|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếSadec District ra mắt bộ đồ ăn bằng gốm có chữ ký Lê Thiết Cương 18. 04. 15 - 9:23 amThông tin từ BTC“Chúng tôi muốn làm thứ gì đó, nhỏ thôi, dùng được thường xuyên và sẽ có ai đó thích” – Sadec District. * Kỷ niệm 1 năm mở tiệm Sadec District, vì là tiệm chuyên bán đồ dùng gia đình sản xuất thủ công, nên chúng tôi nghĩ làm một bộ chén đĩa gốm “Made by Sadec” là trong tầm tay lại tiện thể hiện tinh thần Sadec District. Tên của họa sĩ Lê Thiết Cương đã được nhóm làm Sadec District lưu trong bộ nhớ từ lâu; vẫn cùng dự tính “sẽ làm cái gì đó với tranh Lê Thiết Cương”. Lý do của sự lưu nhớ này là: 1. Ở (tranh của họa sĩ) Lê Thiết Cương có sự thuần Việt và hiện đại. Nếu thuần Việt mà truyền thống hoặc hiện đại mà có yếu tố “nước ngoài”, chúng tôi chưa tính đến. 2. Họa sĩ Lê Thiết Cương là người đi tìm cái đẹp ở sự tối giản, Sadec District cũng luôn cố gắng hướng đến điều này. 3. Chi tiết trong tranh của Lê Thiết Cương có thể “bóc ra” làm họa tiết trên đồ gốm mà vẫn nhận ra đó là Lê Thiết Cương.
Designer Từ Phương Thảo là người dựng và đồ họa cho sản phẩm trên nền những kiểu dáng tiêu chuẩn bộ đồ ăn gốm phù hợp với người Việt. Sadec District hợp tác với xưởng gốm Cẩm Hà để thực hiện bộ sản phẩm. Xưởng gốm Cẩm Hà do nhà văn Đoàn Minh Phương gầy dựng và phát triển trên nền tảng khai thác và phát triển kỹ nghệ làm gốm Việt Nam cổ truyền, sản xuất hoàn toàn thủ công. Bộ sản phẩm gốm Sadec District hợp tác với họa sĩ Lê Thiết Cương có 6 món: chén (bát) cơm, đĩa lớn, đĩa nhỡ, đĩa lót chén, tô canh, chén chấm. Các công đoạn sản xuất bộ sản phẩm gốm của Sadec District:
Một số hình sản phẩm có yếu tố sắp đặt trình diễn:
Đặc biệt mỗi sản phẩm gốm, bên cạnh logo của Sadec District còn có chữ ký của họa sĩ Lê Thiết Cương. Chúng tôi rất thích cách này, bởi nó thể hiện sự trân trọng với sản phẩm trí tuệ của người nghệ sĩ. Thông tin bộ sản phẩm, giá bán dự kiến: Ý kiến - Thảo luận
11:48
Sunday,19.4.2015
Đăng bởi:
lc
11:48
Sunday,19.4.2015
Đăng bởi:
lc
Đắt đấy, nhưng cách làm thật pro và khôn ngoan. Nền gốm men dong vê lam cũng hợp với chất art của tranh anh Cương. Mình thấy rằng nên thử dùng men mầu thắm ( như gốm Đông gia hoặc Lý nâu), và dùng dao khắc các chi tiết decor lên cốt gốm. Phần nung bị hở cốt màu sáng sẽ nổi trên nền men mầu, đẹp lắm. Đồ men nhạt màu vẫn gây cảm giác non, chưa đã, trừ phi độ được nước men và kiểu dáng đặc biệt riêng có, thì dòng sản phẩm mới được lên tầm. Bát đĩa vuốt tay của nhà gốm Chi đã phải pha màu men hồng cực nhạt, và vẽ loáng thoáng phóng túng...cũng là muốn ra kiểu riêng và cũng là một cuộc đua ngầm , giữa những người yêu Gốm...
Chị Thảo có tài hoa về xếp đặt. Nóng lòng ngóng đợi một Sa Đéc nữa, giữa lòng Hà Nội, chị nhé? (: Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp