|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnGMO: Nếu không phải ác quỷ thì đừng núp bóng thiên thần 14. 09. 15 - 7:06 amVăn Lăng(SOI: Một trong những đề tài thời sự hiện nay là công nghệ biến đổi gien. Đó là thứ sẽ tác động đến cơ thể chúng ta, cơ thể con cháu chúng ta một cách trực tiếp nhất, mỗi giây phút, đầu tiên là qua đường thực phẩm. * Theo dõi các thảo luận về GMO, đồi đọc bài của bạn Hieniemic (không biết tuổi nên gọi bạn xưng tui, hy vọng không phiền, không phạm thượng), tui cũng công nhận rằng công nghệ thì tùy, lúc đúng lúc không đúng do người sử dụng. Nhưng như bạn Pha Lê (gọi là bạn luôn? Mất công bị liệt vô danh sách đen những người cố tình già hóa đội ngũ Soi?) lo lắng, tui cũng thắc mắc về tính năng thiên thần của GMO Bạn Hieniemic nói “Vấn đề làm sao để thế giới tốt đẹp hơn là một vấn đề phức tạp nên nó đòi hỏi một cách giải quyết phức tạp. Tại sao chúng ta lại cứ khư khư giữ cách giải quyết của mình mà bác hết những người khác. Theo em thấy, câu trả lời tốt nhất hiện giờ là chúng ta phải kết hợp các giải pháp lại với nhau. Một khi chưa kết hợp được như bây giờ, thì chúng ta đừng đứng hẳn về một phe để chống (các) phe còn lại, hy vọng cuối cùng chỉ còn một mình phe mình đứng trên chiến trường. Chúng ta nên đứng giữa để có cái nhìn đa chiều và rộng lượng hơn, để tất cả mọi người có thể chia sức cùng nhau giải quyết.” Tui cũng cho vậy, Nhưng như vậy thì cũng phải công nhận rằng cả GMO cũng chỉ là một phần của vấn đề lớn. Thế nên nếu lấy trẻ em châu Phi, giảm đói kém, giảm thuốc sâu, với chữa mù như bài đầu tiên của bạn để mà ủng hộ GMO thì tui cho là chưa thực hiện được nhiều trong hoàn cảnh bi giờ. Trước tiên tui thấy có vấn đề này… Sau vụ cỏ kháng thuốc, nông dân “ở bển” phát hiện ra sâu kháng GMO, hiện giờ bắp BT với đậu nành, cô tông BT đang có nguy cơ gặp loại sâu này. Như tui thấy bài này hoặc bài này có nói rằng sau một thời gian không phải xài thuốc, loại sâu kháng cái Bacillus thuringiensis đã xuất hiện, làm nông dân phải tăng lượng thuốc lên nhiều lần. Đẩy lợi nhuận của các công ty hóa chất lên đâu 50 rồi 70% vì dân mua ào ào để xịt chống sâu mới. Nghe hết hồn. Trước mắt nghe GMO bảo xài ít thuốc hơn thì hay, nhưng sau đó sinh ra nhiều thứ kháng lại cái GMO đó, phải dùng thuốc nhiều hơn, thì nói GMO làm giảm lượng thuốc vẫn chưa chính xác trong thời buổi bây giờ Cũng có lo ngại GMO sẽ sinh ra một vụ siêu sâu giống vụ siêu cỏ. Ban đầu xịt roundup là xong, giờ phải tính tới giải pháp xịt thứ có thành phần trong chất độc da cam mới trị được. Tui đang thắc mắc dù dùng liều lượng ít (cái chất 2,4-D gì đó), có thể không hại sức khỏe (ngay), nhưng dùng ít mà dùng hoài trong thời gian dài thì sao. Hay giả dụ người nghèo (thành phần đói kém mà GMO hướng tới) phải ăn hoài mấy thứ đó, lâu ngày tích tụ thì sao? Mà không hại người liền cũng sẽ hại cho côn trùng ong bướm; thấy không ổn. Theo thống kê của USDA thì tui thấy GMO với dòng BT của ông Mông-sạn-to có giảm được lượng hóa chất dùng gì đâu (*)
Bài của bạn Hieniemic có nhắc đến trẻ em châu Phi, tuy chưa ai dám nói hữu cơ sẽ cứu Phi châu, nhưng tui cũng không rõ GMO có cứu đói nổi không, nhất là trong thời buổi bây giờ. Mỹ là nước trồng nhiều GMO nhất đó, mà hơn 46 triệu người Mỹ đang đói. Không tin nổi, phải xem tới phim tài liệu mới tin, hình như là phim A place at the table. Mỹ là một nước trồng nhiều GMO nhất thế giới mà lại để dân, con nít của nó đói (!) Nên cái vụ cứu đói phải xem lại. Vấn đề hình như là độc canh, khiến nhiều vùng ở Mỹ không kiếm ra rau củ, trái cây mà chỉ có thực phẩm công nghiệp hoặc thực phẩm chế biến từ bắp, đậu GMO. Bà mẹ muốn con ăn cái gì nhìn giống đồ ăn là phải đi mấy chuyến xe buýt sang chỗ khác mua, vừa bất tiện lại tốn tiền, tốn xăng xe. Với lại thực phẩm chế biến càng ăn càng hại sức khỏe chứ không no được. Thấy mấy đứa con nít Mỹ mắc bệnh mãn tính đầy người, nào tiểu đường nào suy tim, van xin rằng “cháu đói” là nao lòng, rồi thấy tui vô duyên quá, con nít nước mình lo chưa xong. Mà hình như đa số thực phẩm GMO là dùng để chế tạo dầu, nuôi gia súc, làm thực phẩm chế biến chứ không phải để cứu đói. Dù cho cứu đói bằng thực phẩm chế biến đi nữa cũng phản tác dụng. Coi phim thấy tổ chức cứu đói ở Mỹ (vì nạn độc canh không có nhiều tiền) đành cứu bằng các món GMO chế biến như khoai chiên, bánh bắp, đồ hộp, thức ăn nhanh, khiến trẻ đã nghèo ăn vào chỉ thêm bệnh mà vẫn đói, bố mẹ lên tới tận Nhà Trắng khóc lóc cũng chẳng được gì.
Tui thấy đầu tiên phải bàn đến tiền. Công nghệ tốt tới đâu muốn nghiên cứu cũng phải có tiền, ai sẽ chi đây? Syngenta làm gạo vàng có ông Bill Gates, có Rockefeller bệ đỡ nên phát giống miễn phí. Nhưng không có thì phải làm sao? Ví dụ như không có ông Mông-sạn-to này, sẽ có ông Mông-sạn-nhỏ kia, và tui không điên tới mức bảo mấy ổng làm ăn vì nghĩa chứ đừng vì lời. Ông sạn-to đang tham lam, đáng lên án, nhưng làm sao để ông sạn-nhỏ khác có thể thế chỗ ông sạn-to sẽ không tham mà vẫn sống được, có tiền đặng làm ăn tiếp cũng là vấn đề cần bàn. Ông sạn-to có lũng đoạn, có độc canh, rồi hô hào không đúng sự thực và đem đồ đi làm dầu với cho gia súc ăn (thay vì cứu đói con nít) cũng là do phải làm vậy mới có lời. Chi bao tiền cho công nghệ để mà phát giống miễn phí thì sao lời nổi. Người muốn nghĩ tốt cho GMO bảo có siêu sâu kháng Bacillus thuringiensis thì đẩy mạnh công nghệ, ra giống GMO khác kháng được siêu sâu. Nhưng muốn cứ vài năm, ngay khi xuất hiện con siêu gì đấy, là sẽ có công nghệ mới ngay tức thì, đối phó ngay và luôn, thì tiền đâu? Nhà khoa học nào cũng phải nuôi con để con không đói, hoặc là họ giàu sẵn chứ không thể cứ cặm cụi nghiên cứu bằng tiền của chính mình. Ngay cả Syngenta mà không nhận giúp đỡ sẽ chưa chắc gì công ty này có khả năng phát gạo vàng miễn phí; họ cũng phải kiếm tiền chứ, sao cho không được Không thể dựa mãi vào các mạnh thường quân như tổ chức của Rockefeller hay Bill Gates. Đây phải là việc của các chính phủ mới dài lâu được. Cho nên nếu nghiên cứu GMO vì tương lai con em chúng ta thì cũng cần minh bạch về tiền, ai được lợi? công ty tư nhân nếu bỏ tiền bỏ sức ra làm thì vì lợi ích cộng đồng hay vì kiếm lời? Làm sao để công ty tư nghiên cứu kinh doanh GMO vừa có lợi về danh vừa có lời về tiền bach một cách chính đáng là việc khó nhưng mà nên minh bạch. Sản phẩm GMP cũng cần dán nhãn minh bạch khi ra thị trường.
