơn nguyên văn là: "NGÀY CHỦ nhật buồn còn ai còn ai, đóa hoa hồng cài lên tóc mây, ôi đường phố dài" (đầu bài hát) hoặc "NGÀY CHỦ nhật buồn còn ai còn ai, đóa hoa hồng tàn hôn lên môi, em gầy ngón dài" (cuối bài hát). Vì thế câu sau viết "Đầu óc vang lên câu nhạc VÀNG" nên sửa thành nhạc Trịnh thì hợp lý hơn.

Bài viết rất tình cảm và chân thực, cảm ơn Linh Cao. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả