Soi học

Bài học Chủ nhật: Những tiên nữ ác ôn kỳ 3 – Hoa thủy tiên và vì sao núi có “echo” 13. 05. 12 - 6:11 am

Pha Lê

 

.

 

Sau khi học về tiên nướctiên rừng, chúng ta vẫn còn phần tiên núi để khám phá. Nói chung thì tiên núi không có nhiều loại lắm, chủ yếu là chia theo vùng, theo núi thôi.

Napaea

Tiên thung lũng, có tuổi thọ khá lâu, nhưng ít được nhắc đến trong tích.

Oreades

Tiên núi nói chung, được phân loại theo mỗi vùng và mỗi núi. Ví dụ như tiên Nyseides thì sống trên núi Nysa. Nếu thuộc bài, các bạn sẽ nhớ rằng các nàng tiên Nyseides là người nuôi thần rượu Dionysus khôn lớn. Nhưng nổi nhất trong các nàng tiên núi không phải Nyseides, mà là nàng Echo.

Thế Echo là ai?

Theo nhà thơ Ovid (truyện về Echo thì có mỗi Ovid là kể đầy đủ nhất). Nàng là một tiên nữ sống trên núi Cithaeron ở Boiotia. Ngoài đẹp và dâm, như bao tiên nữ khác, Echo còn mắc bệnh… nói nhiều. Không ai bà tám bằng Echo, nên nàng được Zeus ưu ái giao cho một nhiệm vụ quan trọng: kìm chân Hera để ông rảnh rang giở trò mèo mỡ với các em chân dài.

Echo y lệnh, tối ngày đến Olympia để buôn dưa lê, bà thần Hera mải tám nên cũng quên canh me chồng. Một thời gian sau, Hera phát hiện được âm mưu của Zeus và Echo, bà nổi giận lôi đình, nắm đầu Echo ra xử phạt. Để trị tội nói nhiều, Hera nguyền rằng Echo sẽ không bao giờ trò chuyện như bình thường được nữa, mà chỉ có thể lặp lại lời của người khác. Thế nên chữ echo trong tiếng Anh còn có nghĩa là “vang vọng”. Đây cũng là cách người La Mã/Hy Lạp giải thích tại sao giọng nói chúng ta có thể vọng lại khi ta đứng trên núi.

Tác phẩm “Echo”, Alexandre Cabanel, 1874. Lúc này chắc Echo vừa bị Hera nguyền rủa xong, vẻ mặt nàng trông rất hoảng hốt, miệng há to như muốn nói chuyện nhưng không nói được. Thế là suốt đời Echo sẽ chẳng bao giờ buôn dưa lê được nữa.

 

Chán nản, Echo lui về ngọn núi của mình ở ẩn, nhưng lủi thủi một thời gian thì chàng Narcissus xuất hiện, hình như chàng mò tới ngọn núi của Echo để săn bắn. Narcisscus rất đẹp trai, đẹp lắm lắm, vừa nhìn thấy chàng là Echo chao đảo, bẽn lẽn chạy tới tỏ tình.

Nhưng Echo không biết rằng tính khí của Narcissus cộc cằn từ lúc mới sinh, chàng không biết yêu là gì và cũng chưa bao giờ yêu nổi ai. Narcissus cau có nhìn Echo, còn Echo chỉ biết đưa mắt nhìn lại chứ đâu mở miệng nói được. Một lúc sau, Narcissus đâm bực; đoán rằng nàng này thích mình, chàng quát tháo đuổi Echo đi, từ chối tình cảm của cô. Nàng tiên vốn đã trầm cảm vì mất giọng, nay lại bị từ chối tình yêu, thành thử nàng trở nên suy sụp hơn trước, cơ thể Echo từ từ tan biến đi, thứ duy nhất còn sót lại là giọng nói. Ovid kể thêm rằng giọng của Echo vẫn còn lẩn trốn đâu đó trong các dãy núi, liên tục lặp lại những câu từ của kẻ khác.

“Echo”, Guy Head, 1795. Họa sĩ vẽ cảnh Echo tan biến dần, trôi nổi lềnh bềnh như gió.