Tui thấy GMO muốn nhận được ủng hộ và giúp đỡ thì đầu tiên nên nói thật. Người có tính tốt tính xấu nhưng muốn người ta thương, người ta ủng hộ thì cũng phải thật thà, chớ giả dối nói mình toàn tính tốt là hổng thương nổi. GMO không nên núp bóng thiên thần để nói rằng mình cứu đói, cứu trẻ suy dinh dưỡng châu Phi, Ấn Độ…, rồi nào là sẽ chữa mù cho trẻ suy dinh dưỡng, giúp thế giới dùng ít hóa chất theo kiểu chung chung. GMO khi ra ngoài chợ cần đeo biển nói rõ mình là GMO cho người ta có quyền lựa chọn. Có thể nói rằng trong tương lai GMO có khả năng giảm hóa chất, có thể chữa mù, giúp trẻ em suy dinh dưỡng, hoặc có thể làm được mấy việc trên trong một số hoàn cảnh, địa hình nhất định. Nhưng hiện giờ còn phải xem thêm về sự chuyện gien, về độ dinh dưỡng, về tiền chi cho nghiên cứu, về bản quyền giống, đừng cứ bịt mắt nhất nhất hô GMP chỉ toàn ưu điểm. Phải tìm cách sao cho cây không đẻ ra siêu sâu với siêu cỏ kháng thuốc để rồi bắt người dân dùng nhiều thuốc xịt trừ sâu hơn. Chưa kể những con siêu sâu đó lại lan sang các vùng trồng kiểu hữu cơ, không xài các thuốc mà GMO xài. Rồi phải thí nghiệm qua nhiều năm để đảm bảo việc này, đảm bảo đa dạng sinh thái, không độc canh. Tính xem tiền chi cho mấy thí nghiệm kiểm tra đó sẽ từ đâu ra. Bất cập chỗ nào hãy nhận bất cập chỗ ấy, để những ai muốn đứng giữa hay chung tay giúp còn hiểu được công nghệ đang cần gì, còn thiếu gì, và tìm cách ủng hộ. Mấy cái cứu đói, cho cả thế giới ăn, chữa mù… to tát quá, không cụ thể, khó hiểu, hiện giờ còn chưa hoàn toàn đúng sự thật, còn cần chính sách, kẻ áp dụng công nghệ đa số lại đi lợi dụng, bị Mông-sạn-to với Dow lũng đoạn tràn lan, trách sao nhiều người không muốn ủng hộ. * (*)ERROR 3 GM Scientists said that GM would reduce the amounts of pesticide used. Ý kiến - Thảo luận
21:07
Friday,18.9.2015
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Xuân Hương
21:07
Friday,18.9.2015
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Xuân Hương
Xin cảm ơn ban biên tập đã đưa chủ đề này đến độc giả. Em xin gửi thêm thông tin tham khảo để làm rõ hơn những điểm chưa đáng tin cậy của GMO. Bài báo này do một giáo sư viết nhưng không đi nhiều vào kỹ thuật nên có thể coi là dễ đọc đối với độc giả có chuyên môn không phải là nông nghiệp.
http://www.ask-force.org/web/Biotech-Biodiv/Altieri-Ecological-Impacts-Transgenic-2000.pdf Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
http://www.ask-force.org/web/Biotech-Biodiv/Altieri-Ecological-Impacts-Transgenic
...xem tiếp