|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & Bình“Mở” – nhưng mở như thế nào? 28. 08. 15 - 10:17 amBài viết của Đỗ Thu Hằng, ảnh do Phạm Huy Thông cung cấp.. Triển lãm “ We Open – Chúng Tôi Mở” của bốn họa sĩ trẻ Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Đình Vũ, Nguyễn Thế Hùng, Mai Huy Dũng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Với những chất liệu và cách thể hiện khác nhau, bốn họa sĩ trẻ muốn đưa tới người xem cái “mở” của cuộc sống cũng như cái “mở” của tư duy con người. Theo lời giới thiệu về triển lãm, “mở” ở đây là một khởi đầu của một chuyển biến, đánh dấu quá trình sang trang… “Mở” trong trường hợp này được hiểu là khái niệm trừu tượng, vô hình, lơ lửng. Theo đoán định của riêng tôi, với cách đặt vấn đề như thế triển lãm sẽ không đem lại cho người xem được một cái nhìn và một cảm giác “cùng kiệt” cực đoan nào. Tuy nhiên, series “Lợn” được vẽ bằng sơn dầu trên toan của họa sĩ trẻ Mai Huy Dũng lại đem tới cho tôi một cách nhìn riêng có chút “hơi cực đoan”. Lối vẽ của tác giả tương đối thú vị nhưng những tạo hình này lại chưa thực sự đem lại ấn tượng và ý nghĩa. Khi nhắc tới lợn là ai trong chúng ta cũng nghĩ tới một loài vật ngu si, đần độn và ham ăn… Chẳng những thế mà chúng ta có câu ví: “ngu như lợn”, ăn như lợn”… Nhưng theo khoa học chứng minh thì lợn là một loài thông minh, được con người thuần hóa từ lâu và là nguồn thực phẩm góp phần nuôi sống loài người. Ấy thế mà con lợn lại luôn bị loài người khinh thường, xếp hạng dưới nhiều loài vật nuôi khác. Đặc biệt, việc ví đối phương là “đồ con lợn” luôn là cách miệt thị nặng nề nhất trong mọi nền văn hóa. Nhìn lại tác phẩm của họa sĩ Mai Huy Dũng, ta lại thấy những con lợn ẩn trong con lợn đó là hình hài, là đường nét của con người. Những con người với ánh mắt đăm suy. Hình ảnh con lợn bao trùm bên ngoài của một con người, phải chăng tác giả muốn nói với chúng ta về một xã hội cực đoan, một xã hội đè nén và ngột ngạt, nơi con người bị tha hóa, biến chất hàng loạt. Không những vậy, con lợn tượng trưng cho tự nhiên, và hình ảnh con người tượng trưng cho loài người sống trong tự nhiên đó. Con người chúng ta đã và đang coi khinh tự nhiên và biến tự nhiên thành những thành phần miệt thị mà bản thân chúng ta tồn tại được là nhờ vào tự nhiên bao bọc. Tuy vậy, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, lai ghép giữa người và lợn cũng không còn là cách quá mới mẻ, cả trong văn học, điện ảnh hay mỹ thuật. Các tác phẩm vẽ lợn của họa sĩ Mai Huy Dũng cần có nhiều sự vận động hoặc tiến hóa hơn nữa để thực sự đem lại cho người xem những cảm nhận có giá trị.
Tác phẩm của ba họa sĩ còn lại đem tới cho tôi những cảm nhận thú vị hơn. Mỗi họa sĩ cũng đã chọn cho mình một phong cách riêng để tạo ra những bức tranh có tạo hình đẹp và đặt cho mỗi bức tranh trách nhiệm gánh lấy những giá trị nhân văn nhất định. Trước tiên phải kể đến “Nàng Duyên Dáng” được thể hiện bằng chất liệu Acrylic và vàng lá trên giấy dó bồi trên vải của họa sĩ Nguyễn Thế Hùng. Tác phẩm được tập hợp bởi những bức tranh nhỏ cùng tên, được thể hiện theo lối vẽ mang phong cách pin–up. Anh lấy ảnh người mẫu của những tờ áp phích, quảng cáo, tạp chí đời sống… kết hợp với những mô týp hình ảnh, hoa văn cổ trên những kiến trúc lịch sử của Việt Nam. Tác giả đã kết hợp hài hòa những yếu tố tưởng như dễ xung đột: hiện đại và truyền thống , tân thời và cổ xưa… Anh nói: “đối với tôi, sự hòa nhập và xung đột liên tục giữa các yếu tố truyền thống-hiện đại và sự ảnh hưởng tương hỗ của chúng làm ảnh biến đổi những giá trị cốt lõi” của cuộc sống cũng như văn hóa, con người, nghệ thuật và đặc biệt là đạo đức… Nguyễn Thế Hùng lấy đây là niềm trăn trở và động lực sáng tác.
