“The Filter” của Christina Mackie: thất bại trong việc nhuộm màu trí tưởng tượng
28. 04. 15 - 6:52 am
Minh Thảo dịch
Trong đợt mới nhất của chuỗi Commission (Các Tác phẩm Đặt hàng), Tate Britain, London đã trưng bày những tấm vải nhúng-nhuộm cỡ đại và những vật thể điêu khắc kì lạ. Nhưng mặc dù ban đầu nom rất ấn tượng, rốt cuộc tác phẩm này đã không thể kết nối được với quy mô của không gian trưng bày.
“The Filter” của Christina Mackie
Chín ống lụa và vải linen sặc sỡ dài 12m, treo ngay bên dưới những giếng trời ở nửa trước của gian trưng bày Duveen tại Tate Britain, gần như chạm mặt sàn. Bên dưới mỗi ống là một hồ nông có hình tròn đựng phẩm màu. Trước đó, mỗi chiếc ống đã được ngâm trong những hồ đó rồi được kéo lên cao bằng ròng rọc. Cảm giác như màu đang đổ xuống sàn mà cũng như đang vươn lên từ sàn, giống như những cuống hoa bách hợp. Cao tít phía trên đầu, những ống vải mở cong ra, gợi lên hình ảnh những cây kèn trumpet và những cái phễu. Hiệu ứng này bị phá hỏng một chút do một vài ống có phần hơi phức tạp, khiến vải trông như buông xuống từ một cái chao đèn Ikea.
.
Một số ống lủng lẳng nhúng trong hồ thuốc nhuộm, một số chỉ dừng ngay khi chạm mặt hồ. Những ống khác dừng lại ở cao hơn, như những vận động viên bơi lội sợ hãi không dám lao xuống. Sự phức tạp mang lại cho toàn bộ tác phẩm một cảm giác hay hay về một chuyển động bị chặn lại.
Những hồ nông đựng phẩm nhuộm là những mặt gương tối màu. Thật hay khi nhìn chằm chằm xuống bề mặt phản chiếu của chúng. Theo thời gian, màu nhuộm sẽ bắt đầu kết tủa. Bụi dần xuất hiện trôi nổi trên bề mặt như lớp váng trên mặt ao.
Nhúng-nhuộm… một góc nhìn khác của The Filter của Christina Mackie. Ảnh: Graeme Robertson
Tôi thích vẻ phù du, không hoành tráng trong The Filter của Christina Mackie, nhưng trí tưởng tượng của tôi không thể đi xa hơn với nó. Có hai yếu tố bổ sung trong tác phẩm của Mackie: một tại khu mái vòm – đã làm gián đoạn đường cong của không gian, và một tại không gian phía ngoài – đã làm giảm đi ý tưởng của cô thay vì phát triển nó. Có một vật thể nhìn như dụng cụ ở nhà máy hay phòng thí nghiệm được dựng bên cạnh chỗ mái vòm. Trông như có chủ ý, đó là một món kì cục, với màu sắc rực rỡ trẻ con của nền công nghiệp hiện đại, tương phản với những màu sắc dịu nhẹ hơn của vải nhuộm. Tôi không nghĩ nó chẳng có mục đích gì cả.
.
Ngoài phần này ra, sâu trong phòng trưng bày Duveen, (cứ như thể tất cả những điều vừa rồi chưa là quá đủ) là một cột gỗ tròn, mà khi bạn nhòm xuống dưới sẽ thấy trưng bày những khối thủy tinh nấu chảy. Màu sắc xoắn xuýt nhau qua kính, giống như những viên bi ve của trẻ con.
“Những khối thủy tinh nấu chảy, như những viên bi ve của trẻ con”… The Filter của Christinia Mackie. Ảnh: Graeme Robertson
Có lẽ chúng ta phải ngầm hiểu rằng những khối thủy tinh màu này được biến thành màu hoặc phẩm nhuộm bằng cái máy trong khu nhà vòm, rồi được dùng để nhuộm đống vải treo kia. Nhưng còn cái giàn căng vải. Có thể Mackie muốn chúng ta nghĩ về sự tương liên màu sắc, và về những triết gia – từ Newton tới Wittgenstein – những người đã suy ngẫm về sắc màu. Tôi thì nghĩ đến những tấm nylon đang phơi phía trên bồn tắm.
Chúng ta đã kỳ vọng quá nhiều vào những tác phẩm đặt hàng như thế này. Mark Wallinger tái hiện lại trại biểu tình hòa bình của Brian Haw trên Quảng trường Quốc Hội. Martin Creed để toàn bộ khoảng không gian trống, ngoại trừ những vận động viên chạy huỳnh huỵch. Fiona Banner treo một cái máy bay trong không gian, và với tác phẩm đặt hàng năm ngoái, Phyllida Barlow đã biến thành một mớ ngổn ngang. Nhận lấy này, cô nói với phòng trưng bày Duveen.
Tác phẩm của Mark Wallinger do Tate đặt hàng
Tác phẩm “Work No. 850” của Martin Creed do Tate đặt hàng có ý tưởng đơn giản sau: cứ 30 giây lại có một người chạy nhanh hết cỡ suốt gallery. Sau mỗi cuộc chạy là một đợt nghỉ có độ dài bằng nhau, như là những quãng nghỉ trong nhạc. Trong thời gian nghỉ đó, không gian gallery hoàn toàn trống trơn. Ảnh: Loz Pycock
Tôi cảm nhận được ở đây có âm vọng từ tác phẩm Monumentacủa Daniel Buren, được đặt hàng cho Grand Palais của Paris. Tôi lại nhớ đến sự tinh xảo cùng cực – gần như thành vô hình – ở một số tác phẩm của Fred Sandback (người đã vẽ trong không gian, đo đạc rồi kiểm chứng không gian, chỉ với những sợi len kéo căng). Nhưng tác phẩm của Christina Mackie lại không hoành tráng mà cũng không đủ khiêm tốn, có gì đó lan man và quá cầu kì.
Tác phẩm Monumenta của Buren
Tác phẩm của Fred Sandback
Không phải mọi nghệ sĩ đều thích hợp với loại quy mô này. Thách thức không chỉ nằm ở kích thước của phòng trưng bày Duveen. Thách thức còn ở tính trang trọng và trật tự, thứ mang lại cảm giác rất nam tính. Sẽ rất tốt nếu đi ngược lại (được) và đối lập (được) với điều đó. Được phát triển từ một tác phẩm mà Christina Mackie từng bày ở Chicago vào năm ngoái, The Filter là một thứ tranh trong không gian, nhưng nó mang lại cảm giác lơ lửng và quá phức tạp. Sự thích thú ban đầu cứ thế nhạt dần đi.
The Filter
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
14:57Wednesday,29.4.2015Đăng bởi: phó đức tùng
trông form hơi giống các loại condom dùng rồi vớt ở dưới ao lên ...xem tiếp
14:57Wednesday,29.4.2015Đăng bởi: phó đức tùng
trông form hơi giống các loại condom dùng rồi vớt ở dưới ao lên
...xem tiếp