 

Sau khi Echo biến mất, Narcissus làm gì?

Nếu chiếu tiếp theo bản của Ovid, chàng đi săn một hồi thì đâm mệt, và chạy tới dòng sông gần đó múc nước uống. Narcissus trông thấy gương mặt của mình phản chiếu trên dòng nước, và bỗng dưng nổi cơn ‘yêu bản thân’ vì chàng thấy mình… đẹp trai quá. Đầu óc Narcissus trở nên mụ mị, chàng nhất quyết không rời con suối, tối ngày ngồi đó ngắm nghía chính mình đến mức quên ăn quên ngủ. Thế là chẳng bao lâu sau thì Narcissus chết đói chết khát, rồi giống như bao thanh niên đẹp trai trong tích Hy Lạp cổ, chàng biến thành hoa, cụ thể là hoa thủy tiên. Trong tiếng Anh, Narcissus có nghĩa là hoa thủy tiên, còn narcissistic có nghĩa ‘tự khen’ hoặc ‘tự cao’.

Tác phẩm “Echo và Narcissus”, John William Waterhouse, 1903. Narcissus đang ngắm nghía bản thân, còn Echo thì đang ngắm Narcissus. Đúng ra lúc này Echo phải ngỏm củ tỏi chứ không thể nhìn trộm như vậy, nhưng đa số họa sĩ đều vẽ Echo đứng rình cho nó có đôi, có cặp. Hình do bạn Hiếu Thiện có nhã ý đóng góp.


Tác phẩm “Echo và Narcissus”, Placido Constanzi, thế kỷ 18. Trong tác phẩm này thì Narcissus ra dáng thợ săn hơn, với giáo và chó giống. Echo đang rình mò sau lùm cây, bộ dạng rất giống mấy ông 35 rình gái.


“Echo và Narcissus”, Poussin, 1630. Vì yêu bản thân quá nên chàng trai lăn ra chết đói chết khát (nhưng cơ thể vẫn hồng hào nhỉ, không quắt queo tí nào), hoa thủy tiên bắt đầu mọc xung quanh Narcissus. Echo đang đứng dựa lưng vào vách đá, vẻ mặt không hề buồn? Poussin còn vẽ thêm Cupid cầm đuốc thắp lửa tình yêu, không biết tình yêu này là của ai? Echo dành cho Narcissus hay Narcissus dành cho bản thân?


“Narcissus và Echo”, Benjamin West, 1805. Họa sĩ này mượn tích vẽ tranh phong cảnh, mà phong cảnh cũng hơi màu mè. Ngoài Narcissus đang ngâm chân và Echo đang núp đằng xa, ông còn vẽ thêm cảnh thiên thần đua nhau tắm sông, chẳng ăn nhập gì ráo.


Tác phẩm “Echo” của Waterhouse này thì cực kỳ lạc đề, tả cảnh Echo tiếc nuối hái hoa thủy tiên sau khi Narcissus chết.

 

Nhưng tích này còn có một số bản khác, Narcissus chủ yếu chỉ được nhắc qua loa chứ không có tích dài dòng và cũng không dính gì tới Echo; Ovid là ‘thủ phạm’ trong việc kéo cao su câu chuyện, các bản (ngắn) còn lại như sau:

Theo Pindar, Narcissus có một cô em gái sinh đôi, chàng không yêu ai khác ngoài em gái (theo nghĩa loạn luân), nhưng cô em chẳng may chết vì tai nạn trong lúc đi săn. Narcissus buồn bã, lết tới dòng sông ngồi khóc. Chàng thấy gương mặt của mình phản chiếu trên dòng nước, thế là Narcissus tự tưởng tượng gương mặt của mình thành mặt của em gái (do hai anh em giống nhau y bong), thế là chàng ngồi đó ngắm bản thân cho tới chết, và biến thành hoa thủy tiên.