Nguyễn Đình Vũ gửi gắm những thông điệp của mình qua phong cách siêu thực, tạo hình con người với cái đầu hình hộp vẽ theo lối mảng miếng đơn giản và chồng lấp xung quanh là cỏ cây, chim muông được thể hiện như những hoa văn cổ thường thấy trên gốm sứ. Phải chăng tác giả muốn nhắc người xem tới một hiện thực đang có của cuộc sống. Cuộc sống xã hội luôn luôn thay đổi và con người bị cuốn vào vòng xoáy của sự thay đổi, sự phát triển văn minh và đa chiều. Giữa những bộn bề cuộc sống, những đấu tranh giữa giá trị hiện đại và nhân tạo, giữa những lo toan đời thường, con người đã mất đi nhận diện bản thân. Một ngày nào đó, những bước chân tất bật sẽ phải dừng lại, vô thức chúng ta tự hỏi mình: chúng ta đang ở đâu giữa cái thế giới bao la rộng lớn này? Hướng sự quan tâm của mình tới đời sống bên ngoài thông qua việc tạo hình từ những cỏ cây, hoa lá, thủy sinh và những bộ phận trên cơ thể, Nguyễn Đức Hùng vẽ tranh với chất liệu bút sắt trên giấy và tạo hiệu ứng đậm nhạt bằng cách dụng công đan xen hàng ngàn đường nét đanh mảnh. Các tác phẩm của anh đã đem lại cho người xem một góc nhìn khác về một thế giới với nhiều cám dỗ và cạm bẫy bí hiểm chồng chéo lên nhau. Tính siêu tưởng trong tranh của Nguyễn Đức Hùng đem lại một cảm giác hòa hợp chưa từng có giữa các sinh vật của những thế giới khác nhau chẳng hạn như con người với động vât thủy sinh… Các chi tiết quái dị được tả tỉ mẩn, những sợi dây chằng chịt đan xen khi kết hợp với nhau lại tạo cho ta thấy một bố cục chung về một hình hài cụ thể. Mỗi bức tranh trong triển lãm là một gương mặt. Những gương mặt này vừa cân đối vừa xộc xệch bởi nó được cấu thành từ những yếu tố chẳng liên quan với nhau. Phải chăng đó là thế giới quan của Hùng về đời sống này?
Qua triển lãm “We Open – Chúng Tôi Mở”, các họa sĩ trẻ đã phần nào cho chúng ta thấy một xã hội đầy biến đổi, đời sống con người trở nên mông lung, mỏng manh hơn. Và sự phát triển của xã hội hiện đại, sự hời hợt đáng buồn của con người đối với tự nhiên làm thay đổi những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Ở một mức độ khiêm tốn, bốn họa sĩ trẻ khá thành công trong việc đem tới cho người xem “tư duy mở” về văn hóa, xã hội, đạo đức, con người. Con đường nghệ thuật đầy trắc trở và gian truân mà họ đang theo đuổi vẫn đang “mở” ở phía trước.
Ý kiến - Thảo luận
16:39
Sunday,30.8.2015
Đăng bởi:
Raumuong Noigian
16:39
Sunday,30.8.2015
Đăng bởi:
Raumuong Noigian
@thống và Thuốc lào: Chẳng hươu vượn tí nào. Đừng có chê vội, các bạn hãy làm một bài văn có đầu cuối như thế đi đã. Thử viết mà xem!
10:57
Saturday,29.8.2015
Đăng bởi:
Thuốc lào
@thống: Giống bài tập làm văn của học sinh phổ thông hơn :)
Còn cái anh MHD này, không hiểu với cái bút pháp tung ta tung tẩy và bảng màu "dân toọc" ấy anh ta định diễn tả điều gì?! Tự họa chăng?! Chí ít thì cũng phải như hai anh Hùng, dù chưa xuất sắc nhưng người ta còn thấy dấu ấn nghề nghiệp và một chút tư duy trong đó (tôi thích tranh của anh Hùng dưới hơn : ...xem tiếp
10:57
Saturday,29.8.2015
Đăng bởi:
Thuốc lào
@thống: Giống bài tập làm văn của học sinh phổ thông hơn :)
Còn cái anh MHD này, không hiểu với cái bút pháp tung ta tung tẩy và bảng màu "dân toọc" ấy anh ta định diễn tả điều gì?! Tự họa chăng?! Chí ít thì cũng phải như hai anh Hùng, dù chưa xuất sắc nhưng người ta còn thấy dấu ấn nghề nghiệp và một chút tư duy trong đó (tôi thích tranh của anh Hùng dưới hơn :) ). Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@thống và Thuốc lào: Chẳng hươu vượn tí nào. Đừng có chê vội, các bạn hãy làm một bài văn có đầu cuối như thế đi đã. Thử viết mà xem!
Một bài báo tốt, có thể gửi in ở bất cứ báo nào. Nhưng mình cũng đồ rằng bạn viết học Nguyễn Du, có chơi với mấy bạn họa sĩ, nên viết hay ho thế. Nhưng ngoài những liên tưởng giá trị xã hội có "văn tính" kia, đ
...xem tiếp