Theo Conon, Narcissus cũng khó ưa y như trong bản của Ovid. Ngày nọ, một thiếu niên tên Ameinias đến gặp Narcissus để tỏ tình, nhưng cậu bé bị Narcissus từ chối không thương tiếc. Đau khổ, Ameinias rút kiếm ra tự tử, nhưng trước khi chết, cậu xin thần thánh trả thù cho mình. Thế là nữ thần Nemesis (thần báo thù, công lý, luật pháp) dùng phép ếm cho Narcissus yêu chính bản thân khi chàng ra suối múc nuớc. Cuối cùng, Narcissus tự tử, và máu của chàng biến thành hoa thủy tiên.

Tác phẩm “Narcissus”, Adolf Joseph Grass, 1867. Ngoài dùng tích để vẽ các chàng trai xinh xắn, tranh về Narcissus cũng có ý phê phán những ai dám cho mình là nhất. Trò chụp ảnh tự sướng của mấy cô cậu thanh niên bây giờ chắc xuất phát từ đây.


“Narcissus”, Caravaggio, 1598. Chàng trai mải mê ngắm mình đến mức ngu muội. Tông màu tối khiến tác phẩm này trông u ám hơn tác phẩm ở trên, nhìn Narcissus một hồi là người xem sẽ thấy khó chịu.


“Narcissus”, do Dali vẽ vào năm 1937. Ngoài việc thuật lại tích và nêu ra những mặt xấu của chủ nghĩa tự sướng, Dali còn cho rằng nhờ Narcissus yêu bản thân mà trái đất mới có hoa thủy tiên (đang mọc trên quả trứng), ý nói tính cách này cũng không đến nỗi tệ.

 

Nhìn chung, dù là người hay thần hay tiên, ai cũng có vài tật xấu khó chữa.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

– Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

– Bài học thứ Tư: “Con ngựa gỗ thành Troy” hay cả thành bang tiêu tùng vì một tên lính quèn

– Bài học Chủ nhật: Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ

– Bài học thứ Tư: Athena giận khiến một rừng đàn ông khốn khổ

– Bài học Chủ nhật: Adonis và Venus – Chết vì… chỗ nhạy cảm của đàn bà

– Bài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại

– Bài học Chủ nhật: Con bò của Zeus – từ bò thành nữ hoàng Ai Cập

– Bài học Chủ nhật: Khi trò hiếp dâm của Zeus sinh ra… Châu Âu

– Bài học Chủ nhật: Prometheus bản I “do dân, vì dân”

– Bài học thứ Tư: Gặp tiên nữ, dại gì không ở lại

– Bài học Chủ nhật: Prometheus bản II – Lý do tại sao thế giới có đàn bà

– Bài học Chủ nhật: Phục Zeus quá – muôn hình vạn trạng khi đi chài gái

– Bài học Chủ nhật: Perseus giết Medusa – mặt xinh, hư hỏng, bản chất quái vật

– Bài học Chủ nhật: Perseus giải cứu Andromeda – gái đẹp là gái bị trói

– Bài học Chủ nhật: Những tiên nữ ác ôn – Kỳ 1: Ở biển, đại dương, và sông

– Bài học Chủ nhật: Những tiên nữ ác ôn kỳ 2 – Các tiên rừng và một chàng ngốc

– Bài học Chủ nhật: Những tiên nữ ác ôn kỳ 3 – Hoa thủy tiên và vì sao núi có “echo”

 

 

Ý kiến - Thảo luận

23:59 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  thai kim

Pha Lê ơi! hồi trước mình từ xem qua bức tranh “Narcissus”, do Dali vẽ vào năm 1937.(lLúc đó cũng chưa biết tranh nghĩa là gi), giờ xem lại thì hiểu thêm một chút nhưng vẫn không thể cảm nhận được gì, hiện thực ma thuật khó hiểu vậy sao? Bữa nào Pha Lê làm một bài về trườn
...xem tiếp

23:59 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  thai kim

Pha Lê ơi! hồi trước mình từ xem qua bức tranh “Narcissus”, do Dali vẽ vào năm 1937.(lLúc đó cũng chưa biết tranh nghĩa là gi), giờ xem lại thì hiểu thêm một chút nhưng vẫn không thể cảm nhận được gì, hiện thực ma thuật khó hiểu vậy sao? Bữa nào Pha Lê làm một bài về trường phái này nha, 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả